Game PC – Console

10 tựa game kinh dị không cần ‘jump scare’ vẫn đáng sợ (Phần cuối)

Chia sẽ

Không phải game kinh dị nào cũng phải khiến game thủ giật mình vì những màn hù dọa bất ngờ, thay vào đó nỗi sợ đến từ nhiều yếu tố khác.

kinh dị

Mặc dù chắc chắn những cảnh jump scare có thể giúp tựa game trở nên hồi hộp và đáng sợ hơn, nhưng chúng không phải thứ bắt buộc cho một trò chơi kinh dị thành công.

Mỗi trò chơi kinh dị có một cách thể hiện khác nhau để tạo lên sự đáng sợ của chúng, một số tựa game thì có nhịp độ và bầu không khí chậm rãi, trong khi những tựa game khác tập trung vào những màn hành động và chiến đấu ly kỳ. Tuy nhiên, cả hai kiểu game kinh dị này nói chung đều áp dụng những màn jump scare ở một mức độ nào đó, tuỳ vào tựa game mà số lượng jump scare cũng sẽ nhiều ít khác nhau.

Mặc dù chắc chắn những cảnh jump scare có thể giúp tựa game trở nên hồi hộp và đáng sợ hơn, nhưng chúng không phải thứ bắt buộc cho một trò chơi kinh dị thành công. Nhiều tựa game đã nhấn mạnh vào bầu không khí, xây dựng sự đáng sợ thông qua đó hoặc thông qua chính cốt truyện. Trong những tựa game này, jump scare chỉ là một thứ nhỏ nhặt được sử dụng một cách hợp lý mà không bị quá lố.

Silent Hill 2

game kinh dị

Silent Hill 2 sẽ cho game thủ thấy ​​những nỗi sợ hãi tồi tệ nhất và sự hối tiếc của James Sunderland trong quãng đời của anh.

Chúng ta phải thừa nhận rằng không có trò chơi nào trong loạt game Silent Hill lại cần tới các màn “jump scare” để hù doạ người chơi cả. Giống như hầu hết các phần khác trong series, Silent Hill 2 được pha trộn giữa các yếu tố siêu nhiên và thể loại kinh dị tâm lý. Đây cũng là phần game được nhiều người đánh giá là hay nhất trong cả series vì đã tạo ra được sự kết hợp vô cùng tốt này.

Silent Hill 2 sẽ cho game thủ thấy ​​những nỗi sợ hãi tồi tệ nhất và sự hối tiếc của James Sunderland trong quãng đời của anh, cùng với đủ loại hình ảnh rùng rợn ấn tượng mà chắc chắn mọi game thủ sẽ không bao giờ quên. Thôi nào, ai lại cần jump scare trong một tựa game vốn đã có quá nhiều thứ gây ám ảnh như này chứ?

Stories Untold

game kinh dị

Có thể nói rằng tựa game này đã làm vô cùng tốt trong việc hù doạ bằng cách đi sâu vào tâm trí của chính các game thủ.

Stories Untold là một tập hợp của những câu chuyện đầy đáng sợ. Mục tiêu của game thủ trong toàn bộ trò chơi là phải giải một loạt các câu đố khác nhau, và mỗi câu đố được giải sẽ càng làm game thủ cảm thấy căng thẳng hơn. Chính cái cảm giác sợ hãi ngày chậm rãi tăng dần ấy được cho là thứ hù doạ hiệu quả nhất trong tựa game.

Ví dụ như trong tập đầu tiên “The House Abandon”, nhân vật chính sẽ bắt đầu chơi một trò chơi máy tính văn bản, môi trường trong “thế giới thực” cũng sẽ bắt chước các hành động được thực hiện trong trò chơi máy tính ấy. Nỗi sợ sẽ lên đến cao trào khi nhân vật chính bắt đầu nghe thấy tiếng bước chân lên cầu thang. Có thể nói rằng tựa game này đã làm vô cùng tốt trong việc hù doạ bằng cách đi sâu vào tâm trí của chính các game thủ.

Sanitarium

10 tựa game kinh dị không cần ‘jump scare’ vẫn đáng sợ (Phần cuối) game4v kinh di 8 1633706416 73

Mặc dù ngày nay nền đồ hoạ của tựa game trông đã lỗi thời, nhưng Sanitarium vẫn là một tựa game kinh dị rất đáng để trải nghiệm.

Sanitarium là một tựa game được phát hành vào năm 1998 cho PC, game thủ sẽ sử dụng góc nhìn từ trên xuống để điều khiển một người đàn ông mất trí nhớ tỉnh dậy bên trong một bệnh viện tâm thần. Người chơi sẽ được giao nhiệm vụ tìm hiểu về quá khứ của nhân vật chính trong khi khám phá môi trường xung quanh.

Trong suốt quá trình chơi sẽ có rất nhiều hình ảnh kỳ lạ được hiển thị để khiến người chơi không khỏi cảm thấy sợ hãi và bất an khi đang cố gắng ghép các mảnh câu chuyện lại với nhau. Mặc dù ngày nay nền đồ hoạ của tựa game trông đã lỗi thời, nhưng Sanitarium vẫn là một tựa game kinh dị rất đáng để trải nghiệm.

Lost in Vivo

10 tựa game kinh dị không cần ‘jump scare’ vẫn đáng sợ (Phần cuối) game4v kinh di 9 1633706413 46 1

Lost in Vivo là một trò chơi kinh dị nhấn mạnh vào các yếu tố gây ám ảnh thay vì jump scrare thông thường.

Lost in Vivo là một trò chơi kinh dị nhấn mạnh vào các yếu tố gây ám ảnh thay vì jump scrare thông thường. Câu chuyện bắt đầu khi chú chó của nhân vật chính ngã xuống cống thoát nước mưa, game thủ sẽ phải thu hết can đảm để đi vào trong ống cống tìm kiếm chú chó của mình, và đây cũng là lúc cơn ác mộng của chuyến hành trình bắt đầu.

Lost in Vivo là một ví dụ về việc hù doạ bằng sự thiết kế âm thanh vô cùng hiệu quả. Những khoảnh khắc im lặng đôi khi bị gián đoạn bởi nhiều âm thanh khác nhau khiến game thủ luôn cảm thấy bất an. Một ví dụ là khi nhân vật chính huýt sáo để gọi chú chó của mình, một tiếng huýt sáo lạnh thấu xương sẽ được đáp trả lại từ một kẻ lạ mặt vô hình nào đó mà game thủ không thể nhìn thấy.

Darkwood

game kinh dị

Những cuộc đụng độ vào ban đêm mới chính là thứ đáng sợ nhất của tựa game.

Darkwood là một ví dụ khác về một tựa game kinh dị có góc nhìn từ trên xuống khai thác hiệu quả bầu không khí hạn chế để tạo nên nỗi sợ. Mục tiêu của game thủ trong quá trình chơi tựa game là thu thập đủ tài nguyên vào ban ngày để chế tạo các vật phẩm hữu ích không thể thiếu cho sự sống còn của chính bản thân vào ban đêm. Khi màn đêm buông xuống, mục tiêu của game thủ sẽ được chuyển thành sống sót cho đến sáng hôm sau, nghe đơn giản, nhưng không hề dễ dàng.

Những cuộc đụng độ vào ban đêm này mới chính là thứ đáng sợ nhất. Nơi ẩn náu của người chơi sẽ bị tấn công bởi một tập hợp những kẻ xâm lược đầy kinh dị. Một lần nữa, âm thanh là thứ đóng một vai trò rất lớn trong việc hù doạ người chơi. Nghe thấy một vài tiếng gõ lên cửa hoặc tiếng gỗ cót két cũng đủ để khiến người chơi bất an như đang đối mặt với một mối đe dọa thực sự.

Xem thêm: 10 tựa game kinh dị không cần ‘jump scare’ vẫn đáng sợ (Phần 1) 

}

Tags: , ,
PlayStation sẽ mở sự kiện Play at Home lần nữa nếu COVID tiếp tục
Game thủ Việt có nên rước về Nintendo Switch Oled trong tháng 10 này?

Giftcode

Game Mobile

Game Online

Game PC

eSports

Có Thể Bạn Quan tâm

Menu