Game Online

Những sự thật về cái gọi là Game miễn phí

Chia sẽ

Bạn yêu thích những tựa game miễn phí nhưng đòi hỏi kỹ năng cao độ nếu muốn giành chiến thắng? Liệu những tựa game đó có thực sự tồn tại?

Trước hết, phải khẳng định rằng, câu trả lời cho câu hỏi trên là KHÔNG. Vì nếu không có những nguồn thu nhất định, các NPH sẽ không thể duy trì một sản phẩm game miễn phí phục vụ cộng đồng. Tuy nhiên, nếu sử dụng những biện pháp hút máu một cách thái quá, người chơi sẽ ngay lập tức có những phản ứng tiêu cực ảnh hưởng đến chính sự sống còn của tựa game đó.

Có rất nhiều những phương pháp “tinh vi” mà các Nhà sản xuất game sử dụng để “đánh lừa” người chơi trả phí mà vẫn tưởng rằng mình đang chơi 1 tựa game đòi hỏi kỹ năng. Bài viết này của trang tin game Game4V sẽ tìm hiểu 3 trong số rất nhiều phương pháp đó.

Game “Kỹ năng” hay Game “Trả tiền” ?

Như chúng ta đã nói ở trên, người chơi rõ ràng là thích Game “kỹ năng” (skill game) hơn Game “trả tiền” (money game). Việc các NPH cần làm đó là “ngụy trang” một Game “trả tiền” thành Game “Kỹ năng”. Quá trình này thiết kế càng hoàn hảo bao nhiêu, người chơi càng dễ trả tiền bấy nhiêu!

Game miễn phí

Lấy ví dụ với Candy Crush Saga – một sản phẩm được thiết kế cực kỳ tinh xảo trong vấn đề này. Với những màn chơi đầu tiên, người chơi có thể vượt qua một cách rất đơn giản mà không mất bất kỳ chi phí nào. Các màn chơi tiếp theo sẽ có độ khó tăng dần. Người chơi sẽ cảm thấy hạnh phúc khi họ vươn lên bằng chính kỹ năng của mình.

Tuy nhiên, khi người chơi “đã bị đánh dấu là người trả tiền”, thì độ khó của game tăng lên rất nhiều, và game chuyển từ game kỹ năng sang game trả tiền vì sự lên cấp phụ thuộc chủ yếu vào “các hỗ trợ có trả phí” chứ không phải kỹ năng của người chơi nữa.

Nếu khoảng thời gian chuyển đổi từ game kỹ năng sang game trả tiền được làm đủ tinh tế, não bộ của khách hàng sẽ rất khó khăn nhận ra luật của game đã thay đổi: game họ chơi đã trở thành “game làm tiền”. Nếu được hoàn thiện một cách khéo léo, khách hàng sẽ trả tiền nhiều hơn mà vẫn nghĩ rằng họ đang chơi game kỹ năng và “chỉ cần 1 chút giúp đỡ bằng tiền thật thôi”.

“Cướp” phần thưởng!

Đây là cách nói tương đối nặng nề của một phương pháp trả phí rất hữu hiệu trong Game Online. Theo các nghiên cứu khoa học, con người đặc biệt ghét việc mất đi những gì đang có. Đây chính là điểm cốt lõi mà phương pháp “Cướp” phần thưởng hướng đến.

Ví dụ lần này được xem xét với Puzzles And Dragons – một tựa game mobile nổi tiếng của Nhật Bản đã phát hành tại Việt Nam với tên gọi Xếp Rồng Soha. Trò chơi này về cơ bản chỉ là vượt qua các phụ bản Dungeon và nhận được phần thưởng. Đối với người chơi, việc vượt qua các Dungeon được cho rằng “chỉ dựa trên kỹ năng”. Và điều đó là chính xác với những cấp độ đầu tiên.

Game miễn phí

Tuy nhiên, khi người chơi cảm thấy đủ thoải mái với việc “vượt Dungeon dựa trên kỹ năng” thì độ khó của game tăng đột biến và ngay lập tức, nó thành game trả tiền. Điểm tinh xảo ở đây nằm ở chỗ, người chơi sẽ vượt qua được vài đợt quái vật đầu tiên và nhận được những phần thưởng tương ứng.

Đợt quái vật cuối cùng sẽ có một con boss với sức mạnh khủng khiếp khiến người chơi thường bị hạ gục. Sau khi thất bại, người chơi sẽ nhận được thông báo sẽ bị mất hết những vật phẩm đã dành được trước đó, chưa kể đến 1 mớ lực hoạt động để mở ra Dungeon. Lúc này người chơi sẽ đứng trước lựa chọn trả phí để giữ lại các vật phẩm đó hoặc mất toàn bộ. Đối với bộ não, việc mất những gì vừa đạt được, lại mất cả thời gian nữa là điều rất khó chịu, và chỉ có trả tiền mới xoa dịu được nỗi khó chịu và đau đớn đó.

Hỗ trợ “Cứng” và hỗ trợ “Mềm”

Game trả tiền về bản chất là thúc đẩy việc bán những sản phẩm hỗ trợ. Có 2 dạng sản phẩm hỗ trợ: Hỗ trợ “Cứng” là những hỗ trợ sử dụng vĩnh viễn còn hỗ trợ “Mềm” là kiểu hỗ trợ sử dụng lần.

Game miễn phí

Trong những game trả tiền “tinh xảo” thường có tính năng xã hội, tính năng xã hội này được sử dụng như một thứ để khoe mẽ “kỹ năng” (thực ra là tiền) của bạn cho những người chơi khác. Bạn sẽ phải cố gắng (trả tiền) ngày càng nhiều để vượt qua những người bạn giỏi (trả tiền) hơn bạn!

Tạm kết

Dù sao thì mục đích của chơi game là mang lại niềm vui, sự thỏa mãn cho bạn. Thậm chí việc trả tiền để mua được những giá trị đó cũng là điều hoàn toàn xứng đáng. Người chơi không nên có tâm lý kỳ thị hoặc định kiến đối với các NPH Game Online vì họ chính là người cố gắng mang lại những niềm vui đó một cách khéo léo nhất!

Bài viết được hoàn thành dựa trên những chia sẻ của tác giả: Tùng Micheal. Chân thành cảm ơn anh!

>>> Cùng tìm hiểu những khó khăn của các NPH Game tại Việt Nam

}

Tags: , , , , , , , ,
Review gameplay mới của FIFA Online 3: Sự trở lại của lối đá ban bật
Naruto Game5: Sự trở lại của Nhẫn Giả

Giftcode

Game Mobile

Game Online

Game PC

eSports

Có Thể Bạn Quan tâm

Menu