eSports

LMHT: Những vị tướng được ‘hưởng sái’ từ Chung Kết mùa 4

Chia sẽ

Điểm qua những vị tướng được hưởng lợi nhiều nhất trong Chung Kết mùa 4 năm nay.

Cùng trang tin game Game4V điểm qua những vị tướng nổi lên như 1 thế lực trong Chung Kết mùa 4 năm nay.

Đường trên – Ryze và Maokai

Ngoại trừ một cái tên mà chúng tôi không tiện nhắc tới, đây là 2 hot-boy ở đường trên ở thời điểm hiện tại. Với sức mạnh và hoàn toàn phù hợp với chiến thuật, cộng thêm mức độ dễ sử dụng, 2 vị tướng này đương nhiên được các đội đến với CKTG tin dùng.

LMHT

Về phần Ryze, đây là vị tướng được những đội có phong cách thi đấu chắc chắn, an toàn và khỏe ở cuối trận đấu. Ryze sở hữu sát thương lớn trên diện rộng, có kĩ năng khống chế và vẫn nhiều sát thương khi lên đồ chống chịu có năng lượng. Đây cũng là điểm mà tất cả các đội thi đấu Chung Kết mùa 4 năm nay đều thèm muốn. Nên chúng ta cũng không khó hiểu khi Ryze là tướng đường trên được chọn nhiều nhất với 31 lần chọn (tất nhiên là có Ryze đường giữa, nhưng không đáng kể), và tỉ lệ thắng đem lại cũng khá cao – 65%.

LMHT

Maokai là lựa chọn được ưa dùng tiếp theo với 21 lần xuất hiện. Maokai ở phiên bản 4.14 (phiên bản mà CKTG dùng thi đấu) dù không còn cho phép chiêu cuối tồn tại thoải mái nhưng lượng giảm sát thương trong 10 giây này cũng rất nhiều, cộng thêm 3 kĩ năng khống chế và 1 kĩ năng theo % máu khiến Maokai cũng rất mạnh trong mọi thời điểm, đặc biệt là giai đoạn giữa trận. Mặc dù vậy, tỉ lệ thắng của Maokai không kinh khủng lắm khi chỉ dừng ở mức 52%.

Đi rừng – LeeSin và Kha’Zix

LMHT

LeeSin có lẽ là vị tướng được trọng dụng nhất trong mọi mùa giải CKTG của LMHT. Sở hữu khả năng cơ động cao tạo nên sự ảo diệu, sát thương đầu trận khá lớn tạo nên sự áp đảo đầu trận và chiêu cuối tạo nên sự đột biến (nếu sút thành công chủ lực đối phương về cho đối thủ), LeeSin là vị tướng tạo nên nhiều cảm xúc mạnh cho người xem. Với 39 lần xuất hiện, LeeSin chiến thắng 56% trong số đó – có lẽ vì vị tướng này hơi khó dùng và mất nhiều tác dụng khi gặp đội hình bảo kê mạnh, đặc biệt CKTG luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu nên LeeSin hơi ít đất diễn.

LMHT

Mặc dù là đàn em của LeeSin nhưng Kha’Zix còn tỏ ra vượt trội hơn LeeSin ở việc được lựa chọn, do LeeSin bị cấm nhiều hơn còn Kha’Zix chỉ bị cấm nếu đây là tướng tủ của một người chơi nào đó. Sau một loạt thay đổi ở chiêu Q và R, Kha’Zix có vẻ mất đi độ đáng sợ của mình, nhưng bù lại, việc chiêu W được sử dụng nhiều bỗng tạo thành lợi thế cho Kha’Zix – phù hợp với yêu cầu chơi an toàn, cầm chừng của CKTG. Mặc dù vậy, chính việc giảm sức mạnh khiến Kha’Zix chỉ chiến thắng 23 trong 50 trận xuất hiện.

Đường giữa – Zed và Orianna

LMHT

Nhờ được thay đổi một chút về chiêu cuối (hiện hình ở phía xa thay vì gần với phân thân), Zed đang dần lấy lại sự tin tưởng cho các đội trong mùa Chung Kết năm nay. Khả năng sát thủ của Zed được khôi phục, cộng với khả năng đi đường tốt hàng đầu cũng như khả năng đẩy đường lẻ tốt bậc nhất LMHT, Zed là một lựa chọn vừa giúp bạn chơi hổ báo mà vừa có thể chơi an toàn nếu muốn. Chính vì vậy, hắn được chọn 19 lần, mặc dù tỉ lệ thắng chỉ hơn 47%.

LMHT

Orianna là lựa chọn đường giữa được sử dụng nhiều nhất tính đến thời điểm hiện tại. Bộ kĩ năng của quý cô dây cót giúp cô ta là vị tướng chơi an toàn, đa năng nhưng cũng có thể gây đột biến bất cứ khi nào cần. Và khi mà Orianna đã toả sáng ở cả mùa 2 và mùa 3, không có lí do gì mà vị tướng này không tiếp tục được tin dùng tại CKTG mùa 4.

Xạ thủ – Lucian và Tristana

Hai vị tướng có phong cách chơi giống nhau nhưng về khả năng phát huy sức mạnh có phần trái ngược này chính là 2 xạ thủ xuất hiện nhiều nhất.

LMHT

Với Lucian, khả năng đi đường cũng như giao tranh ở đầu và giữa trận của anh da đen 3 súng là điều không cần bàn cãi nhiều. Bộ kĩ năng hồi khá nhanh cùng lượng năng lượng khá rẻ khiến Lucian đẩy đường cũng như đánh nhau đều tốt, đặc biệt nếu người chơi sử dụng Lucian biết cách tận dụng nội tại – ở CKTG thì chắc chắn ai cũng làm được. Điểm yếu duy nhất về tầm bắn quá ngắn của Lucian cũng được khắc phục khi đặt vào những đội hình giao tranh mạnh hoặc tập trung đẩy đường từ giữa trận.

LMHT

Về phần Tristana, chúng ta đã thấy sức mạnh của cô nàng xạ thủ Yordle kinh khủng như thế nào, đặc biệt là trong tay những người chơi hàng đầu như Imp hay Uzi. Mặc dù không đi đường quá mạnh như Lucian, nhưng Tristana vẫn là ác mộng với xạ thủ – hỗ trợ đối phương nếu họ không có một câu trả lời thích hợp khi cô ta liên tục đẩy lính lên cao và phá trụ từ từ. Còn về cuối trận thì tầm bắn cơ bản xa nhất LMHT cùng một kĩ năng tăng đến 90% tốc độ đánh trong 7 giây khiến Tristana gần như là xạ thủ mạnh nhất – kết hợp cả sự an toàn và sát thương. Tuy nhiên, tỉ lệ thắng của cô rất tệ khi dừng ở mức 39%, quá thấp so với những gì tôi chém gió ở trên.

Hỗ trợ – Janna và Thresh

Chỉ cần xem qua vài trận đấu của CKTG mùa 4 thì chúng ta có thể gọi tên ngay 2 tướng hỗ trợ này, khi mà họ xuất hiện với mật độ khá nhiều – 36 trận với Thresh và 37 trận với Janna.

LMHT

Không có gì ngạc nhiên khi Thresh là hỗ trợ được điểm mặt gọi tên nhiều nhất tại CKTG, điều này vốn đã được dự báo trước từ rất lâu trước đây. Bộ kĩ năng khống chế đặc trưng giúp Thresh có thể nhanh chóng bắt gọn gàng một địch thủ để cả đội làm thịt – đặc biệt nếu đó là chủ lực của đối thủ. Kĩ năng Con đường tăm tối [W] cũng là một công cụ 2 trong 1 – có thể cứu đồng đội trong chân tơ kẽ tóc hoặc kéo họ đến tiêu diệt đối thủ. Nhìn chung, Thresh xứng đáng với danh hiệu hỗ trợ số 1.

LMHT

Janna là vị tướng hỗ trợ chỉ mới được lựa chọn trở lại thời gian gần đây nhưng cũng thể hiện sự hiệu quả của mình khi hất cẳng 2 hỗ trợ tiềm năng khác là Nami và Leona trong cuộc đua với Thresh. Bộ kĩ năng của Janna cũng có nhiều khống chế không kém gì Thresh và cô ta còn nổi trội hơn khi đẩy đường hoặc phòng thủ nhà với kĩ năng Mắt bão [E]. Tỉ lệ thắng của cô nàng này cũng rất đáng nể: 62%.

>>> Các chế độ chơi xuất hiện trong LMHT

}

Tags: , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,
LMHT: Các chế độ chơi xuất hiện trong LMHT
Dota 2: Mineski và MSI dính nghi án bán độ nghiêm trọng

Giftcode

Game Mobile

Game Online

Game PC

eSports

Có Thể Bạn Quan tâm

Menu