Tai giữa của con người có nguồn gốc từ mang cá?
Theo tin từ Tân Hoa Xã ngày 2/6, Tạp chí học thuật Quốc tế Frontiers of Ecology and Evolution gần đây đã công bố kết quả nghiên cứu mới nhất đến từ các nhà khoa học Trung Quốc, Thụy Điển và Vương quốc Anh. Kết quả nghiên cứu cho thấy: tai giữa của con người tiến hóa từ mang cá.
Tác giả thứ nhất và thứ hai của bài nghiên cứu này là Gai Zhi Kun đến từ Viện nghiên cứu khoa học Trung Quốc và viện sĩ Zhu Min đến từ Học viện khoa học Trung Quốc; tác giả thứ ba và thứ tư lần lượt là Eric Elberg – Viện sĩ học viện khoa học hoàng gia Thụy Điển và Philip Donoghue – Viện sĩ học viện khoa học hoàng gia Anh.
Gai Zhi Kun cho rằng, tai giữa là bí mật thính giác nhạy bén của loài người, trước mắt đã có đầy đủ bằng chứng và hóa thạch chứng minh rằng, tai giữa của con người là tiến hóa từ lỗ thở của loài cá.
Nhưng lỗ thở từ đâu mà có? Câu hỏi này đã làm giới khoa học phải đau đầu trong hàng trăm năm qua. Cuối cùng, các nhà khoa học đã tìm ra manh mối về bí ẩn từ các hóa thạch ở Trung Quốc.
Đây là hóa thạch sọ não của loài cá Shuyu 438 triệu năm tuổi được tìm thấy ở Trường Hưng, Chiết Giang, Trung Quốc. Hình ảnh được cung cấp bởi Gai Zhi Kun – một nhà nghiên cứu đến từ Học viện khoa học Trung Quốc.
“Gần 20 năm qua, đội ngũ nghiên cứu của chúng tôi đã liên tiếp tìm thấy sọ não của cá shuyu 400 triệu năm tuổi và hóa thạch của loài Laxaspis qujingensis được bảo toàn nguyên vẹn ở Trường Hưng, Chiết Giang và Vân Nam, những hóa thạch này cung cấp những chứng cứ hóa thạch và giải phẫu chính xác cho thấy lỗ thở của động vật có xương sống có nguồn gốc từ cá”, Gai Zhi Kun nói.
Theo báo cáo, những hóa thạch này đã được đưa đến Thụy Sĩ để quét không phá hủy. Sau đó, phần mềm tái tạo 3D đã được sử dụng để tái tạo bộ não của cá Shuyu, có tổng cộng bảy bộ não hóa thạch của Shuyu đã được tái tạo, gần như tái hiện lại được toàn bộ não, các dây thần kinh và mạch máu trong não.
Đây là hóa thạch của loài Laxaspis qujingensis 410 triệu năm tuổi được phát hiện ở Vân Nam, bảo tồn được cấu trúc của các sợi mang. Ảnh do Gai Zhi Kun – nhà nghiên cứu của Học viện khoa học Trung Quốc cung cấp.
Gai Zhi Kun cho biết, khám phá mới nhất giải thích tại sao tai giữa với vòm họng của con người lại thông với nhau. Gai Zhi Kun nói: “Đây là tàn tích tiến hóa mà các loài cá cổ đại để lại cho con người. Chúng tôi gọi đó là ống Eustachian”.
(Theo QQ News)
Xem thêm: MC người Mỹ công khai chỉ trích việc tổng thống Biden mời nhóm nhạc Hàn Quốc BTS đến Nhà Trắng
}