Game Online

Biến động nhân sự ngành game: Trong cái họa có cái may

Chia sẽ

Gần đây nhân sự ngành game đang xuất hiện những thay đổi lớn về mặt nhân sự. Cụ thể như lãnh đạo một số công ty lớn “nghỉ việc” hoặc “nhảy” sang các công ty khác. Hay một loạt công ty thay đổi cơ cấu nhân sự  khiến hàng loạt nhân viên phải nói lời tạm biệt… Phải chăng đây là dấu hiệu báo trước về sự bão hòa, xuống dốc của ngành game, hay đơn giản đó chỉ là một sự tình cờ giữa các công ty trong ngành?

Nhìn từ con số

Trước khi đề cập đến việc đây là tín hiệu tốt hay xấu chúng ta cần xem qua các con số biết nói của ngành game. Cụ thể theo số liệu của SuperData reseach, thì tổng doanh thu game trên toàn thế giới sẽ tiếp tục đột phá với mức 74,2 tỷ USD, năm 2017 sẽ chậm lại một chút với 81,7 tỷ USD. Nếu đi sâu vào chi tiết các con số ta sẽ thấy hiện nay doanh thu đến từ khu vực Bắc Mỹ 23,6 tỷ USD, đứng số 2 là Châu Á với 23,1 tỷ USD. Tuy nhiên Châu Á sẽ sớm vượt mặt Bắc Mỹ và trở thành thị trường game số 1 thế giới. Tiếp tục đi sâu vào khu vực Đông Nam Á, chúng ta sẽ có rất nhiều số liệu khả quan, cụ thể như đây là khu vực phát triển game online, mobile nhanh nhất thế giới. Trong số này có Việt Nam với quy mô thuộc hàng thứ 3 về tổng doanh thu cũng như quy mô thị trường. Đây là những tín hiệu cho thấy ngành game chỉ hơi chững lại chứ chưa đi xuống như nhiều người vẫn nghĩ, thậm chí nó vẫn trong đà tăng trưởng.

nhân sự ngành game

Dòng Game Mobile tại Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ và được ưa chuộng. (Ảnh minh họa)

Trong suốt 2 – 3 năm qua, Game online Việt Nam (webgame, client) tuy không có gì nổi trội nhưng ngành game mobile lại cực kỳ phát triển. Theo một số liệu mà VNG cung cấp thì ngành game mobile Việt Nam đã mức 210 triệu đô (4200 tỷ đồng), trong khi cách đó 2 năm cả ngành game Việt Nam năm 2012 tổng doanh thủ chỉ đạt khoảng 5000 tỷ.

Những con số biết nói trên đã cho thấy rằng ngành game thế giới đã và đang phat triển. Việt Nam cũng đã và đang bắt nhịp guồng quay này với tiềm năng cực kỳ lớn. Nếu nói đây là một sự suy thoái là hoàn toàn sai với những chỉ số lên. Tuy nhiên ngành game Việt đã qua cái thời kỳ phát triển nóng, chuyển qua thời kỳ phát triển ổn định, lâu dài. Đây cũng là lúc cần những chiến lược mới.

Tại sao lại thay đổi nhân sự?

Bất kỳ ngành nào mới trong giai đoạn phát triển nóng cũng có dấu hiệu của hiện tượng “phình” nhân sự cực lớn. Bởi lúc đó miếng bánh thị trường còn chưa có nhiều người khai phá, cần một nỗ lực về cả sức người lẫn “sức của” để nhanh chóng chiếm lĩnh phần ngon về cho mình. Có rất nhiều công ty đã thành công với chiến lược này, trong khi một số thị trường khác lại trở thành “bong bóng” vì sự đầu cơ của các ông lớn. Nhưng ngành game mobile thì khác. Bởi người dùng là có thật, khát khao giải trí, kết nối luôn luôn tăng trưởng không ngừng. Nó chính là sự phát triển tất yếu của nhu cầu con người.

nhân sự ngành game

Tuy nhiên khi các công ty bắt đầu hình thành địa vị nhất định của mình trong thị trường đó. Khi có quá nhiều công ty cùng thấy miếng ngon và thi nhau nhảy vào cạnh tranh thì đây là lúc các công ty cần có những chiến lược mang tính dài hơi hơn là tiếp tục nhắm mắt đổ cả sức người lẫn sức của vào thị trường đó. Nếu không những đơn vị đó sẽ sớm trở thành những kẻ đốt tiền nhiều hơn là kiếm, phá sản là điều chắc chắn không thể tránh khỏi. Thương mại điện tử, Group-on Việt Nam chính là minh chứng cụ thể cho điều đó. Có một thời các bên như: Muachung, Hotdeal, Nhóm Mua thi nhau đốt tiền quảng cáo, thuê nhân sự cao cấp về để rồi sau nhiều năm nhìn lại ta sẽ thấy nó không phát triển và tạo ra nhiều doanh thu như kỳ vọng. Không nói quá khi nói Group-on chính là “bong bóng” dot net một thời của Việt Nam.

Ngành game cũng vậy, với số lượng game mobile và online tăng với cấp số nhân thì cũng là lúc các công ty cần tối ưu hóa bộ máy nhân sự, cải tổ doanh nghiệp. Như thế họ sẽ có tiền để tiếp tục tái đầu tư vào các hạng mục khác như đầu tư làm thương hiệu để khẳng định vị thế trong lòng game thủ. Đầu tư các sản phẩm chất lượng thay vì làm nhiều sản phẩm kém, rác làm loãng thị trường. Ngoài ra giờ là lúc để đi chậm lại tìm cách đẩy mạnh cộng đồng, chăm sóc người chơi, lôi kéo khách hàng tiềm năng thay vì bòn rút tiền từ thị trường như trước.

Lợi ích

Về mặt nhân lực, với việc cải tổ lại bộ máy của mình, họ có thể có thêm chỗ trống để lôi kéo những người giỏi hơn chuyên môn tốt hơn. Đồng thời các công ty này có thể giữ lại cho mình những người “cứng”, muốn cống hiến và đóng góp cho công ty, tạo ra lợi thế dài lâu hơn các đối thủ khác. Tất cả những chi phí tiết kiệm trong quá trình thay đổi nhân sự sẽ có kế hoạch để thực hiện các việc trên. Đây là điều hoàn toàn có lợi cho các nhân viên tiếp tục gắn bó với ngành game.

nhân sự ngành game

Mặt khác, việc thay đổi và cơ cấu nhân sự tuy có thể khiến một lượng nhân sự trong ngành trở thành những người “thất nghiệp”. Nhưng đây là cơ hội để những người không có ý định gắn bó lâu dài có thể tìm một công việc khác phù hợp hơn. Nó tạo ra tính đào thải, cạnh tranh, những nhân lực yếu cần có động lực vươn lên trụ lại, những nhân lực giỏi, có khả năng vươn lên làm lãnh đạo. Hoặc nó sẽ đào thải những nhân lực không có động lực lẫn tài năng để ngành game ngày một phát triển. Đây là sự hy sinh tất yếu mà ngành nào khi đến giai đoạn cực thịnh cũng phải đối mặt. Điển hình như các ngành sản xuất công nghiệp. khi máy móc thay thế con người, con người cần phải phát triển về mặt trí tuệ để làm các việc mang tính sáng tạo và đột phá hơn như kỹ sư chế tạo máy móc, thợ thủ công tinh xảo (làm những việc máy móc không làm nổi). Hay như khi ngành Internet phát triển, rất nhiều nhân sự  trong các ngành dịch vụ bị đào thải, nhưng đồng thời nó sinh ra nhiều nhân sự cao cấp hơn như: Chuyên viên SEO, chuyên viên Marketing, chuyên viên mạng xã hội v..v…

Tất cả những yếu tố trên cho chúng ta thấy, hy sinh, sa thải nhân sự là một phần tất yếu của bất kỳ ngành nào từ giai đoạn phát triển nóng chuyển qua phát triển ổn định. Đây không có nghĩa là cả ngành game đang chững lại mà nó mở ra một kỷ nguyên mới, nơi các dịch vụ liên quan đến game sẽ được phát triển toàn diện. Các sản phẩm game sẽ được tập trung nhiều hơn thay vì rải rác tìm kiếm lợi nhuận giúp cho chất lượng chung được nâng lên. Đồng thời cac nhân sự cũng đối mặt với thách thức nâng cao hay đào thải để nâng cao chuyên môn và khả năng của mình.

Trong cái họa có cái may

nhân sự ngành game

Hy vọng với những cải tổ trên người được lợi nhất sẽ là game thủ, bởi ngành nào muốn phát triển thì khách hàng mục tiêu ngành đó phải đạt được những hài lòng nhất định. Có như thế họ mới sẵn sàng bỏ tiền, kích thích sự phát triển từ chất lượng cho đến marketing sản phẩm. Nếu các công ty game làm được điều này thì ngày Việt Nam trở thành một thị trường quan trọng trên bản đồ game thế giới sẽ không còn xa. Nên nói không sai nếu nhìn thấy sự thay đổi nhân sự chính là một cái “phúc” của làng game Việt.

>>> Webgame, nhà phát hành Việt và ‘rác’

}

Tags: , , , , , , ,
Choáng với 24 lớp nhân vật Hán Sở Vô Song
Tin đồn Aliza là vị tướng thứ 139 của LMHT – Con mắt địa ngục tới từ Freljord

Giftcode

Game Mobile

Game Online

Game PC

eSports

Có Thể Bạn Quan tâm

Menu