Có những đứa con mà Ubisoft đã quên lãng sau rất nhiều năm ra mắt, hãy cùng điểm qua 4 tựa game đỉnh của Ubisoft mà chưa rõ tương lai của chúng sẽ ra sao.
Ubisoft Entertainment là một hãng chuyên phát hành và phát triển game đa hệ máy, thành lập năm 1986 với trụ sở đặt tại Montreuil-sous-Bois, Pháp. Từ đó đến nay, Ubisoft đã cho ra mắt game thủ rất nhiều tựa game mà trong số đó, không ít tựa game đã trở thành huyền thoại. Thế nhưng, cũng Có những đứa con mà Ubisoft đã quên lãng sau rất nhiều năm ra mắt, hãy cùng điểm qua 4 tựa game đỉnh của Ubisoft mà chưa rõ tương lai của chúng sẽ ra sao.
Beyond Good & Evil
Năm 2003, ngay sau khi Ubisoft khẳng định được tên tuổi của mình với hàng loạt các tựa game chất lượng, họ đã bắt tay vào sản xuất một tựa game mà giờ đây đã trở thành một huyền thoại, một tượng đài của Ubisoft. Không phải tựa game nào khác, đó chính là Beyond Good & Evil. Với một chủ đề hoàn toàn mới lạ và được xây dựng theo thể loại phiêu lưu pha trộn hành động, Beyond Good & Evil thật sự tạo nên nét riêng biệt để có thể cạnh tranh và tồn tại trên thị trường. Beyond Good & Evil cũng đánh dấu sự ra đời của một loại engine mới mang tên JADE,được đặt theo tên nữ nhân vật chính trong game. Engine này mang lại một đồ họa rất đẹp và tươi mới, một môi trường đa dạng với vô số loài sinh vật sống động hay những khung cảnh tuyệt đẹp bất chợt hiện ra.
[fresh_youtube url=”https://www.youtube.com/watch?v=Wg4CDpo0aw0″]
Câu chuyện trong Beyond Good & Evil bắt đầu khi hành tinh Hyllis, nơi cô gái trẻ Jade cùng ông bác lợn Pey’j sinh sống bị xâm lược bởi chủng tộc DomZ, lực lượng tinh nhuệ Alpha xuất hiện ngăn chặn nhưng ý đồ của chúng cũng không hề tốt đẹp. Với sự thông minh lanh lợi, Jade đã gia nhập vào “Mạng lưới IRIS”, một lực lượng kháng chiến có mục tiêu chống lại chủng tộc DomZ xâm lược cũng như vạch trần bộ mặt xấu xa của lực lượng Alpha. Gameplay của Beyond Good & Evil phải nói là tuyệt đỉnh, Ubisoft đã vay mượn từ khá nhiều ý tưởng từ các tựa game hành động thời đó, nhưng việc này không hề làm mất đi cái chất riêng của game. Khi đã tham gia vào cuộc phiêu lưu, người chơi sẽ phải thực hiện nhiều hoạt động khác nhau, từ việc tìm và thu thập những viên ngọc quý dùng để đổi lấy những vật dụng không thể thiếu cho cuộc hành trình, đến tham gia vào những trận đua thuyền mà bạn chỉ được phép đứng đầu, có khi lại phải lang thang tìm kiếm và giải cứu con tin hay lái phi thuyền chiến đấu trên không gian … Beyond Good & Evil đã tạo ra những trải nghiệm thật sự khó quên cho game thủ.
[fresh_youtube url=”https://www.youtube.com/watch?v=vkCXE1l5MVI”]
Teaser Beyond Good & Evil 2 xuất hiện 6 năm trước
Beyond Good & Evil nhanh chóng trở thành chuẩn mực cho nhiều tựa game của Ubisoft noi theo và là một huyền thoại sống của ngành công nghiệp game thời kì đó. Năm 2008, đoạn Teaser Trailer đầu tiên của Beyond Good & Evil 2 được tung ra trong sự háo hức và chời đợi của game thủ. Tuy nhiên, đã 6 năm trôi qua, nhưng tất cả những gì game thủ nhận được thời gian gần đây đó chỉ là vài tấm ảnh về Beyond Good & Evil 2 mà nhiều người cho rằng sẽ xuất hiện tại hội chợ E3 năm nay. Thế nhưng E3 đã trôi qua và Beyond Good & Evil 2 vẫn bặt vô âm tín, Ubisoft dường như cũng không mảy may đả động đến đứa con này.
[fresh_youtube url=”https://www.youtube.com/watch?v=wVwTrjwautQ”]
Gameplay được leak 6 năm trước
Được biết, Beyond Good & Evil mặc dù được đánh giá rất cao nhưng tại thời điểm đó, Ubisoft lại đang quá tập trung vào việc quảng bá cho sản phẩm Prince of Persia: The Sands of Time. Việc này khiến cho Beyond Good & Evil bị thất thu và có Liệu trong những năm tới, chúng ta có còn cơ hội được thấy Beyond Good & Evil 2 ra mắt, hay tựa game này đã hoàn toàn bị quên lãng ?
Brothers In Arms
Brothers In Arms, một game bắn súng lấy bối cảnh đệ nhị thế chiến. Ra mắt lần đầu năm 2005 với phiên bản Road to Hill 30, Brothers In Arms đã lập tức đạt được thành công vang dội với nhiều lời khen thưởng của những chuyên gia uy tín. Game thủ sẽ được vào vai Matthew Baker, chỉ huy tiểu đội 3, đại đội Fox thuộc sư đoàn không vận 101 trong chiến dịch đổ bộ Normandy lịch sử.Brothers In Arms đã truyền tải được một câu chuyện rất ý nghĩa về những người lính. Bằng cách đưa bạn vào vai một chỉ huy, Ubisoft đã cho thấy được sự khốc liệt của chiến tranh cũng như sự tàn ác của nó. Là một chỉ huy, bạn sẽ phải đưa ra những quyết định khó khăn, phải chứng kiến những cái chết của đồng đội trong sự bất lực của bản thân, những cảm giác dày vò, đau đớn bám víu lấy nhân vật chính và tác động rất lớn đến cả tâm lý của người chơi.
[fresh_youtube url=”https://www.youtube.com/watch?v=OYzpWAD_n-M”]
Game4V Classic (số 3): Brothers In Arms
Brothers In Arms sử dụng Unreal Engine 2, tuy nhiên vì là một tựa game bắn súng chiến thuật nhóm nên Brothers In Arms không thực sự cho thấy được sự ác liệt trong các pha giao tranh, không giống Call of Duty khi chiến trường lên đến cả ngàn người với bom đạn không ngớt. Mặc dù vậy, những đoạn cutscene của game vẫn cực kì chất lượng khi truyền tải được sự tang tóc và tàn bạo của chiến tranh. Game cũng không thiếu những trường đoạn mà bạn phải băng qua mưa bom bão đạn cực kì gay cấn.
Phiên bản Hell’s Highway ra mắt năm 2008 cho thấy sự lột xác hoàn toàn với Unreal Engine 3. Các trường đoạn chiến đấu giờ đây đã ác liệt hơn rất nhiều, nhất là những nhiệm vụ chiến đấu trong thành phố đổ nát bởi mưa bom của quân phát xít. Cốt truyện của game tiếp tục nối tiếp 2 phiên bản trước, Ubisoft lại một lần nữa cho game thủ sống trong những dòng suy nghĩ của một người chỉ huy, những nỗi đau, những ảo giác anh gặp phải. Nhưng dù vậy, một người lính vẫn không từ bỏ nhiệm vụ của mình, can trường và dũng cảm chiến đấu, dẫn dắt đồng đội vượt qua hiểm nguy. Hell’s Highway kết thúc với một cốt truyện mở, Ubisoft đã khiên game thủ phải thèm khát và trông chờ phiên bản thứ 4 của Brothers In Arms ra mắt.
[fresh_youtube url=”https://www.youtube.com/watch?v=UAJzgLdevoA”]
Brothers In Arms Furious 4 quá lố bịch so với các phiên bản trước
Thế nhưng chờ mãi, chờ mãi mà lại chẳng thấy đâu, chưa kể đến việc Ubisoft đã làm game thủ thất vọng khi tung ra một đoạn trailer có tên Brothers In Arms Furious 4. Những người lính cũ không thấy đâu, câu truyện chiến tranh đầy xúc tích chẳng thấy đâu mà đổi lại là 4 thằng người dị hợm và châm biếm đi tàn sát lính Đức. Tuy nhiên, Ubisoft cũng đã mau chóng xin lỗi game thủ và chỉ giữ lại cái tên Furious 4 cho tựa game này. Dẫu vậy, Brothers In Arms 4 vẫn cứ mất dạng trong hơn 5 năm qua, game thủ vẫn cứ chờ đợi một cái kết thật xứng đáng cho series này.
World in Conflict
World in Conflict là một tựa game chiến thuật thời gian thực hiếm hoi của Ubisoft ra mắt năm 2007, game lấy bối cảnh chiến tranh hiện đại khi người Nga tiến hành xâm lược Châu Âu và Bắc Mỹ. Mặc dù bối cảnh này bị khá nhiều người chê trách, nhưng cốt truyện của World in Conflict qua 2 phiên bản vẫn thật sự quá hay và tuyệt vời. Chưa kể đến những đoạn cutscene cực kì chất lượng mà đến bây giờ, dù có xem lại bao nhiêu lần đi chăng nữa cũng không hề thấy chán. Chúng ta đều biết rõ rằng, không có nhiều tựa game chiến thuật sở hữu cốt truyện cũng như các đoạn cutscene hay, thế nhưng World in Conflict lại làm được điều đó.
[fresh_youtube url=”https://www.youtube.com/watch?v=WOK7r1pa74M”]
Đoạn trailer cực chất, mỗi lần xem là mỗi lần cảm xúc tuôn trào
Một điểm đáng nói là World in Conflict là một game chiến thuật thuộc dạng Ground Control, game không hề có xây dựng căn cứ hay khai thác các mỏ tài nguyên. Người chơi sở hữu một số tiền xác định dùng để mua các đơn vị quân tiếp viện, số tiền này cũng tăng dần theo thời gian. Như vậy, bạn sẽ phải tính toán làm sao để có thể sử dụng số lượng quân giới hạn một cách tốt nhất, thiệt hại ít nhất và quân tiếp viện có thể tham chiến kịp thời. World in Conflict dường như đã có một cửa để bước vào thế giới eSports, nếu không phải vì những quy định chặt chẽ về game chiến thuật phải có xây dựng và khai thác tài nguyên.
Yếu tố chiến thuật được đẩy lên cao nhất bằng các cuộc giao tranh không ngừng nghỉ, game thủ đã thực sự háo hức muốn được thấy World in Conflict 2, nhưng thật đáng tiếc là mãi vẫn chưa có thông tin gì mới về game kể từ phiên bản mở rộng Soviet Assault ra mắt năm 2009. Thật đáng tiếc cho một tựa game chiến thuật hay lại bị Ubisoft lãng quên.
Prince of Persia
Khỏi phải bàn cãi nữa. . . game thủ mong chờ Assassin’s Creed như thế nào thì họ còn mong chờ Prince of Persia gấp đôi. Đây thực sự là một tựa game huyền thoại của Ubisoft, chắc hẳn thế hệ 8x và các thế hệ đầu 9x vẫn còn nhớ những buổi học Internet trên hệ điều hành MS-DOS thời tiểu học. Chúng ta vẫn thường hay nhảy vào chơi một trò chơi điện tử mà chúng ta vẫn hay gọi nó với cái tên Hoàng tử cứu công chúa. Tựa game này quả thực rất khó nhằn với các học sinh tiểu học với hàng tá các loại cạm bẫy, hàng tá câu đố hóc búa. Năm 1994, phần thứ 2 của Prince of Persia ra đời với lối chơi không khác nhiều so với phiên bản năm 1989. Mãi đến năm 1999, Prince of Persia 3D mới ra đời, thu hút sự chú ý của rất nhiều game thủ.

Một thời học tin học bá đạo
Năm 2003, Ubisoft đã quyết định tung ra một series với cốt truyện liên quan đến nhau mang tên The Sands of Time. Series này xoay quanh nhân vật chính được gọi là The Prince, đến bây giờ game thủ vẫn cảm thấy hơi hụt hẫng vì Ubisoft đã không đặt cho anh chàng một cái tên cụ thể nào cả. Phiên bản The Sands of Time ra mắt đánh dấu một bước tiến mới của thể loại game hành động nhập vai với rất nhiều cải tiến đáng giá trong lối chơi. Game tập trung vào 3 nhiệm vụ chính: Chiến đấu, leo trèo và giải đố, lần đầu tiên game thủ bị cuốn hút nhiều đến vậy. Tuy nhiên The Sands of Time vẫn không thực sự thành công do cơ chế điều khiển khá phức tạp của nó.
[fresh_youtube url=”https://www.youtube.com/watch?v=jt9UcT52Tqo”]
Prince of Persia Trilogy đã đạt được rất nhiều thành công
Tuy nhiên, đến phiên bản kế nhiệm là Warrior Within, gameplay của Prince of Persia đã được tút lại đơn giản và dễ chơi hơn rất nhiều, những đòn thế chiến đấu đẹp mặt cộng thêm một cốt truyện có chiều sâu và những cảnh cutscene chất lượng. Warrior Within đã đạt được thành công ngoài mong đợi. Điểm đặc trưng nhất của series này đó chính là chức năng Rewind, nôm na là The Price có thể tua ngược thời gian và tránh được những rủi ro xảy ra trong tương lai. Chức năng này cũng giống như nút Undo trong nhiều trò chơi, cho phép bạn được làm lại cuộc đời nhưng tất nhiên là luôn có giới hạn, game thủ có thể thay đổi phong cách chiến đấu để chiến thắng kẻ thù nhưng họ cũng sẽ không thể lạm dụng được mãi do bị giới hạn về số lượng cát thời gian, họ cần phải tiêu diệt kẻ thù để có thể sở hữu chúng.

Prince of Persia 2008 nhận được những phản hồi trái chiều
Kết thúc series The Sands of Time với phiên bản The Two Thrones, game thủ mong chờ một series Prince of Persia mới với nhiều thay đổi tích cực. Và thế là Prince of Persia 2008 ra đời với hàng loạt sự thay đổi, nhưng tích cực thì không thấy đâu, phiên bản này đã bị game thủ chê ỏng chê eo. Đầu tiên là phần đồ họa, Prince of Persia 2008 đã từ bỏ đồ họa 3D để nhay sang 2,5D Cell-Shade. Toàn bộ gameplay bị thay đổi hoàn toàn và game thủ còn không nghĩ là mình đang chơi Prince of Persia. 2 năm sau đó, The Forgotten Sands ra mắt như một cách để Ubisoft chuộc lỗi game thủ, nhưng bản pre-squel này cũng không đạt được sự thành công.

The Forgotten Sands vẫn chưa đủ khả năng lấy lại hình ảnh cho Prince of Persia
Từ đó đến nay đã 4 năm, Prince of Persia dường như đã chìm vào quên lãng, một bức ảnh leak được từ Ubisoft cho thấy họ đang phát triển một tựa game Prince of Persia mới, nhưng có thật thế hay không thì chúng ta vẫn cứ phải đợi thời gian trả lời.
4 sản phẩm trên đã trở thành những tượng đài bất tử trong lòng game thủ, liệu ông lớn Ubisoft sẽ hồi sinh những tượng đài này hay đành lòng bỏ những đứa con tuyệt vời của mình lại phía sau để tạo ra những sản phẩm chất lượng hơn ?
}