eSports

‘Nhờ Faker, Esports mới có cơ hội trở thành bộ môn tranh Huy chương tại ASIAN Games 2022’

Chia sẽ

Truyền thông Trung Quốc khẳng định rằng, tầm ảnh hưởng của Faker chính là nguyên nhân cốt yếu khiến vị thế của Esports được nâng tầm.

Đại hội thể thao Châu Á Hàng Châu 2022 là sự kiện thể thao lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Olympic. Sự kiện này sẽ được tổ chức tại thành phố Hàng Châu, Trung Quốc vào năm 2022. Và đối với những game thủ trên toàn thế giới, đây sẽ là một sự kiện vô cùng đặc biệt, khi lần đầu tiên trong lịch sử, Thể thao điện tử trở thành bộ môn thi đấu tranh Huy chương chính thức tại một sự kiện thể thao cấp châu lục.

Vào ngày 30/11 vừa qua, cổng thông tin của Văn phòng Báo chí quảng bá thành tựu Quốc Vụ Viện (Chính phủ) Trung Quốc, đã đăng tải một bài viết nhấn mạnh về cột mốc đặc biệt này, trong đó, trang tin này cho rằng chính tuyển thủ Liên Minh Huyền Thoại người Hàn Quốc – Lee “Faker” Sang-hyeok, là lý do cốt lõi để Hội đồng Olympic châu Á (OCA) đồng ý phê duyệt việc đưa Esports trở thành bộ môn chính thức.

‘Nhờ Faker, Esports mới có cơ hội trở thành bộ môn tranh Huy chương tại ASIAN Games 2022’ faker jpg 1638500594 74

Cơ quan phát ngôn của Chính phủ Trung Quốc cho biết: “Faker không chỉ là một game thủ chuyên nghiệp, anh ấy còn là nhân vật đã đưa việc thi đấu game trở thành một lĩnh vực hoạt động, với tên gọi ‘thể thao điện tử’. Việc phê duyệt Esports trở thành bộ môn tranh Huy chương tại ASIAD Hàng Châu 2022 xuất phát từ ảnh hưởng tích cực và hiệu ứng công chúng mà Faker đã xây dựng được với tư cách một tuyển thủ chuyên nghiệp trong nhiều năm qua.”

Theo đánh giá này, việc Faker sở hữu tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài khuôn khổ ngành game, trở thành “Tứ đại quốc bảo” của Hàn Quốc, cùng danh tiếng vươn xa trên khắp thế giới, đã cho thấy một thực tế rằng, Thể thao điện tử – Esports có đủ mọi tiềm năng để phát triển thành một bộ môn thi đấu – giải trí mang lại giá trị chuyên môn lẫn thương mại tương đương các môn thể thao truyền thống.

Bên cạnh đó, sự cuồng nhiệt và sức hút của các giải đấu lớn như LMHT, DOTA 2 là thứ khiến Hội đồng Olympic châu Á đặc biệt lưu tâm, khi mà các khán đài cuồng nhiệt tại những sự kiện mang tầm vóc thế giới của Esports thực sự không thua kém bất kỳ môn thể thao truyền thống nào khác, thì người ta có lý do để tin rằng nếu được trao cơ hội phát triển như một môn thể thao truyền thống, sức lan tỏa và ảnh hưởng của Esports sẽ còn lớn mạnh hơn nữa.

‘Nhờ Faker, Esports mới có cơ hội trở thành bộ môn tranh Huy chương tại ASIAN Games 2022’ faker 2 1638500663 27

Thậm chí, xét trên một số khía cạnh khác, việc Thể thao điện tử trở thành trào lưu của thế giới 4.0 là minh chứng cho thấy xu hướng phát triển của thời đại công nghệ, và việc biến Esports trở thành một bộ môn thể thao được công nhận, một môn thể thao mới biểu trưng cho thế giới số, là một hướng đi đầy triển vọng của các đại hội thể thao châu lục và thế giới, khi công nghệ đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hiện nay.

Xem thêm: LMHT: ‘Nàng Seraphine Việt Nam’ tái xuất với màn cosplay Katarina đẹp ‘phồn thực’ đến khó cưỡng

}

Tags: , , , , , , , ,
Liên Minh Tốc Chiến được Apple vinh danh là ‘Game cho iPhone của năm’
LMHT: Sofm và Flandre tái hợp cùng đội hình Snake Esports tại All Star LPL 2021

Giftcode

Game Mobile

Game Online

Game PC

eSports

Có Thể Bạn Quan tâm

Menu