eSports

eSports sẽ là miền đất hứa cho cả 1 thế hệ?

Chia sẽ

eSports không phải là một điều gì mới mẻ, nhưng bạn đã thực sự hiểu hết về lĩnh vực này?

eSports là gì?

Đây là khái niệm chỉ mới xuất hiện trong khoảng 10 năm trở lại đây nhưng đã cực kì nóng trong cộng đồng game thủ. Định nghĩa một cách đơn giản, eSports có nghĩa là “thể thao điện tử”. Tuy nhiên, bạn đừng nên nhầm lẫn giữa eSports và game thông thường. eSports là một nhánh của game nói chung, bao gồm các tựa game đối kháng, chiến thuật thời gian thực, bắn súng góc nhìn thứ nhất và MOBA. Và để giữ đúng tính chất của từ “thể thao” thì một game chỉ được coi là eSports khi bạn không thể đổ thật nhiều tiền vào để chiến thắng (Pay to win), và game đó cũng không phải mất phí để chơi (Free to play). Vì vậy, những trò chơi mang tính cày cuốc và nạp tiền để đứng top như MU, Kiếm Thế, Cửu Âm Chân Kinh,… không phải là eSports.

eSports

Starcraft không hẳn là miễn phí, nhưng vẫn xếp vào dạng eSports

Một số trường hợp ngoại lệ như StarCraft của Blizzard cần phải trả tiền mới chơi được ladder (tìm kiếm trận đấu với người chơi khác, nếu không chỉ chơi với AI hoặc chơi custom) nhưng vẫn được coi là eSports.

Vì sao eSports lại trở thành ước mơ của rất nhiều người chơi?

Môi trường cạnh tranh công bằng

Bạn đã từng nghe Beokaka trong Kiếm Thế? Tiền đã làm nên sức mạnh của anh ấy!

Bạn đã từng nghe Beokaka trong Kiếm Thế? Tiền đã làm nên sức mạnh của anh ấy!

Đây là lí do chính khiến game thủ – đặc biệt là những người chơi không khá giả. Với việc chơi miễn phí và không cần tiền để chiến thắng (bạn vẫn có thể nạp tiền để mua ngoại trang như trong LMHT, DotA 2 hay CS:GO nhưng không tăng sức mạnh của bạn), rất nhiều người chơi – ví dụ như ở Việt Nam gần chục năm trước, đã chán nản việc “ăn hành” đại gia ở trong MU hay VLTK và chuyển sang các game eSports – thời đó là DotA 1, để có thể chiến thắng bằng chính năng lực của mình.

Giải đấu được tổ chức liên tục với giải thưởng lớn

Tổng giải thưởng hơn 10 triệu USD của TI4!!!

Tổng giải thưởng hơn 10 triệu USD của TI4!!!

Đây chính là lí do chính mà nhiều người muốn trở thành một game thủ eSports chuyên nghiệp. DotA 2 có The International với tổng giải thưởng của mùa 4 vừa rồi lên tới hơn 10 triệu USD, LMHT với chuỗi giải đấu theo từng mùa ở mọi khu vực, ngoài ra còn rất nhiều giải đấu như IEM, Dream Hack,… tổ chức cho nhiều bộ môn khác nhau. Vì vậy, game thủ hoàn toàn có thể nuôi ước mơ làm giàu từ game với eSports.

Khoản tiền tài trợ hấp dẫn

Stream game cũng đem lại một khoản tài trợ không nhỏ.

Stream game cũng đem lại một khoản tài trợ không nhỏ.

Giống với lí do trên, nhưng đây là lí do khiến cho các game thủ có thể sống được nhờ game. Những giải đấu của LMHT được tổ chức rất thường xuyên, nhưng hầu hết các đội hạng 3 trở xuống đều phải ra về tay trắng (giải không chuyên), nhưng dù có thứ hạng cao hay không, các đội đều có được khoản tiền tài trợ đủ để trang trải cuộc sống từ quán net đại diện hay các nhãn hàng… Chưa hết, với các đội có uy tín, việc kí hợp đồng đại diện với một hãng kinh doanh phần cứng của máy tính hoặc một gaming tên tuổi khiến họ không phải lo về chi tiêu dù không giành được giải thưởng. Ở các game DotA 2, Starcraft II,… cũng tương tự.

Có thực sự dễ dàng như tưởng tượng?

Sự thật phũ phàng là không. Con đường trở thành một game thủ eSports chuyên nghiệp là chông gai và không hề dễ dàng, vì những lí do sau:

Bạn phải là một trong những người giỏi nhất

Dù không nhất thiết phải là người chơi giỏi nhất thế giới, bạn cũng cần phải trong top 1000, top 100,… và có một trình độ nhất định mới mong kiếm ra tiền từ eSports. Không phải ngẫu nhiên mà các nhãn hàng về game lại kí hợp đồng với một đội tuyển, mà do đội tuyển đó phải có thành tích xuất sắc gần đây hoặc có tiềm năng phát triển trong tương lai. Do vậy, bạn sẽ không thể đi theo con đường eSports nếu kĩ năng của bạn chưa đủ, thao tác tay của bạn chậm hoặc khả năng phán đoán kém…

Ảnh hưởng đến những việc khác

Gaming house luôn rất đẹp, nhưng bạn có muốn ngồi lì ở đó cả ngày?

Gaming house luôn rất đẹp, nhưng bạn có muốn ngồi lì ở đó cả ngày?

Khi đã bước chân vào con đường eSports, bạn khó có thể quay ngược lại. Nếu chỉ đọc trong các bài báo, bạn thấy các game thủ “sướng như tiên” khi ở trong các gaming house rộng rãi, lộng lẫy. Nhưng gaming house đó cũng là cái cũi giữ game thủ trong đó hầu như cả ngày. Có thể bạn chơi game 2-3 tiếng một ngày thì cảm thấy rất thích, nhưng nếu cường độ đó tăng gấp 3 hoặc 4 lần thì chưa hẳn bạn đã vui. Thời gian giành cho việc khác như thể thao, giao lưu bạn bè, gia đình hay yêu đương sẽ hạn chế đi rất nhiều. Việc học của bạn chắc chắn cũng không thể tiếp tục (nếu bạn đang mơ về một tương lai vừa học đại học, vừa thi đấu eSports), và sẽ là thảm hoạ thực sự nếu một ngày bạn chán nản với eSports và muốn buông bỏ, vì bạn đã bỏ quá nhiều thời gian vào đó và khó tìm được một công việc nào khác.

Áp lực từ gia đình

Hẳn là gấu cấm chơi game...

Hẳn là gấu cấm chơi game…

Đây chính là rào cản lớn nhất của mọi người khi hướng tới eSports. Hầu như mọi ông bố bà mẹ đều có ác cảm với game nói chung và eSports nói riêng, nên bạn khó mà nhận được một lời đồng ý từ gia đình. Nếu bạn đã có “gấu” hoặc lập gia đình riêng thì dù người yêu/vợ bạn có thể không phản đối, họ cũng không thể vui vẻ được mãi khi bạn giành rất nhiều thời gian cho eSports – nó mất nhiều hơn là 8 tiếng một ngày so với những-công-việc-bình-thường khác. Do đó, nếu muốn tham gia vào lĩnh vực này, bạn cần xác định rõ khả năng chịu được lời than phiền (thậm chí là bàn tán của mấy bà hay buôn chuyện gần nhà) của mọi người.

Dù sao, nếu bạn thực sự có đam mê, hy vọng bạn có thể bước đi trên con đường này một cách vững chắc.

>>>Dàn sao khủng Fnatic đột ngột xuất hiện trong LMHT

}

Tags: ,
Top 5 tướng bị thất sủng nhưng vẫn đáng để chơi trong LMHT
Bùng cháy cùng sự kiện mừng 1 tuổi FIFA Online 3

Giftcode

Game Mobile

Game Online

Game PC

eSports

Có Thể Bạn Quan tâm

Menu