Game PC – Console

Tencent và tham vọng thâu tóm làng game thế giới

Chia sẽ

Những năm gần đây có lẽ Tencent là một cái tên rất lớn đa số ai chơi game cũng từng nghe qua, họ là một thế lực mới đang thâu tóm các thị phần của các nhà phát triển game nổi tiếng.

” width=”750″ height=”422″ src=”https://www.youtube.com/embed/b2jWHC-PMRc?feature=oembed” frameborder=”0″ allow=”accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture” allowfullscreen]

Đi lên từ việc phát triển và thâu mua những tựa game nổi tiếng bên trong nước, chơi khi lấn sân ra ngoài thị trường bên ngoài để rồi nắm giữ cổ phần của rất nhiều công ty game lớn nhỏ khác nhau, bao gồm cả những nhà phát hành và phát triển game. Hiện Tencent đang là nhà phát hành game lớn nhất nhì thế giới, với tham vọng sẽ thống trị thị trường game trong nhiều năm tới kể cả Internet phủ rộng tại Trung Quốc, họ cũng mong muốn mở rộng tầm ảnh hưởng của đất nước này ra toàn cầu. Đầu tư lợi nhuận khổng  lồ vào 300 công ty khác nhau trên thế giới, không chỉ riêng ngành công nghiệp game mà còn nhiều công ty dịch vụ khác. Bài viết bên dưới của Game4V sẽ nêu ra con số thống kê chi tiết tại sao mà Tencent lại mạnh đến như vậy nhé.

1.  Nắm trong tay 100% cổ phần của Riot

Mối quan hệ thân thiết giữa Tencent và Riot bắt đầu từ thời điểm 2008 khi tựa game Liên Minh Huyền Thoại vẫn còn chưa ra đời. Tại thời điểm đó, các nhân viên cấp cao trong công ty của Riot đã nảy ra sáng kiến tạo ra một trò chơi miễn phí hoàn toàn nhưng cho phép bán các vật phẩm để kích cầu người chơi bỏ tiền ra mua và cũng lúc đó họ đã kêu gọi để nhận được sự đầu tư cho dự án game này. Nhận được hơn 8 triệu USD từ rất nhiều nguồn đầu tư khác nhau, trong số đó có cả Tencent, và đây cũng là số tiền có thể giúp Riot biến tựa game dự án của họ sẽ trở thành hiện thực.

Tencent và tham vọng thâu tóm làng game thế giới tencent 1 4

Đầu năm 2009, Liên Minh Huyền Thoại bắt đầu đợt thử nghiệm Open Beta của họ, chỉ trong vòng 6 tháng vận hành tựa game nhanh chóng được ủng hộ và nhận rất nhiều lời khen để rồi nhanh chóng ra mắt phiên bản chính thức vào  ngày 27/10/2009. Sau đó được phát hành tại các thị trường phương Tây, còn Tencent họ tận dụng lợi thế đầu tư mà giúp tựa game có thể ra mắt tại thị trường Trung Quốc với tư cách là nhà phát hành game. Khi nhận thấy tiềm năng của Liên Minh Huyền Thoại là rất lớn, công ty này đã chi thêm 400 triệu USD để độc chiếm 93% cổ phần của Riot và cũng là cổ đông lớn nhất của Riot. Và tất nhiên, định mệnh đã ràng buộc duyên nợ với nhau để rồi 4 năm sau, Tencent bỏ thêm một số tiền nữa để chiếm nốt 7% còn lại và chính thức trở thành chủ sỡ hữu của Riot cho đến nay.

Tencent và tham vọng thâu tóm làng game thế giới tencent 2 2

Tuy nhiên, khi về 1 nhà chính Riot và Tencent cũng nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn và bất đồng, khi mà Riot từ chối rất nhiều lời đề nghị làm Liên Minh Huyền Thoại Mobile cho Tencent, buộc gã khổng lồ phải làm ra tựa game nhái mang tên “Vương Giả Vinh Diệu” nhờ đó mà cũng trở thành một trong những tựa game Mobile thành công nhất thế giới. Sau nhiều năm, mâu thuẫn này cũng được xoa dịu đi để rồi Riot bắt tay vào thực hiện Liên Minh Huyền Thoại Mobile (Tốc Chiến) sẽ ra mắt trong thời gian tới. Có thể thấy nước đi của Tencent quả thật rất là thâm trong việc thâu tóm Riot.

2. Vị trí thứ 2 là Grinding Gear Games bị nắm 80% cổ phần

Tencent và tham vọng thâu tóm làng game thế giới tencent 8

Sản phẩm nổi bật nhất của hãng game này chính là Path of Exile một trong những sản phẩm có tiềm năng đánh bại Diablo của Blizzard, cộng đồng game thủ đã thừa nhận rằng nó chính là kẻ kế vị xứng đáng của Dibalo 2. Và 80% cổ phần chính là con số mà Tencent đã nắm trong tay của nhà phát triển game đến từ New Zealand này, điều này cũng khiến các fan của tựa game lo lắng rằng một lúc nào đó Path of Exile sẽ bị nhiễm bệnh của game tàu, đặc biệt là hình thức Microtransaction và những hình thức hút máu khác đến từ Tencent, đặc trưng của các nhà phát hành game Tàu. May mắn thay dù nắm cổ phần nhưng Tencent không có ý định can thiệp gì vào tựa game, và game vẫn do chính Grinding Gear Games quyết định hình thức và cách vận hành vì vậy cũng không có gì đáng lo.

3. Tiếp đến sẽ là cái tên mà ai cũng từng nghe qua – Epic Games

Tencent và tham vọng thâu tóm làng game thế giới tencent 10

Phải chính cái tên đã được nhắc đến rất nhiều trong mọi năm và cũng đang là đối thủ của Steam và Valve, đằng sau cái tên này vẫn là thế lực của Tencent, nắm giữ 40% cổ phần đến từ lợi nhuận mà Epic Games thu được từ tựa game con cưng Fortnite và Epic Games Store. Khởi nguồn từ một khoản đầu tư tương ứng giá 330 triệu USD vào tháng 06/2012. Thời điểm đó người sáng lập ra Epic là Tim Sweeney nhận thấy mô hình bán game cũ của họ chẳng còn thu được lợi nhuận là bao, họ đã quyết định tìm hiểu hình thức mới bằng cách thu phí và chọn Tencent làm đối tác chiến lược kinh doanh.

Tencent và tham vọng thâu tóm làng game thế giới tencent 11 2

Khoản đầu tư từ Tencent khá là lớn, giúp cho Epic tự tin rũ bỏ đi phương thức thu phí cho Unreal Engine 4 tự trồng, thay vào đó họ sẽ chọn hướng đi mới là tặng bộ công cụ này miễn phí cho các nhà phát triển game nhưng sẽ phải trả tiền cho Epic sau khi tựa game hoàn thành và được bán ra trên thị trường, cứ mỗi game như vậy sẽ thâu về tay Epic 5% lợi nhuận, đây là nước đi dụ dỗ rất ngon ngọt mà khó có nhà làm game nào có thể chối từ. Có thể xem đây là phí để rinh bộ engine này về phát triển game, cho phép các nhà phát triển có thể bắt tay nhanh vào dự án mà không phải đợi lâu, và chính điều này đã khiến cho Unreal Engine 4 trở thành đối trọng của Unity khi mà nó thể hiện sự nhẹ nhàng và dễ dàng phát triển cho bất kì công ty phát triển game nào.

Tencent và tham vọng thâu tóm làng game thế giới tencent 12

Mô hình trao quyền sử dụng Unreal Engine 4 chỉ là một chiến lược trong các chiến lược khác, Epic tiến hành bắt tay với Fortnite và Paragon ngay sau đó. Trước đó nó chỉ được biết đến với tên gọi là Save The World chứ không phải là Battle Royale như hiện tại, thuộc thể loại sinh tồn với bắn Zombie. Nhưng ngay khi PUBG xuất hiện và thành công lớn, Epic đã thay đổi hướng đi cho tựa game Fortnite sang thành thể loại Battle Royale theo trend mới, và cũng nhờ đó khi ra mắt mà tựa game trở thành một hiện tượng lớn mang về cho Epic Games lợi nhuận 2,4 tỉ USD. Không chỉ dừng lại ở đó, tính đến nay Fortnite vẫn là tựa game hái ra tiền cho Epic Games, doanh thu chính đến từ tựa game này.

4. Ngoài ra thì Blizzard và Activision cũng chịu chung số phần chiếm cổ phần

Tencent và tham vọng thâu tóm làng game thế giới tencent 7

Tencent chớp thời cơ nắm lấy cơ hội để mua 5% cổ phiếu của Blizzard bằng một số tiền được giữ kín. Cho đến khoảng tháng 05/2014, Vivendi bán 6% cổ phần nữa và hoàn toàn rời khỏi công ty Activision Blizzard. Thế nên phải nói là Tencent rất may mắn và mưu mô để có thể thừa cơ hội nhảy vào chộp lấy % từ công ty lớn này.

5. Ubisoft cũng nằm trong danh sách trên

Gã khổng lồ truyền thông Pháp là Vivendi họ muốn đưa Ubisoft vào bộ sưu tập các nhà phát triển game của họ, với hy vọng mua lại tất cả cổ phiếu và đá đít nhà sáng lập Ubisoft là Yves Guillemot, đưa Ubisoft vào tình thế nguy hiểm. Rất may Ubisoft và Vivendi bằng một thỏa thuận nào đó khiến đôi bên cảm thấy hài lòng, theo thỏa thuận này Vivendi sẽ bán lại cổ phần Ubisoft cho một loạt các nhà đầu tư bên ngoài, trong số đó có gương mặt của Tencent. Nhờ điều này mà Tencent nghiễm nhiên nắm 5% của Ubisoft rất dễ dàng. Họ không thể nuốt chửng hoàn toàn Ubisoft như Riot, tuy nhiên việc mua 5% này sẽ giúp họ có lợi thế phát hành game của Ubisoft tại thị trường Trung Quốc với tư cách là nhà phát hành game tương tự.

Tencent và tham vọng thâu tóm làng game thế giới tencent 4 1

Có thể thấy sau một loạt những nước đi dứt khoát và mưu mô, Tencent cho chúng ta thấy họ là những nhà đầu tư rất biết nắm bắt lấy cơ hội. Ngay khi có con cá cắn câu là họ sẽ giựt dây ngay mà không chần chừ. Khi mà các thị trường game phương Tây dần dần bị nắm đằng chuôi cổ phần dù nhiều hay ít thì những tựa game đó sẽ bị vấn bẩn không hề nhẹ khi được phát hành tại Trung Quốc.

Tencent và tham vọng thâu tóm làng game thế giới tencent 5

Tham vọng của Tencent xa hơn sẽ là thị trường Nhật Bản, nơi của những tựa game được phần đông game thủ trên thế giới rất yêu thích, chắc chắn không thể thoát khỏi tầm nhìn của Tencent. Nhưng chúng ta vẫn phải còn chờ xem, liệu thị trường Nhật Bản sẽ hứng thú với chiêu trò dụ dỗ của Tencent hay không, điều đó vẫn chưa thể khẳng định vội được. Hy vọng là các nhà phát triển game Nhật vẫn sẽ giữ vững lập trường, tỉnh táo trước những miếng mồi thơm ngon mà Tencent “nhả” ra. Không có cái gì là cho không cả, bạn biết mà? Với Trung Quốc đó là tôn chỉ và còn một tôn chỉ thứ 2 “Cái gì không mua được bằng tiền, thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền”. Đủ thấy Tencent là một thế lực đầy tham vọng và đáng sợ thế nào.

 

}

Tags: , , , , ,
Dishonored – Ranh giới giữa sự thù hận và lòng vị tha rất mỏng manh
Goddess MUA ấn định ngày ra mắt game thủ Việt ngay trong tháng 7

Giftcode

Game Mobile

Game Online

Game PC

eSports

Có Thể Bạn Quan tâm

Menu