Cộng Đồng

Câu chuyện về Haim Saban – Người nâng tầm thương hiệu “Power Rangers” trở thành huyền thoại

Chia sẽ

Cùng đến với câu chuyện về Haim Saban – người sáng lập nên thương hiệu Power Rangers huyền thoại – bộ phim truyền hình vẫn được khán giả Việt Nam biết tới với cái tên thân thuộc “5 anh em siêu nhân”…

Đã 23 năm kể từ khi thương hiệu Power Rangers – “5 anh em siêu nhân” được xuất hiện trên các kênh truyền hình Mỹ, câu chuyện về “những thiếu niên siêu phàm trong trang phục bó thun sặc sỡ” đã công chiếu tổng cộng 831 tập phim, mang về doanh thu hàng tỉ USD từ doanh thu truyền hình, doanh số bán đồ chơi và các dịch vụ kèm theo, biến Haim Saban – Ông chủ của hãng Saban Entertainment trở thành một tỉ phú trong lĩnh vực truyền thông.

Nhưng để có được thành quả đó, người đàn ông đáng kính có gốc gác Do Thái này cũng đã trải qua vô vàn thách thức trong quá trình đưa “5 anh em siêu nhân” đến với nước Mỹ.

5anhemsieunhan

Tuổi thơ khốn khó của người đàn ông quyền lực nhất Los Angeles

Thành công của Power Rangers đã nhanh chóng biến Haim Saban trở thành một tên tuổi lớn và là một người đàn ông quyền lực trong ngành truyền hình. Nhưng cũng giống như nhiều người bạn tỉ phú của mình, Saban có một tuổi thơ không mấy tươi đẹp.

Gia đình gốc Do Thái của ông phải bỏ trốn khỏi Ai Cập khi ông mới 12 tuổi do những căng thẳng chính trị và xung đột sắc tộc tại quốc gia này để định cư ở Israel. Ông kết thúc con đường học vấn với tấm bằng Trung học và phục vụ trong Lực lượng phòng vệ Israel khi đến tuổi trưởng thành rồi tham gia vào một ban nhạc.

Ông cùng Shuki Levy – một người bạn trong ban nhạc hùn vốn mở một Studio chuyên sản xuất đĩa nhạc tại Paris, không lâu sau đó, họ cùng nhau sang Mỹ vào năm 1983 và bắt đầu tham gia sáng tác nhạc cho các bộ phim hoạt hình.

Haim Saban (phải) và Shuki Levy trong Studio của họ. Ảnh chụp năm 1986

Haim Saban (phải) và Shuki Levy trong Studio của họ. Ảnh chụp năm 1986

Vì công việc này, cha của Haim đã mắng ông là một tay “bassist” – kẻ lười biếng, bởi ông mong muốn con mình tiếp tục học và trở thành luật sư chứ không phải kẻ viết nhạc dạo.

“Khi tôi nói tôi viết nhạc cho phim hoạt hình để kiếm sống, ai cũng thể hiện một thái độ thương hại đối với tôi” – Saban kể lại – “Họ nghĩ tôi đang khốn khổ, nhưng để tôi nói với bạn… cuộc sống đó thực sự rất tuyệt vời.” 

Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Haim Saban luôn tỏ ra mình là người kiên định, ông thường không mấy quan tâm đến việc người khác đánh giá công việc của mình là dành cho những kẻ lười biếng và ỷ lại.

Khởi đầu khó khăn

Nói đến đây thì chúng ta cũng phải điểm qua nguồn gốc của cái tên Power Rangers một chút. Đây là tên gọi chính thức của Series phim truyền hình được mua bản quyền từ loạt phim Super Sentai của Nhật Bản với nội dung chủ yếu nói về các thiếu niên sở hữu những năng lực đặc biệt, tập hợp với nhau thành các Chiến đội trong những bộ trang phục màu sắc sặc sỡ để cùng chống lại các thế lực bóng tối muốn thống trị Trái Đất.

Dù khá được yêu thích tại Nhật Bản, nhưng trước khi được chuyển thể thành Power Rangers, có rất ít hãng phim tại Mỹ nhìn thấy được tiềm năng của dòng phim này.

Saban đã mua bản quyền của Kyoryu Sentai Zyuranger và sau đó chuyển thể thành loạt phim Power Rangers đầu tiên: Mighty Morphin Power Rangers. Nhưng thành công đã ngoảnh mặt với Saban ngay từ lần đầu tiên. Người đàn ông chuyên làm công việc đệm nhạc cho phim hoạt hình này đã mất tới 8 năm để tìm kiếm một hãng phim nào đó đồng ý mua lại sản phẩm của mình.

Hollywood không đánh giá cao hình tượng những siêu anh hùng thiếu niên trong bộ cánh bó thun sặc sỡ, nhưng Haim Saban vẫn kiên trì với bộ phim của mình.

Haim Saban trong buổi công chiếu phiên bản điện ảnh của Power Rangers

Haim Saban trong buổi công chiếu phiên bản điện ảnh của Power Rangers

“Cứ mỗi mùa công chiếu tôi lại tìm tới các kênh truyền hình để đề nghị họ xem xét tác phẩm của mình, kết quả là tôi luôn bị tống ra khỏi cửa và họ thì không ngớt bàn tán rằng tôi là một thằng điên” – Haim Saban hồi tưởng lại quãng thời gian những năm 1980.

Cuối cùng thì vào năm 1993, hãng Fox đã quyết định mua lại bộ phim. Và những gì diễn ra sau đó là không thể tuyệt vời hơn. Hiệu ứng mà bộ phim mang lại là rất tốt. Người ta bắt đầu thường xuyên nhìn thấy cảnh tượng những đứa trẻ hiếu động bắt chước hay mô phỏng lại các động tác chiến đấu của những Siêu anh hùng trong bộ phim.

Công bằng mà nói, Mighty Morphin Power Rangers là một sản phẩm sở hữu nội dung khá thú vị – vừa pha chút kinh dị, kịch tính lại vừa hài hước, vô cùng phù hợp với lứa tuổi thiếu niên.

Mối “lương duyên” giữa Power Rangers và Fox

Vào đầu những năm 1990, một nhân viên của Fox – Loesch nhận thực hiện một dự án phim trẻ em của hãng. Cô đã tìm đến Haim Saban bởi ông là người đã tiếp xúc với đủ thể loại phim hoạt hình trên khắp thế giới. Ông đã giới thiệu cho cô một vài bộ phim, trong đó có cả Samurai Pizza Cats và cả X – Men.

Tuy nhiên Loesch vẫn chưa tìm được một sản phẩm nào ưng ý. Trong lúc bàn luận, Saban bỗng chạy khỏi căn phòng và vài phút sau đó ông mang về một cuộn băng. Đó là bản gốc tiếng Nhật của Kyoryu Sentai Zyuranger. Saban nói: “Hãy xem cái này, nhưng đừng giận tôi nếu cô không thích nó.”

Loesch đã bị bộ phim cuốn hút hoàn toàn. Cô quyết định chọn nó làm chủ đề cho dự án, nhưng đáng tiếc là cấp trên của cô thì không. Họ phê chuẩn dự án nhưng lại từ chối việc duyệt chi ngân sách cho việc làm bộ phim, một cách làm khó để khiến Loesch bỏ cuộc. “Cuối cùng thì Saban quyết định sẽ tự làm bộ phim” – Loesch nói “Haim đã tự bỏ tiền ra.”

5anhemsieunhan

Saban nhận ra rằng ở hầu hết các phân cảnh chiến đấu trong phim, các nhân vật đều đeo mặt nạ kín mít, vì vậy ông nghĩ ra phương án sử dụng lại các đoạn phim gốc của Nhật và lồng tiếng Anh vào các câu thoại để tiết kiệm chi phí. Điều này thực sự có hiệu quả, nhưng lại làm các nhà quản lý của Fox cảm thấy bất an.

Họ liên tục thúc giục Loesch tìm cách ngừng dự án. “Trong một vài khoảnh khắc, tôi và Saban dường như đang chống lại cả thế giới. Nhưng Haim có thừa sự can đảm, nếu ông ấy tin tưởng vào điều gì đó, ông ấy sẽ làm đến cùng.”

Tập phim đầu tiên của Mighty Morphin Power Rangers được công chiếu vào một buổi tối tháng Tám năm 1993, đó là thời điểm mà những đứa trẻ ở Mỹ đã có một đêm không ngủ. Sáu tháng sau, năm 1994, các nhà sản xuất phim đã tổ chức một sự kiện giao lưu trực tiếp với các diễn viên của bộ phim tại Universal Studios.

Theo tờ báo Los Angeles Times ghi nhận, công viên giải trí của hãng sản xuất đã bị phủ kín hoàn toàn bởi hơn 35000 trẻ em trên khắp nước Mỹ, dưới sự dẫn dắt của các bậc phụ huynh, tìm đến để giao lưu trực tiếp với thần tượng và mua các món đồ lưu niệm về “Power Rangers”.

Với thành công của thương hiệu Power Rangers, tên tuổi của Haim Saban đã được ghi dấu trên đại lộ danh vọng của Hollywood

Với thành công của thương hiệu Power Rangers, tên tuổi của Haim Saban đã được ghi dấu trên đại lộ danh vọng của Hollywood

“Nó giống như một buổi hòa nhạc của The Beatles, lũ trẻ gần như phát cuồng” – Saban nhớ lại.

Làn sóng Power Rangers thực sự lan rộng một cách khó tin vào những năm 1990, sau khi hoàn tất các thủ tục giấy phép và nhượng quyền thương mại với hãng sản xuất Super Sentai của Nhật, thống kê vào năm 1995 ghi nhận rằng doanh thu của Power Ranger đã chính thức vượt ngưỡng 1 tỉ USD/năm, và hiện nay thì thương hiệu này dù đã không còn đỉnh cao nhưng vẫn mang về cho Saban Entertainment 200 triệu USD mỗi năm tại thị trường Mỹ và Canada.

Cũng trong năm này, Fox và Saban đã thành lập một liên kết thương mại bằng cách trở thành đồng sở hữu của tất cả những sản phẩm và ấn bản thương mại liên quan đến thương hiệu Power Rangers.

Phần còn lại của câu chuyện, chính là hành trình tuổi thơ của rất nhiều thế hệ trẻ em Mỹ và cả Việt Nam trong những năm đầu thập niên 2000.

Theo http://www.latimes.com/

}

Tags: , , , , ,
Phần tiếp theo của bộ phim hoạt hình ăn khách Wreck-It Ralph chính thức được công bố
Điểm danh những nữ Streamer “vạn người mê” của LMHT Việt

Giftcode

Game Mobile

Game Online

Game PC

eSports

Có Thể Bạn Quan tâm

Menu