eSports

Những vụ bán độ nổi tiếng nhất lịch sử làng eSports

Chia sẽ

Tổng hợp về những phi vụ bán độ được phanh phui trong những năm vừa qua của làng eSports thế giới. Đây cũng là một bài học, một lời cảnh tỉnh cho những ai đã và đang là những game thủ chuyên nghiệp.

Bán độ StarCraft – Vết nhơ của làng eSports Hàn Quốc

Nếu bạn là một fan hâm mộ của tựa game chiến thuật nối tiếng của Blizzard thì không thể không biết vụ bán độ nổi tiếng này. Bởi đây là vụ bán độ được đánh giá là vết nhơ lớn nhất trong làng eSports Hàn Quốc. Tất cả những người có liên quan đến vụ bán độ này lại chính là những game thủ cực kì nổi tiếng thời kì đó nhưng chỉ cái lợi trước mắt, họ đã tham gia vào đường dây bán độ, dàn xếp tỉ số nhằm kiếm lợi nhuận cho nhà cái và nhận hoa hồng.

img-1274172270-2

Theo thống kê thì có tới 16 người bị buộc tội trong việc dàn xếp tỉ số các trận đấu Star Craft, trong đó có 11 game thủ bao gồm cả những game thủ đã nghỉ thi đấu, 3 kẻ môi giới và 2 cá nhân khác sử dụng thông tin để đặt cược.

matching-fix-starcraft

Theo luật pháp Hàn Quốc thì những người bán độ sẽ được phép giữ bí mật tên tuổi nhưng cộng đồng không phải là những “con gà khù khờ”. Chỉ sau đó không lâu, cộng đồng đã đưa ra một danh sách đen về những game thủ bán độ, trong đó có những cái tên nổi tiếng nhất StarCraft Hàn Quốc lúc bấy giờ như Savior, Upmagic, Yellow, Justin, Luxury…

Đây là vụ bê bối lớn nhất trong lịch sử thể thao điện tử Hàn Quốc cũng như sự thất vọng của người hâm mộ vào ban tổ chức vì đã để cho những game thủ được mệnh danh là chân chính tham gia vào những vụ bán độ này.

Scandal bán độ của RoX.KIS tại giải Dota 2 StarLadder

Trong năm 2013, cộng đồng Dota 2 cũng phải giật mình vì vụ bán độ có 1 không 2 của đội trưởng RoX.KIS khi chấp nhận thua cuộc để lấy về 322 USD.

RoxKiS

Trong trận đấu với zRage, RoX.KIS đã có những phong thái thi đấu rất đáng ngờ, đặc biệt là Solo. Khi anh liên tục có những pha xử lý cá nhân, thể hiện và đặc biệt là luôn thiếu sự phối hợp với đồng đội một cách “ngờ ngệch”.

IP

Ngay sau đó, ban tổ chức đã nhanh chóng bị phanh phui, bởi theo ghi nhận của hệ thống cá cược trận đấu thì tài khoản bid trên web tuy không phải là tài khoản của Solo, nhưng IP hệ thống ghi nhận thì lại trùng với địa chỉ IP của Solo. Tiếp đến là việc tiền thắng cược được chuyển thẳng đến tài khoản webmoney của Solo.

Với hành vi bán độ trắng trợn như thế này, Solo cùng các thành viên của mình sẽ phải chịu những hình phạt thích đáng nhất của ban tổ chức.

Những hình phạt đó bao gồm:

  • Cấm thi đấu vĩnh viễn đội trưởng Solo khỏi hệ thống giải StarLadder và mọi sự kiện có liên quan.
  • Cấm thi đấu team RoX.KIS trong thời gian 1 năm.
  • Cấm thi đấu 3 năm trong hệ thống giải StarLadder đối với các players Stanislav ‘BzzIsPerfect’ Glushan, Vladimir ‘Yol’ Basov, Andrey ‘Dread’ Golubev.
  • Ngoài ra JoinDota cũng đang xem xét cấm thi đấu RoX.KIS đối với tất cả các giải có liên quan đến tổ chức này như The Defense, Bigpoint Battle, Eizo Cup, jD Masters …

Game thủ LMHT nhảy từ lầu 12 tự tử vì bị ép bán độ

Trong ngày 13/03/2014, một game thủ người Hàn Quốc của đội AHQ Korea là “Promise” Cheon Min Ki đã nhảy lầu tự tử. Qua điều tra ban đầu thì việc anh tự tử có liên quan đến việc đội anh bị ép bán độ trong giải đấu StarCraft 2.

promise-G4V-test1

Trước khi nhảy lầu tự sát, Promise có để lại bức di thư ở 2 nơi, một là ở trên trang cá nhân và một là trên diễn đàn LMHT của Hàn Quốc. Tất cả đều là những lời thú tội về việc bán độ của AHQ Korea trong giải đấu LoL Champion Spring 2013 dưới sự chỉ thị của giám đốc No Dea Chul.

Trích dẫn lời nói của anh trong đoạn di thư anh để lại trên trang cá nhân của mình anh có nói rằng; “…Cũng đã lâu rồi tôi mới viết lên trang cá nhân của mình, nhưng lần đăng này lại là một tin không hề tốt chút nào. Tôi thành thật xin lỗi mọi người. Chỉ 5 phút sau khi tôi viết xong bài viết này ….. tôi sẽ ra đi… Tôi không còn chút tinh thần nào để gửi những lời lẽ thân thương đến cho gia đình và bạn bè mình chút nào nữa. Tôi muốn được giải thoát khỏi mọi thứ. Bởi tôi có liên quan đến một vụ dàn xếp tỉ số trước đây … Và đó là LoL. Dù thế nào đi nữa tôi cũng phải nói rõ ràng 1 điều rằng… Đó chỉ đơn giản là một ham muốn nhất thời… Tôi sẽ mang tất cả tội lỗi của mình xuống nấm mồ.. Lúc này đây, đứng trước nấm mồ của mình tôi sẽ vạch trần tất cả…”.

Sau đó anh quyết định tự kết liễu cuộc đời mình khi nhảy từ tầng 12 xuống, nhưng rất may “thùng rác” ở nhà kho bên dưới đã cứu anh. Qua các vụ việc bán độ gần đây của Hàn Quốc, chúng ta có thể thấy rằng vấn nạn bán độ đang dần dần trở thành một vấn đề nhức nhối của đất nước giải trí Hàn Quốc này.

Next.kz bị loại khỏi giải CIS Carnage vì nghi vấn bán độ

Cũng trong đầu năm nay (2014) cộng đồng Dota 2 lại nghe tin về Next.kz bị loại khỏi giải đấu CÍ Carnagae vì nghi vấn bán độ.

Theo rất nhiều trang eSports đăng tải, thì có một số người đã đòi lại tiền của mình ngay sau khi trận đấu kết thúc. Việc này buộc đội ngũ trọng tài của giải đấu phải xem xét lại quá trình thi đấu của các game thủ.

next-bi-loai-khoi-giai-cis-1

Cuối cùng họ đã hủy việc cá độ của trận đấu đó. Ngay sau đó là thông báo ngay của ban tổ chức CIS Carage và cuối cùng Next. Kz đã bị loại khỏi giải đấu lần này.

Một hành vi đáng thất vọng của các thành viên tham gia thi đấu của đội Next.kz. Mặc dù chỉ là nghi vấn nhưng những gì mà cả 2 đội thể hiện trong giải đấu lần này không khỏi làm người xem và người tham gia đặt cược phải thất vọng.

Đội CS:GO Việt Nam dính bán độ cho Trung Quốc

Trong ngày 11/5 vừa qua, cộng đồng CS GO của việt Nam được một phen dậy sóng khi hay tin đội tuyển Legends  bán độ cho đội tuyển Tyloo của Trung Quốc.

bandofix-anh6bandofix-anh5bandofix-anh4bando-anh1

Vụ việc này được HuyAK (vốn là một thành viên trong team Legends) tố cáo và đưa lên facebook. Tiếp sau đó liên tục là những pha ăn miếng trả miếng của các thành viên trong Legends. Trong những ngày vừa qua, TuKoN cũng có lên tiếng về nghi vấn bán độ lần này của đội tuyển. Anh cũng có nói rằng việc bán độ là không có, và bên mình chỉ tự cược cho mình thua mà thôi.  Tuy nhiên, với những hình ảnh và minh chứng rõ ràng đến từ phía HuyAK thì cộng đồng tiếp tục đặt một dấu hỏi lớn về vụ lên tiếng này của TuKoN.

Tạm kết: 

Thắng và thua là một chuyện thường thấy trong thể thao nhưng chỉ vì những cái lợi trước mắt mà họ chấp nhận bỏ đi danh dự của bản thân để bán độ. Đây là một trong những vấn nạn không chỉ ở riêng mỗi quốc gia nào nhưng qua bài viết lần này, người viết chỉ mong muốn các game thủ chuyên nghiệp hãy thực sự coi trọng danh dự của bản thân và lòng tin của người hâm mộ hơn, đừng vì cái lợi riêng trước mắt mà bán đi phẩm giá của mình.

}

3Q Củ Hành: Code Củ Hành Thân Thiện tháng 5 tại CSM Click
Dota 2: Ngôi vương The International 4 sẽ về tay ai?

Giftcode

Game Mobile

Game Online

Game PC

eSports

Có Thể Bạn Quan tâm

Menu