Game Mobile

Vì sao các game ngày càng xa rời cửa hàng ứng dụng Android, iOS?

Chia sẽ

QUỐC TẾ_ Hội nghị Hợp tác mở rộng ngành công nghiệp game mobile Trung Quốc do Nhân Dân nhật báo tổ chức đã diễn ra bàn về nhiều vấn đề ngành game di động.

Các thương hiệu như Huawei, OPPO, vivo, Xiaomi, TapTap và các kênh khác cũng như nhiều nhà phát triển là Tencent, NetEase, IGG, v.v. đã cùng nhau thảo luận về một số vấn đề phát triển trong ngành công nghiệp trò chơi trong khuôn khổ hội nghị diễn ra ngày 07/04.

Hội nghị bàn về vấn đề vì sao các game ngày càng xa rời cửa hàng ứng dụng Android, iOS mới đây

Hội nghị bàn về vấn đề vì sao các game ngày càng xa rời cửa hàng ứng dụng Android, iOS mới đây

Các khách mời đã xác nhận và đồng tình ngành công nghiệp game đang ở thời điểm quan trọng của sự phát triển. Với sự khuyến khích và hướng dẫn của các chính sách của chính phủ, ngày càng nhiều công ty game chú ý đến nội dung sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng game.

Một vấn đề được hội nghị nêu ra ngay từ đầu chương trình là vì sao các game không còn mặn mà phân phối trên cửa hàng ứng dụng như Google Play, App Store hay ngay cả cửa hàng nội địa của Trung Quốc như AppGallery (Huawei), Xiaomi App Store (Xiaomi)…

Trong đó hai tựa game đình đám ở Trung Quốc ở phạm vi quốc nội và nước ngoài là Genshin Impact (miHoYo) và Rise of Kingdoms (Lillith Games) đều không chọn kênh phân phối là các store. Lý do chính cho điều này là các nhà làm game không muốn chia sẻ doanh thu với kênh phân phối. Họ thấy rằng ông chủ các kệ ứng dụng này luôn đòi hỏi tỉ lệ phân chia cao.

Các nhà phát triển luôn lo ngại nhất vấn đề ăn chia, vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và kế hoạch đầu tư của họ cho các dự án game.

Nhưng dường như trong vấn đề này TapTap lại xử lý theo một cách khác. Ông Huang Yimeng, CEO X.D Network (chủ quản TapTap), cho biết, việc hợp tác giữa TapTap và các nhà phát triển tương đối đơn giản.

Ông Huang Yimeng - CEO TapTap phát biểu tại hội nghị

Ông Huang Yimeng – CEO TapTap phát biểu tại hội nghị

TapTap không thu phí phân phối game trên cửa hàng ứng dụng. Điều này cho phép các nhà phát triển game tiết kiệm chi phí cho nội dung sáng tạo và đổi mới. Đây cũng là sự trợ giúp trực tiếp của TapTap đối với toàn bộ các nhà sản xuất trong ngành công nghiệp trò chơi.

Vào tháng 02, Giám đốc điều hành NetEase Ding Lei đã thẳng thừng tuyên bố trong hội nghị về doanh thu game rằng tỷ lệ kênh phân phối game Android của Trung Quốc thu phí đắt nhất trên thế giới, cao tới 50%, cao hơn cửa hàng Apple khi chỉ 20%.

Nếu ai còn nhớ ví dụ điển hình cho mâu thuẫn ăn chia lợi nhuận giữa nhà phát triển và kênh phân phối chính là cuộc chiến ngay đầu năm giữa GTencent và Huawei. Theo báo chí, nguyên nhân là do game Call of Duty Mobile chuẩn bị phát hành song 2 bên không đạt được thoả thuận về doanh thu ăn chia nên Huawei đình chỉ tất cả game của Tencent.

Trong xu thế này, các kênh phân phối của Apple và Google đã chủ động “xuống nước” giảm tỉ lên ăn chia để giữ chân các nhà phát triển.

Có thể nói, trong thị trường game hiện tại, vai trò của kênh phân phối Android vẫn khó có thể thay thế. Các bên chỉ cùng phát triển khi đạt được thoả thuận vừa lòng 2 bên. Đây cũng chính là sự khôn khéo trong kinh doanh.

}

Tags: , , ,
Free Fire đã vượt mặt PUBG Mobile
Tại sao Gaming Phone khó có thể nào so được với Handheld?

Giftcode

Game Mobile

Game Online

Game PC

eSports

Có Thể Bạn Quan tâm

Menu