Cộng Đồng

Ngày đi lính của chàng trai làm kế toán cho ‘Tây’

Chia sẽ

Tốt nghiệp Học viện Tài chính, hiện làm kế toán ở một công ty nước ngoài, đang thu nhập ổn định nhưng Dương Huy Trường (1993) sẵn sàng nghỉ việc để nhập ngũ phục vụ Tổ quốc.

Chuẩn bị cho cuộc đời mới

Sáng chủ nhật đầu tiên của tháng ba, nắng rót mật sau chuỗi ngày mưa phùn ẩm thấp như báo hiệu mùa hè đã sẵn sàng. Bà Nhẫn mải miết đi chợ mua đồ nấu mấy mâm cơm. Ngày mai con trai bà nhập ngũ.

Bà Nhẫn có bốn người con, hai người con gái đã lấy chồng, hai cậu con trai người đang đi làm, người vẫn đang trên ghế giảng đường. Trước Tết, cậu con trai lớn nhận được lệnh đi nhập ngũ. Lo lắng mất mấy ngày, cuối cùng hai ông bà cũng nghĩ thông được chuyện sẽ xa cậu quý tử trong hai năm tới.

Chàng thanh niên ấy là Dương Huy Trường, năm nay 26 tuổi, là một trong 3.500 thanh niên thủ đô lên đường nhập ngũ ngày 5/3. Khác với tưởng tượng của phóng viên, Trường không phải là một tân binh với nhiều lo lắng, hồi hộp cho chuyến xa nhà đầu tiên trong đời.

Đó không phải là chuyến đi phượt vài ngày ngắn ngủi với bạn bè, đó cũng không phải là chuyến đi đến một nơi phồn hoa hơn để phát triển công việc, mà đó là nơi sẽ có nhiều thử thách, nhiều khó khăn của môi trường quân đội mà chàng trai Hà thành sắp phải đối mặt. Khi gặp Trường, người viết thấy ở con người ấy đầy sự lạc quan, yêu đời.

1

2

3

“Khi nhận được giấy gọi khám sức khỏe mình có hơi bất ngờ một chút nhưng sau cũng nghĩ rằng đó là nghĩa vụ nên chấp hành, vui vẻ chấp nhận thôi”, Trường chia sẻ.

Trường vẫn đi làm đến sát ngày nhập ngũ. Anh dành thời gian gặp gỡ bạn bè và người thân và tranh thủ đi cắt tóc, mua thêm đồ dùng cá nhân. “Ở quân đội cũng có căng tin nên cũng không sợ thiếu thốn, mình cứ tạm mua như thế thiếu thì bổ sung sau vậy”, Trường nói.

4

5

Lần đầu khoác balô con cóc, Trường lóng ngóng cài dây sao cho vừa người, rồi bỗng nhỏ bé trong chiếc áo rộng, cứ xoay đi xoay lại như lần đầu tiên được mặc áo mới.

“Đi nhập ngũ anh lo nhất điều gì?”

“Lo có hợp thức ăn không này, có bị bắt nạt không này, có chỗ tiêu tiền không này” – Trường cười lớn.

“Uhm, chắc là lo sẽ nhớ nhà, nhớ bố, nhớ mẹ lắm đấy” – Trường nói rồi quay đi, tránh cái nhìn của người khác.

6

7

8

9

10

Ngày nhập ngũ

5h sáng 5/3, ông Tân lúi húi mở cửa, bà Nhẫn tất bật dọn mâm cơm đặt lên ban thờ. Lúc này, Trường đã nghiêm chỉnh trong bộ quần áo lính màu xanh, lặng lẽ thắp nén nhang vái lạy tổ tiên.

Bữa cơm sáng lúc 5h30, Trường bảo đây là lần thứ hai trong đời anh ăn cơm sớm vậy. Lần đầu tiên là ngày anh đi thi đại học. Bà Nhẫn liên tục gắp thức ăn cho con, thúc con ăn thêm bát nữa. Ông Huy thì nhấp một ngụm nước chè rồi nói: “Vào đấy ngày nào cũng phải tập luyện, cơm nào cũng ăn được thôi”.

Một vài người họ hàng đến chia tay với những lời chúc giữ sức khỏe, huấn luyện tốt và không quên dúi vội vào tay cháu vài đồng tiền lẻ chúc lên đường may mắn.

11

12

13

14

15

Buổi sáng mùa xuân se lạnh, đoàn tân binh của phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm có mặt tại sân vận động của quận để làm lễ ra quân. Năm nay, cả quận có 68 thanh niên lên đường nhập ngũ.

Những chàng tân binh ngồi ngay ngắn trong hàng, vài người xoay mình như chưa quen với bộ quần áo mới, chốc chốc lại ngoái đầu nhìn người thân. Phía sau họ, bao ánh mắt đầy lo lắng và yêu thương hướng đến những người con, người cháu của mình.

Một người mẹ vội vã chạy lên đưa cho con món đồ để quên, thủ thỉ vào tai mấy lời dặn dò. Một người cha gọi với lên thông báo mọi người đã đến đầy đủ…

16

17

18

19

20

21

Trường mang theo mấy cuốn sách lên đơn vị, thói quen từ ngày còn là sinh viên, khuôn mặt bình thản cho chặng đường phía trước. Trường bảo anh không định để mẹ đi tiễn vì sợ mẹ buồn.

“Tôi sợ nó tủi thân, bạn bè có người đưa người đón, nhìn thấy con lên xe tôi mới yên lòng” – bà Nhẫn chăm chú nhìn theo mái đầu nhấp nhô của cậu con trai hòa vào cả biển người như sợ mất dấu.

22

23

24

25

Khi người lính mới bật khóc

Trong gần 70 tân binh nhập ngũ của quận Bắc Từ Liêm, có người mới chỉ là cậu trai chưa tròn 20 tuổi, có người là sinh viên đại học, có người đã đi làm, là trụ cột của gia đình.

Bạn bè, người thân tranh thủ giây phút ngắn ngủi chụp bức hình làm kỷ niệm, tranh thủ ôm ấp, dặn dò những “đứa trẻ” lần đầu tiên xa rời sự chở che, chăm sóc của bố mẹ. Nhiều người không kìm được giọt nước mắt.

Người mẹ vừa khóc vừa chạy đến xin được vào ngồi cùng con, người bà nheo mắt tìm cháu, vài người bạn cố vui vẻ để bạn an tâm lên đường.

“Bố không phải lo cho con, con lớn rồi mà”, cậu thanh niên gọi với theo bố đã quay đi, ông không đủ can đảm để nhìn con lên xe.

“Anh em nhớ bảo ban nhau nhé, có gì thì giúp đỡ nhau”, một người phụ nữ tần ngần nắm chặt tay mấy người tân binh được phân về cùng đơn vị.

30

31

32

33

34

35

Đôi mắt đỏ hoe, sống mũi cay cay, Trường nắm chặt tay bố, tay mẹ dặn dò giữ sức khỏe: “Mấy tháng nữa bố mẹ lên thăm con nhé!”.

“Hai năm tới có lẽ mình sẽ dành thời gian để định hướng công việc sau khi xuất ngũ, rồi tập gym, đọc sách lúc rảnh rỗi. Trước hết là hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ trong quân ngũ. Mong là sau hai năm mình sẽ trưởng thành, va vấp hơn”, Trường nói rồi vội vàng bước lên xe.

Chuyến xe lăn bánh chở đoàn tân binh đi Sơn Tây, những cánh tay vẫy theo đoàn xe đang tiến ra cửa nhỏ dần.

“Con đi rồi con sẽ về, mẹ nhé!”

3.500 thanh niên thủ đô lên đường nhập ngũ

Sáng 5/3, 30 quận, huyện của Hà Nội đồng loạt tổ chức lễ giao nhận quân năm 2018. Năm nay, gần 3.500 thanh niên thủ đô lên đường nhập ngũ. Trong đó có gần 1.200 thanh niên (5 nữ) tình nguyện.

Trong số 100% thanh niên trúng tuyển nghĩa vụ quân sự có nhiều tấm gương thanh niên tiêu biểu là cử nhân đại học, đảng viên trẻ hay lao động chính trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn… đã hăng hái viết đơn đăng ký lên đường.

Năm 2018, tỷ lệ thanh niên nhập ngũ có trình độ đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp chiếm 40,8%. Tỷ lệ thanh niên là đảng viên nhập ngũ khoảng 0,21%.

Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định hàng năm, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân một lần vào tháng hai hoặc tháng ba. Thời gian tại ngũ 24 tháng. Trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai.

Đối với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì được điều chỉnh thời gian gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an Nhân dân.

Bài viết của News.Zing.vn

}

Tags: , , , , , ,
Tại Nhật Bản, tồn tại một nơi có thể giúp bạn thực hiện ước mơ hóa thân thành Samurai thực thụ
Có thể bạn chưa biết: Người lồng tiếng cho Goku là một phụ nữ đã 81 tuổi và từng đạt 2 kỷ lục Guinness

Giftcode

Game Mobile

Game Online

Game PC

eSports

Có Thể Bạn Quan tâm

Menu