Phim-Truyện

Điều gì làm nên một OP và ED ấn tượng?

Chia sẽ

OP và ED là cách hiệu quả nhất để tạo hiệu ứng cảm xúc, ấn tượng ban đầu cho người xem anime. Vậy đâu là những yếu tố quan trọng cho một OP và ED hay.

Trong hầu hết mọi bộ anime, tập phim (thường là tập thứ 2 trở đi) bắt đầu với một đoạn âm nhạc đi kèm với một đoạn hoạt hình ngắn – thường kéo dài một phút hoặc lâu hơn chút ít – được gọi tắt là OP. Một bài hát và hoạt hình dành cho kết thúc mỗi tập cũng được phát cùng với phần credit – được gọi tắt là ED. Đó là một cách để tạo hiệu ứng cảm xúc bắt đầu và kết thúc cho mỗi tập phim dài 24 phút và để tận dụng thời gian hiển thị thông tin về ekip sản xuất.

Bắt đầu với OP, chúng là ấn tượng đầu tiên đối với toàn bộ một câu chuyện nào đó mà nhà sản xuất anime muốn truyền tải. Thông thường hình ảnh của nó sẽ chứa các nhân vật, sự kiện, đối tượng và nhiều thứ khác được quan tâm như fan-service, spoil,… Bài hát ít nhất phải bắt tai, sôi động hoặc phù hợp với màu sắc của bộ anime đó. Đôi khi cũng có những bài tiết tấu tương đối nhẹ, sâu lắng và ma mị hơn như: Goblin Slayer, Wonder Egg Priority, Attack on Titan Ss3 – Part 1, The Journey Of Elaina,…

Sudachi no Uta – Wonder Egg Priority OP

Literature – The Journey Of Elaina OP

ED của anime thường bị người xem bỏ qua nhiều hơn vì vậy chúng có xu hướng ít được đầu tư cả hình ảnh lẫn âm nhạc hơn so với OP. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là ED sẽ có chất lượng thấp. Rất nhiều anime có ED được đánh giá cao hơn OP của chính nó. Cá nhân tôi cảm thấy nhiều anime thành công về mặt truyền tải nội dung lại nhờ phần lớn cảm xúc ở kết mỗi tập phim mà ED mang lại.

Những anime tiêu biểu cho điều này có thể kể đến như: Beyond the Boundary, Stein;Gate 0, Parasyte, Attack on Titan Ss4,… Sự độc đáo của những ED này nằm ở chỗ nó sử dụng luôn một phần hình ảnh từ tập phim thay vì sử dụng một đoạn hoạt hình ngắn riêng biệt. Bài hát cũng được vang lên vào những phân cảnh cự kì cảm xúc, trước cả khi tập phim kết thúc. Tôi hầu như đã nán lại ở mọi tập phim của những anime kể trên, đơn giản vì những ED này thực sự chạm đến cảm xúc của tôi lúc đó.

Last Game – Stein;Gate 0 ED

Daisy – Beyond the Boundary ED

Với tất cả những gì đã nói, thế nào là một OP hay ED tuyệt vời dành cho anime? Điều đó thực sự có thể khác nhau giữa những người xem nhưng tôi sẽ chia sẻ những gì cá nhân tôi cảm thấy là những yếu tố quan trọng cho một OP và ED hay.

1. Mối quan hệ của lyric, hình ảnh và giai điệu với câu chuyện chính

Âm nhạc là thứ làm cho OP hoặc ED được chú ý nhất. Nó ít nhất phải chiếm 80% sự chú ý của người xem anime. Vì vậy ca khúc được chọn phải hấp dẫn, phù hợp với giai điệu của bộ phim và thậm chí buộc người xem phải tìm nghe bản nhạc gốc.

Nó sẽ còn hay hơn khi lời của bài hát nói trên được liên kết chặt chẽ với chính câu chuyện của bộ anime. Một ví dụ về điều này là OP của bộ anime The World God Only Knows.

God only knows – The World God Only Knows OP

Lời bài hát bằng tiếng Anh nhưng được hát bằng giọng Nhật. Nó kể về việc nhân vật chính, Keima Katsuragi, bị buộc phải rời khỏi lối sống otaku của mình để chinh phục các cô gái ngoài đời thực, trái ngược với những nhân vật nữ mà anh ta chinh phục trong game. Nhưng bằng cách nào đó, Keima bị cảm xúc mâu thuẫn cuốn đi trong quá trình chinh phục những cô gái. Bài hát thể hiện sự phủ nhận của Keima về bất kỳ loại tình cảm nảy sinh nào và tự huyễn bản thân rằng đây chỉ là công việc.

Hay như OP của Attack on Titan Ss2, nơi mà từng câu từ vang lên như một lời khẳng định giành lại tự do: “Sẵn sàng hi sinh, hiến dâng cả mạng sống hay linh hồn. Dâng hiến cả trái tim cho giây phút này. Tất cả để giành lấy tương lai từ bọn Titan”. Đó là những ý chính trong phần lời của ca khúc Shinzou wo Sasageyo.

Shinzou wo Sasageyo – Attack on Titan Ss2

Lời bài hát được band nhạc Linked Horizon lựa chọn một cách khéo léo và tài tình đến mức nó gần như kể hết nội dung của mùa thứ 2. Với bối cảnh của bộ phim, khi mà những sự thật chưa từng được tiết lộ, vấn đề của nhân loại vào thời điểm đó là vượt qua nỗi sợ và tiêu diệt lũ Titan không hơn không kém; câu từ và giai điệu hùng hồn của ca khúc 100% chạm vào cảm xúc của mọi fan hâm mộ Attack on Titan. Tôi không nghĩ có ai đó sẽ nói rằng ca khúc này là một ca khúc dở.

2. Hình ảnh OP & ED thích ứng với hoàn cảnh câu chuyện

Luôn có một sự kiện trong đoạn phim của OP hoặc ED khiến người xem phải thốt lên: “Có phải điều đó vừa xảy ra không?” hoặc “Điều đó sẽ xảy ra chăng?”. Đặc biệt, tôi luôn thích việc các hãng phim chỉ thay đổi đôi chút hình ảnh cho phù hợp với diễn biến hoàn cảnh của câu chuyện.

Một ví dụ về điều này là sự thay đổi có chủ ý về hình ảnh cho ED của No Game No Life.

Oracion – No Game No Life ED (ep.7 & ep.8)

Video này là sự so sánh các phiên bản ED trong tập thứ bảy và thứ tám. Trong tập thứ tám, nhân vật chính Sora biến mất khỏi sự tồn tại và mọi người không nhớ đến anh ta – kể cả cô em gái. Sự thay đổi là tinh tế nhưng khá thú vị khi nhận ra. Màu sắc văn bản cho các đoạn credit đã chuyển sang màu xám. Mọi khung hình nơi Sora từng có mặt đều được thay thế bằng nhiễu âm thanh và hình ảnh tĩnh. Trên thực tế, việc âm thanh ở bản mới bị bóp méo mang lại cảm giác khó chịu nhưng rùng rợn cho người xem khi nán lại đến cuối.

Điều khiến tôi thích thú nhất là Shiro vẫn mỉm cười và chìa ngón út của cô ấy ra với bất cứ ai. Khi cảnh phim tiếp tục, Shiro cau mày và bỏ cánh tay xuống. Màu sắc hoàn toàn biến mất, ám chỉ bầu không khí buồn bã mà Shiro cảm nhận được khi cô tiếp tục mà không có anh trai của mình.

Tương tự cho OP của một bộ anime RomCom khá hot gần đây là Horimiya. Phần OP có sự thay đổi nhiều chi tiết, phần lớn ngụ ý về mối quan hệ đang dần mở lòng hơn với mọi người của Miyamura. Bạn có thể đọc kỹ hơn về những thay đổi này ở link bài viết bên dưới.

” width=”750″ height=”422″ src=”https://www.youtube.com/embed/MvJOJBygXgE?feature=oembed” frameborder=”0″ allow=”accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture” allowfullscreen]

Iro Kousui – Horimiya OP (ep.6 & ep.7)

>>> Xem thêm: Horimiya: Ẩn dụ nghệ thuật trong thay đổi của OP

3. OP & ED thay đổi theo arc, theo nhân vật

Lần hiếm hoi tôi thấy một anime có OP hoặc ED thay đổi cho toàn bộ một arc hoặc nhân vật của arc là trong các series Nisekoi và series Monogatari. Thật sự tôi cũng không rõ những trường hợp này được gọi chính xác là gì nhưng hãy tạm gọi nó là sự thay đổi cho nhân vật trung tâm của arc đó. Nên nhớ rằng nó khác với việc thay đổi OP và ED theo từng phần như các mà các series shounen thường làm.

Một ví dụ điển hình về điều này là bài hát cho ED của Nisekoi về arc của Kosaki Onodera.

Recover Decoration – Nisekoi ED

Mùa đầu tiên của Nisekoi thường xuyên thay đổi các bài hát ED của nó thành bất cứ điều gì mà nhân vật nữ chính nổi bật dành cho tập đó. Trong trường hợp này, đó là arc của Kosaki Onodera. Cảm giác vui nhộn nhưng lạnh lùng của ca khúc thể hiện tính cách ngọt ngào và chu đáo của nhân vật nữ chính – qua hình ảnh về đồ ngọt, chocolate và nhạc jazz Nhật Bản do chính VA của nhân vật hát.

Khi ED tiếp tục, chúng ta thấy bóng dáng của Raku Ichijo – nhân vật chính của dàn harem. Cảnh chuyển sang Onodera mặc một chiếc váy kì dị với cây kéo trong tay (thay vì lựa chìa khóa) chạy lên những bậc thang dài vô tận để đến Raku, phóng qua bầu trời. ED kết thúc với việc Kosaki cố gắng hôn sau khi đâm kéo vào tim Raku nhưng anh chàng đã bỏ đi trước khi nụ hôm chạm tới. Cảnh phim để tượng trưng cho việc Kosaki yêu nhân vật chính nhưng cuối cùng lại thất bại bất cứ khi nào cô ấy cố gắng thể hiện cảm xúc của mình.

Ngoài ra tất cả các OP và ED trong series Monogatari cũng thể hiện những kiểu thay đổi mang tính hình tượng này. Điển hình như OP 4 của Monogatari và OP 3 của Monogatari Ss2.

Sẽ cực kì quen thuộc với nhân vật Nadeko Sengoku dễ thương, thánh thiện và trông có vẻ là vui tươi trong MV Renai Circulation. Nhưng liệu bạn có biết bản thân MV này chính là OP thứ 4 thuộc series Monogatari. Với giọng hát thánh thiện của nữ ca sĩ Kana Hanazawa và phần lời cực kì tươi sáng, không khó khi Renai Circulation là một trong những cú lừa lớn nhất mà một OP anime từng tạo ra.

Bản chất thật của Nadeko Sengoku được thể hiện qua OP 3 của Monogatari Ss2 khi ca khúc Mousou Express vang lên với phần lời cực kì “tham lam”. Vẫn là Kana Hanazawa thể hiện nhưng lần này OP đem lại bầu không khí lộn ngược 180º so với người “chị em song sinh” Renai Circulation.

Đúng vậy, “chị em song sinh” theo cả nghĩa đen lần nghĩa bóng. Bạn sẽ muốn xem cả hai OP ở bên dưới và ngộ ra điều đó đấy!

Renai Circulation – Monogatari OP 4

Mousou Express – Monogatari Ss2 OP 3

Như vậy, với tất cả ba thành phần kể trên, tôi nghĩ chúng cần thiết (ít nhất là đối với tôi) để tạo ra một cặp OP và ED tuyệt vời cho cho bất cứ bộ anime nào. Còn bạn thì sao? Đâu mới là yếu tố quyết định cảm nhận của bạn về một OP hay ED? Hãy chia sẽ với Game4V ở phần bình luận bên dưới!

>>> Xem thêm: OP của Jujutsu Kaisen trở thành nhạc anime được nghe nhiều nhất năm 2020 – 2021

>>> Hóng các tin tức mới nhất về phim/truyện tại đây.

}

Tags: , , , , , , , , , , , ,
Mars Red 6 – 7: Em là Salome hay Juliet? Tôi là Jokanaan hay Romeo?
Gen.G Esports bất ngờ chiêu mộ tuyển thủ Việt Nam để thi đấu tại LCK CL

Giftcode

Game Mobile

Game Online

Game PC

eSports

Có Thể Bạn Quan tâm

Menu