Cộng Đồng

[FACT] 7 điều bạn cần biết về 7 “Tân trái đất” mới được NASA phát hiện

Chia sẽ

Ngày 23/2 vừa qua. Kính thiên văn không Spitzer của NASA vừa phát hiện một hệ hành tinh có bảy hành tinh cỡ Trái Đất chuyển động quanh một ngôi sao đơn. Ba trong số những hành tinh này nằm trong vùng sống được của ngôi sao ­ khu vực cho phép nước lỏng tồn tại trên bề mặt của một hành tinh đá. Khám phá này đã lập ra một kỷ lục mới về số hành tinh lớn nhất từng phát hiện quanh vùng sống được của một sao ngoài Hệ Mặt Trời.

Dù sao thì nói là “Tân trái đất” cũng là hơi quá bởi 7 hành tinh nó chỉ là có “Khả năng cao” rằng sẽ tồn tại nước cũng như sự sống trên các hành tinh này do khoảng cách, điều kiện ánh sáng, kích thước trên 7 hành tinh này đều tương tự như trái đất mà thôi. Tuy nhiên điều đó thì các nhà khoa học của NASA cũng chưa dám chắc, vì vậy nên chúng ta hãy cùng điểm qua 7 điều mà họ đã chắc chắn biết được về 7 tân trái đất này nhé.

1/

2

Hệ ngoại hành tinh này được gọi là TRAPPIST­1, theo tên của kính thiên văn TRAPPIST ở Chile. Vàn tháng 5 năm 2016, các nhà nghiên cứu sử dụng kính TRAPPIST đã công bố việc phát hiện ra ba hành tinh trong hệ này. Với việc kết hợp quan sát của nhiều kính thiên văn mặt đất, trong đó có kính VLT của Đài quan sát châu Âu tại Nam bán cầu (ESO), Spitzer đã xác nhận sự tồn tại của hai trong số các hành tinh này và khám phá thêm năm hành tinh nữa, có nghĩa hệ hành tinh này đã được xác nhận tổng cộng 7 hành tinh.

Hệ sao này cách chúng ta 39 năm ánh sáng, nói theo thiên văn học thì chỉ như hàng xóm của hệ Mặt Trời, nhưng thực tế thì phải mất tới hàng trăm triệu năm để đến đó nếu dựa trên công nghệ hiện nay. Tuy nhiên, ý nghĩa của khám phá mới này nằm ở chỗ, ngoài kia thực sự có rất nhiều hành tinh có thể tồn tại sự sống như Trái Đất của chúng ta.

Với sự phát triển của công nghệ, có thể trong một thời gian ngắn nữa con người sẽ tìm ra cách để đi lại trong không gian nhanh chóng hơn nhiều so với bây giờ.

 

2/

1

Những thiên thể được coi là hành tinh lùn phải đồng thời đáp ứng 4 yếu tố bao gồm:

– Có quỹ đạo bao quanh mặt trời;

– Có khối lượng đủ lớn để cấu trúc trở thành khối gần như hình cầu;

– Có vật thể khối lượng đáng kể khác ở gần quỹ đạo của nó và không phải là vệ tinh của một hành tinh trong Hệ mặt trời.

Sao Diêm Vương (Pluto) là một ví dụ về hành tinh lùn. Sao Diêm Vương là hành tinh lùn nặng thứ hai đã được biết trong Hệ Mặt Trời (sau Eris) và là vật thể nặng thứ mười trực tiếp quay quanh Mặt Trời.

Trái ngược với Mặt Trời của chúng ta, ngôi sao của hệ TRAPPIST­1 là một sao lùn cực lạnh. Nó lạnh đến mức nước lỏng có thể tồn tại trên các hành tinh có quỹ đạo rất gần nó, gần hơn nhiều so với khoảng cách cần thiết đối với Mặt Trời.

 

3/

3

Thật vậy, các hành tinh này có thể bị khoá thuỷ triều vào sao mẹ của chúng, điều đó có nghĩa là cùng một mặt của hành tinh luôn hướng về ngôi sao, và do đó có một nửa hành tinh luôn là ban ngày và nửa còn lại luôn là đêm. Điều đó cũng có nghĩa là chúng có đặc điểm thời tiết hoàn toàn khác những gì chúng ta từng thấy trên Trái Đất.

4/

4

Cả bảy hành tinh trong hệ này đều có quỹ đạo gần với sao mẹ của chúng hơn khoảng cách từ Sao Thuỷ tới Mặt Trời và bản thân Sao lùn Trappist-1 cũng có kích thước nhỏ hơn trái đất rất nhiều nên việc đón tết thường xuyên sẽ xảy ra trên các hành tinh này.

5/

5

Như đã nói, các hành tinh này rất gần nhau. Nếu một người đứng trên bề mặt của một hành tinh trong số đó, anh ta thậm chí có thể nhìn thấy những đặc điểm địa chất và những đám mây trên hành tinh láng giềng, những hành tinh đó sẽ đôi lúc còn lớn hơn Mặt Trăng trên bầu trời của chúng ta vậy, nên mặt trời thì khỏi phải nói nhé. Tuy nhiên như đã nói, do ánh sáng của Sao lùn Trappist-1 yếu hơn nhiều so với Mặt trời của chúng ta nên dù khoảng cách có sát cũng không sợ bị cháy nắng quá đâu.

6/

6

Việc ánh sáng màu đỏ cam không phải điều quan trọng mà quan trọng là ngôi sao TRAPPIST-1 trong hệ này là một “sao lùn siêu lạnh” (ultracool dwarf) có ánh sáng yếu hơn Mặt Trời của chúng ta rất nhiều. Các hành tinh ở đây cũng phải nằm rất gần ngôi sao thì mới có nước ở thể lỏng. Thật may mắn là các hành tinh của TRAPPIST-1 thực sự nằm sát nhau như vậy.

Thậm chí như đã nói, Ba trong số những hành tinh này nằm trong vùng có thể sống được (habitable zone). Điều này có nghĩa là, ở cả 3 hành tinh đó có thể có đại dương, và khả năng cao tồn tại sự sống. Những hành tinh còn lại thì ít có khả năng có đại dương, nhưng nhóm nghiên cứu cho biết nước vẫn có thể ở thể lỏng.

7/

7

Michael Gillon, trưởng nhóm tác giả của nghiên cứu đã công bố, điều tra viên chính của khảo sát ngoại hành tinh TRAPPIST ở Đại học Liege, Bỉ cho biết: “Bảy kỳ quan của TRAPPIST­1 là những hành tinh cỡ Trái Đất đầu tiên được tìm thấy quanh loại sao này. Đây cũng là mục tiêu tốt nhất từng có để nghiên cứu khí quyển của những thế giới cỡ Trái Đất có khả năng sống được.”

Thêm vào đó, do đáp ứng đủ các điều kiện để có nước, sự sống nên việc có cây cũng hoàn toàn là điều chúng ta có thể đặt hi vọng được.

Và nếu có cây, khả năng cao là chúng sẽ có màu đen hoặc đỏ các bạn nhé.

Hiện, các nhà khoa học đang tiếp tục nỗ lực nghiên cứu về các hành tinh này, cũng như hứa hẹn tìm ra dấu hiệu sự sống với các thế hệ kính thiên văn mới. Với các thế hệ kính thiên văn sắp tới, như Kính Siêu Lớn châu Âu của ESO, kính không gian James Webb của NASA hợp tác cùng các cơ quan không gian khác, chúng ta sẽ sớm có thể dò tìm nước và thậm chí là bằng chứng sự sống trên những thế giới này.

}

Tags: , , , , , , , , , , , , ,
Đại diện Facebook: Việt Nam có khoảng 50 triệu phú 9X
Jouran 3: Kẻ thù từ bên trong

Giftcode

Game Mobile

Game Online

Game PC

eSports

Có Thể Bạn Quan tâm

Menu