Cộng Đồng

Hack game và nỗi ám ảnh từ thế giới đến Việt Nam

Chia sẽ

Quốc tế “dị ứng” với Crack

Hack game – tính từ có lẽ đã quá quen thuộc đối với Cộng đồng game thủ quốc tế nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Nếu nói về các Studio phát triển video game nước ngoài, Hack là một cụm từ khá là.. thân thiện, mang tính gần giống như Cheat code (mã ăn gian). Với một vài nhà phát triển Game, không những cho phép điều này mà họ còn khuyến khích game thủ sử dụng mã ăn gian sau khi hoàn thành trò chơi, bởi lẽ họ quan niệm điều này sẽ giúp game thủ có một sự trải nghiệm thú vị hơn khi biết sử dụng Cheat code đúng lúc đúng cách.

Game4V - Hack Game - 05Có thể ví von cuộc chiến giữa các hãng phát triển game và giới hacker bên nước ngoài cũng tựa như cuộc chiến giữa phe Templar và Hội Sát Thủ trong dòng Game Assassin’s Creed vậy

Thế nhưng khi đề cập tới từ Crack (bẻ khóa) thì lại trở thành một cơn ác mộng đối với mọi nhà triển Video Game, bởi chỉ cần thông qua bàn tay nghịch phá của một vài Hacker có nghề, tính bản quyền và thương mại đối với sản phẩm game của họ sẽ lập tức biến mất. Hay nói một cách dễ hiểu hơn, các Hacker này sẽ tạo ra những Crack ảo (Phần mềm bịt code tự hoạt động khi cài cùng game bản quyền, cho người sử dụng được quyền truy cập và sử dụng sản phẩm y như hình thức mua mã kích hoạt thông thường), rồi từ đó những Hacker này có thể phân phát những Crack vô tư trên mạng Internet với hình thức miễn phí hoàn toàn.

Game4V - Hack Game - 03

Với các nhóm Hacker thực hiện điều này mang mục đích trục lợi bất hợp pháp, chúng sẽ tạo ra vô số phần mềm bẻ khóa này và bán chúng kèm theo sản phẩm, mức giá đưa ra rẻ chỉ bằng 2-3/10 so với mức giá Game gốc. Theo thống kê từ G4A  thì mỗi năm trên làng game thế giới, trung bình các Studio phát triển game bị thất thu khoảng 300 triệu Đô la cho mỗi đợt tấn công của giới Hacker, chưa tính tới gần 140 triệu Đô la bị Thuyền trưởng “hải tặc” Edward Kenway hỏi thăm khi vận chuyển Game và các hệ máy Console qua đường hàng hải.

Thị trường và Cộng đồng Game bản quyền tại Việt Nam: Tìm đâu một chỗ đứng?

Game4V - Game Time - 08Trò chơi điện tử đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất sớm..

Đã từng có rất nhiều trăn trở, câu hỏi quan ngại của các nhà đầu tư game ngoại dành cho thị trường Việt Nam mình, rằng tại sao thị trường ta dễ dàng dung túng cho nạn Crack, vi phạm bản quyền sản phẩm Game – vấn nạn mà cả Thế giới hiện đã và đang lên án để cùng ngồi tìm hướng giải quyết. Và cũng hỏi tại sao từ một vấn đề nhỏ như việc gian lận trong game – vốn dĩ xuất phát từ ý thức cá nhân, thì lại dễ dàng thu hút sự quan tâm để rồi từ đó trở thành vấn nạn cùng cực trong Cộng đồng game thủ Việt tới thế?

Nhưng suy xét cho cùng, vấn nạn vi phạm game bản quyền tràn lan tại Việt Nam từ xưa tới nay không thể ngăn chặn vì ngoài việc liên quan tới ý thức người tiêu dùng, nó cũng phụ thuộc rất nhiều vào gánh nặng kinh tế của nước ta, nhất là trong điều kiện khó khăn như hiện tại.

Game4V - Game Time - 09“…Đâu cần rõ xuất xứ nó ở đâu, hồi nhỏ chỉ cần biết mình xin được bố mẹ mua cho được một em như vậy thôi thì với mình khi đó đã là hạnh phúc lắm lắm rồi!..” – Trịnh Tú – một Game thủ chia sẻ cảm xúc của mình với Game4V

Tới vấn đề tìm kiếm đối tượng người  chơi game bản quyền tại Việt Nam, quả thực có phần đáng mừng vì từ rất sớm, Việt Nam hình thành danh từ “Game thủ” để rồi cũng mau chóng đón nhận những tựa game ngoại nhập quốc tế. Tình từ thời điểm những năm 80, khi các chiếc máy chơi game băng hệ NES xuất hiện tại nước ta, đa phần con đường giao thương và vận chuyển chúng về tới Việt Nam đều phải thông qua nước bạn Trung Quốc. Bên cạnh đó, một sự thực rằng các hệ máy này khi được nhập về từ Trung Quốc thì có rất cao khả năng là hàng đã bị làm nhái lại, do vậy cái tên “điện tử Tàu” được sinh ra để gán cho những chiếc máy chơi game có giá rẻ với xuất xứ nhập về từ Trung Quốc.

Cũng chính bởi sự thâm nhập thị trường dễ dàng như vậy mà cộng đồng người chơi Game sơ khai tại Việt Nam cũng phát triển dần theo năm tháng, ảnh hưởng khá nhiều về tâm lý game thủ, vì cho tới giờ khi nghĩ tới game và việc mua Game, họ chỉ quan niệm rằng Game là sản phẩm có giá bán rất rẻ mạt, vậy nên họ luôn cố mua bán game với mức giá rẻ nhất có thể. Như vậy thì, cộng đồng người chơi game Offline tại Việt Nam thì đã có nhưng thị trường đầu tư vào chuyên mảng này lại cực kỳ hiếm hoi. Vậy nên khi làn sóng Game trực tuyến ồ ạt tràn về Việt Nam vào khoảng giữa năm 2003, đây có thể coi là một chuyển biến, bước ngoặt lớn cho ngành Game Việt.

Game4V - Game Time - 10Võ Lâm Truyền Kỳ – một trong số ít tựa game trực tuyến sống dai nhất làng game Việt mà cho tới giờ vẫn giữ được cho mình một Cộng đồng game thủ “quân tử”

Những tựa Game với đủ thể loại, đề tài thi nhau ganh đua cạnh tranh đã giúp phần tạo ra một bức tranh hoàng kim về cộng đồng người chơi game online thời bấy giờ. Tuy nhiên chỉ sau khoảng vài ba năm đầu khởi sắc, đối với game online trong thị trường Việt Nam thì loại tính từ như Hack sớm được Game thủ biết tới, sử dụng và lại trở thành “điểm dột” dành cho các đội ngũ vận hành làm việc tại nhiều công ty phát hành game lớn.

Game4V - Hack Game - 04Cross Fire – tựa Game bắn súng trực tuyến lừng danh tại xứ Hàn, sau khi “nhập khẩu” về Việt Nam với cái tên “Đột Kích”, sản phẩm đã sớm trở thành “Vua Hack” – cái biệt danh đầy tính mỉa mai trong Cộng đồng người yêu thích game FPS Việt.

Không thể phủ nhận rằng với môi trường cộng đồng người chơi game online quốc tế, vẫn có những trò chơi bị hack bởi phần mềm do người nước ngoài viết ra và được người nước ngoài sử dụng. Tuy nhiên nó lại không tới mức độ hoành hành phổ biến như đối với làng game Việt hiện tại. Lý giải đơn giản rằng một phần do ý thức tốt từ người chơi và kèm theo các điều luật, hoạt động bảo mật sát sao từ đội ngũ phát triển Game, nên ta có thể thấy làng game online thế giới rất ít khi rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Game4V - Creppy - 00

Trở lại với câu chuyện vấn nạn Hack và sự ảnh hưởng tới các nhà phát hành game tại Việt Nam, giờ đây thực sự đã trở thành nỗi lo chung đối với cả Cộng đồng người chơi và các công ty phát hành. Nếu như bạn là một game thủ chân chính, lo sợ và căm ghét Hack vì nghĩ nó làm ảnh hướng tới cán cân công bằng trong trò chơi trực tuyến mà bạn yêu thích.

Vậy thì đối với nhà phát hành, họ lo sợ về vấn đề này nghiêm trọng hơn gấp bội phần, điển hình là việc Hacker phát hiện lỗ hổng bảo mật của trò chơi, sau đó khai thác tìm cách viết phần mềm ăn gian, bug vật phẩm có giá trị rồi đem rao bán lại với mức giá rẻ mạt để kiếm lời.

Việc này đối với phần đông các game thủ có thể coi là một điều tốt vì tâm lý tiêu dùng, tuy nhiên nó ảnh hưởng rất nặng tới thị trường mua bán hoạt động trong trò chơi đó, nếu mất kiểm soát trong việc này thì tựa game bạn yêu thích sẽ không còn tồn tại cái “khó” ban đầu của nó nữa, bởi giờ đây thì ai cũng trở nên quá mạnh rồi!

Đón đọc kỳ sau: Nhức nhối câu chuyện game thủ Việt bị nhà phát hành nước ngoài chặn IP

Game4V - Game Time - 11

}

Tags: ,
Thôn Tinh Mobile: Thêm một game MMORPG về thế giới tiên hiệp hoành tráng
Bão “cắt mạng” sắp ập về, game thủ cầm cự ra sao?

Giftcode

Game Mobile

Game Online

Game PC

eSports

Có Thể Bạn Quan tâm

Menu