Cộng Đồng

Nhắc tới game thủ, những bậc phụ huynh lo sợ điều gì?

Chia sẽ

Câu chuyện về số đông các bậc phụ huynh trong thời đại này không tán thành cho con mình tiếp xúc với trò chơi điện tử, từ lâu vẫn là vấn đề xung đột tư tưởng giữa hai thế hệ một già một trẻ.

Tuy nhiên, ngoài thái độ bức xúc trước những lời cấm đoán và dò xét từ phía cha mẹ, lớp game thủ trẻ đã bao giờ thử nghĩ rằng: những hành động của các bậc làm cha mẹ khi áp đặt lên con cái cho dù vô lý nhưng ở một mức độ nào đó, nó cũng là một sự lo lắng, quan tâm mà họ dành cho con cái mình? Và đặc biệt khi nhắc tới Game, bạn có bao giờ tự hỏi vì sao Game lại khiến cho cha mẹ mình lo sợ và suy diễn nhiều tới vậy? Nếu tới giờ, những câu hỏi trên vẫn đang khiến bạn cảm thấy băn khoăn thì hãy cùng Game4V tìm hiểu qua vài lý luận trong bài viết này.

Từ đâu các bậc phụ huynh hiểu sai về Game?

hsGame Online có đáng để xếp vào hàng tệ nạn trong xã hội hiện nay?

Với một bài báo viết về vụ án hình sự nào đó, đôi khi ta sẽ thấy từ Game Online xuất hiện trong nội dung bài viết mà phần nhiều chúng đều mang tính chất đổ vạ hoặc quy chụp. Không rõ đây là do tác giả vô tình hay cố ý đề cập từ “Game” vào trong nội dung bài, dù họ có thể sẽ biết rõ loại hình giải trí này là không liên quan. Nhưng hậu quả nặng nề nó mang lại cho cộng đồng người chơi Game chân chính quả thực rất rõ ràng.

Nếu đặt địa vị người đọc là bạn – một người chơi game, sử dụng loại hình giải trí này như một công cụ giúp xả căng thẳng sau khoảng thời gian học tập, làm việc. Khi bạn đọc một bài viết có vài tính chất quy chụp rằng: Game khởi nguồn cho xu hướng bạo lực toàn xã hội. Chắc hẳn bản thân bạn sẽ có thái độ phản đối kịch liệt vì là một game thủ, bạn hiểu rõ không phải bất cứ tựa game nào cũng đẩy con người ta tới bờ vực này, cũng không có nhiều con người vì chơi game mà nghĩ tới việc thay đổi hành vi, tâm thức của mình với xã hội thực.

hs 1Game có thực sự xấu như những điều các bậc phụ huynh thường nghĩ?

Nhưng đó là cách nghĩ và thái độ phản ứng từ Game thủ – những người gắn bó lâu năm với sở thích của mình. Còn so với cách nghĩ và thái độ phản ứng của phần đông các bậc phụ huynh thì lại khác biệt hoàn toàn. Cũng giống như thói quen của các game thủ khi cập nhật thông tin từ các trang báo điện tử hoặc cộng đồng mạng xã hội, các bậc phụ huynh xưa nay vẫn trung thành và hoàn toàn tin tưởng một mực với những thông tin được đưa từ nhiều trang báo giấy chính thống.

Trong khi đó, đa phần những bài viết mang tính hình sự có chứa từ “Game” đều được các bậc phụ huynh đọc được tại đây, và tác giả những bài viết đó phần nhiều cũng là người thuộc độ tuổi thế hệ đi trước, nên chắc chắn sẽ không thể có cái nhìn khách quan, lý luận thuyết phục đối với game thủ.

Khỉ thấy, khỉ làm: Lập luận sai lầm từ thế hệ đi trước

i

Lý thuyết “monkey see, monkey do theory.” (Con khỉ thấy – con khỉ làm điều nó thấy) đã xuất hiện từ lâu ở phương Tây, và đặc biệt nó được phổ biến rộng rãi tại Trung Quốc, là nguyên cớ chính cho tư tưởng ngăn cấm con cái chơi game của các bậc phụ huynh tại quốc gia này.

Theo lập luận từ các bậc phụ huynh Trung Quốc dựa theo lý thuyết này, nếu họ tạo điều kiện cho con cái họ tiếp xúc với trò chơi điện tử, chắc chắn chúng sẽ sớm bị bội nhiễm tính bạo lực từ những tựa game 18+, theo đó nhân cách hình thành cũng sẽ sớm trở thành tác nhân, gây nguy hiểm tới toàn xã hội.

hs 4

Tuy nhiên với những nghiên cứu tâm lý về sau này, lý thuyết kế trên nhanh chóng được chứng minh là một sai lầm lớn. Đằng sau những câu chuyện về nhân vật thành đạt nhờ kỹ năng kinh doanh học được từ Game, hoạt động từ thiện, giải đấu thể thao điện tử.. có ai dám chắc tất cả mọi người chơi game đều mang chung kết cục là trong ngôi nhà đá?

Những lo sợ hài hước từ các bậc làm cha mẹ

hs 3

Bên cạnh những lập luận vô thưởng vô phạt mà một số game thủ phải chịu từ phụ huynh của mình, luôn có những lý do hài hước được các bậc phụ huynh lấy làm cớ cấm đoán con cái mình tiếp xúc với game. Ví dụ như nhiều phụ huynh lo sợ việc sử dụng máy tính nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới thị lực con cái họ, khiến dung mạo con cái họ trở nên xấu xí, sau này khó lấy được vợ (?!).

Nghe thì có vẻ hài hước nhưng nếu xét về mặt khoa học, việc các bậc phụ huynh lo ngại về tác động từ game đối với tâm lý và sức khỏe của con cái họ là điều hoàn toàn hợp lý. Trao đổi cùng Phóng viên Game4V, Bác sĩ Trịnh Lê Tâm – làm việc tại Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho biết:

hs 5

“Ngoài những ảnh hưởng về mặt tâm lý sau một thời gian dài chơi Game liên tục, tình trạng sức khỏe cũng là điều chính các game thủ nên quan tâm đối với bản thân mình. Người sử dụng máy tính lâu sẽ chịu bức xạ từ sóng tuyến tới từ ánh sáng màn hình, gây ra một số bệnh liên quan tới mắt và chứng vàng da.

Chưa kể hầu hết Vitamin D – dưỡng chất mọi người cần dung nạp vào cơ thể hàng ngày là từ ánh sáng mặt trời. Nhưng với các bạn game thủ, rất đông bạn dành hầu hết thời gian trong quán Net thiếu sáng, chắc chắnhọ sẽ không có đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể. Và sự thiếu hụt lượng Vitamin D này sẽ liên quan đến một loạt các vấn đề sức khỏe, như các bệnh về xương, và một số bệnh ung thư.”

}

Tags:
Huawei là NSX smartphone lớn nhất thế giới tháng 05
Game4V gửi tặng Giftcode Cuồng Ma Chi Kiếm nhân dịp Closed Beta 28/08

Giftcode

Game Mobile

Game Online

Game PC

eSports

Có Thể Bạn Quan tâm

Menu