Cộng Đồng

Epic không chỉ “cướp” game từ tay Valve, lãnh đạo của hãng còn ‘dùng chùa’ Data trên Steam để kiếm tiền

Chia sẽ

Sự phẫn nộ mà cộng đồng nhắm đến cửa hàng Epic Store gần đây đã khiến người viết phải đào sâu tìm hiểu về một vài cá nhân đứng đằng sau nó. Thú vị thay, Serge Galyonkin, tức nhà sáng tạo ra SteamSpy kiêm bậc thầy về kiếm tiền từ dữ liệu miễn phí, lại chính là giám đốc chiến lược xuất bản tại Epic Games.

Với việc các trò chơi điện tử ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới, nên sự quan tâm đến các số liệu thống kê và doanh số bán hàng cũng tăng lên tương ứng. Đóng vai trò của một giải pháp danh cho nhu cầu này trên thị trường, SteamChart đã được tạo ra vào năm 2012. Trang web này rất đơn giản, với khung sườn cốt lõi xoay quanh nguồn dữ liệu hiển thị rất chính xác về số lượng người chơi đồng thời. Tất cả điều này đã được thực hiện nhờ vào API công khai cung cấp số lượng người chơi miễn phí trên nền tảng do Valve điều hành.

Vừa phát free, game phiêu lưu này từ "lèo tèo" vài chục vọt lên lên đến 189k người chơi

Không lâu sau, các trang web theo dõi dữ liệu khác như SteamSpy và GitHyp cũng bắt đầu xuất hiện. Trong khi GitHyp cung cấp các thống kê Steam và Twitch miễn phí, SteamSpy ghi điểm bằng cách cung cấp số lượng bán hàng cùng với số lượng người chơi. Nhưng làm thế nào mà SteamSpy có thể tính toán số lượng bán hàng của các trò chơi trên Steam? Đó là điều khiến cộng đồng không khỏi băn khoăn.

Cách đây ít lâu, Serge Galyonkin đã từng viết trên Twitter cho biết SteamSpy sẽ ngừng hoạt động do một số thay đổi trong Steam API, khi nó không còn cung cấp dữ liệu người dùng mà không có sự đồng ý của họ. Nhưng sau đó thay vì ngừng hẳn dịch vụ, Galyonik quyết định tiếp tục duy trì trang web bằng cách thu phí một số data.

Epic không chỉ "cướp" game từ tay Valve, lãnh đạo của nó còn dùng Data trên Steam để kiếm tiền

Ví dụ trên cho thấy cách mà Serge Galyonkin khóa nguồn thông tin – vốn không còn chuẩn xác như trong quá khứ – sau tấm vách ngăn mang tên “thu phí dữ liệu”. Vì Steam không còn cung cấp số liệu công khai, kéo theo sự xác thực về thông tin doanh số bán hàng của SteamSpy cũng suy giảm đáng kể. Trên trang web của mình, Galyonkin yêu cầu những ai muốn truy cập vào mớ data đó ít nhất phải chi ra 10 đô la mỗi tháng. Nhưng những con số này được tạo thành như thế nào và độ chính xác của nó ra sao thì chẳng ai rõ.

Epic Games hé lộ "chiêu bài" giành game độc quyền từ tay Steam

Thú vị thay, nhờ sử dụng dữ liệu Steam mà Galyonkin – Giám đốc Chiến lược Xuất bản tại Epic Games – có thể kiếm được số tiền kha khá (theo báo cáo vào khoảng 14 nghìn đô la Mỹ – khoảng 325 triệu đồng/tháng). Xét đến việc Epic Store và Steam đang cạnh tranh nhau gay gắt, bạn không thể loại trừ kịch bản trong đó SteamSpy cố tình hạ thấp số lượng bán hàng trên Steam một cách có chủ ý, để cho thấy rằng cửa hàng bên họ đang bán được nhiều hơn và sẽ khó có thể kiểm tra tính xác thực.

Nhìn vào phương thức kiếm tiền của vị này trên trang web riêng, sẽ không quá ngạc nhiên nếu ông ta cũng chính là người đứng sau các thỏa thuận xuất bản độc quyền đình đám gần đây trên Epic Store như Metro Exodus và The Division 2.

Theo steemit

http://game4v.com/pc-console/pubg-duoc-vinh-danh-la-game-cua-nam-tai-giai-thuong-steam-awards-2018-554137.g4v

}

Tags: , , , ,
Cris Devil Gamer: Từ chàng trai mang danh “thiếu gia” đến Youtuber hơn 5,2 triệu subscriber, tự mua được nhà riêng ở tuổi 26
Pewpew chia sẻ gì về nghề Streamer/ Youtuber tại Việt Nam trong năm 2019?

Giftcode

Game Mobile

Game Online

Game PC

eSports

Có Thể Bạn Quan tâm

Menu