Tại bảo tàng huyện Đức An, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) hiện vẫn đang lưu giữ chiếc bánh ú có niên đại lên tới 748 năm.
Tết Đoan Ngọ diễn ra vào ngày 5/5 (Âm lịch) là một ngày Tết truyền thống ở một số nước khu vực Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Tết Đoan Ngọ đã tồn tại từ lâu trong văn hóa dân gian Phương Đông, ảnh hưởng nhiều tới lối sống, sinh hoạt của người dân. Vào ngày này ở Việt Nam, người dân thường ăn cơm rượu nếp, các loại hoa quả như mận, vải. Còn ở Trung Quốc, món ăn được sử dụng vào ngày này lại là bánh ú (hay còn được gọi là bánh bá trạng).
Tương truyền, sau khi Khuất Nguyên nhảy sông Mịch La tự vẫn, sợ cá tôm rỉa xác của ông nên người dân đã dùng nếp và lá để gói thành bánh, đem thả xuống sông cho cá ăn để bảo vệ thân xác của ông. Từ đó, xuất hiện tập tục ăn bánh ú trong ngày Tết này. Tùy mỗi vùng khác nhau mà nhân bánh nếp có thể là thịt, đỗ xanh, long nhãn, trứng mặn hay hạt dẻ nhuyễn, hạt tiêu,…
Nhờ vào lịch sử lâu đời của loại bánh này mà mới đây, bảo tàng huyện Đức An, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) đã trưng bày, giới thiệu mẫu vật là hai chiếc bánh ú có niên đại tới 748 năm. Được biết, chiếc bánh này được làm ra vào thời Nam Tống (từ năm 1127-1279).

Hai chiếc bánh ú khiến người dân Trung Quốc trầm trồ vì có niên đại hơn 700 năm.

Theo như các chuyên gia thẩm định, đây chính là hai chiếc bánh ú lâu đời nhất còn lại trên thế giới. Hằng năm, có rất nhiều người dân, du khách đổ tới bảo tàng để chiêm ngưỡng mẫu cổ vật này.

Bánh dài 6cm, rộng 3cm, kích thước chỉ bằng nắm tay.

Theo Li Jia, một người làm công việc thuyết minh tại Bảo tàng cho biết, hai chiếc bánh ú được khai quật vào năm 1988, ở ngôi mộ của một người họ Chu. Tay phải của người này cầm một cành đào dài 40 cm, trên cành đào có buộc hai chiếc bánh ú.
Nguồn: Sohu
Xem thêm: MC người Mỹ công khai chỉ trích việc tổng thống Biden mời nhóm nhạc Hàn Quốc BTS đến Nhà Trắng
}