Phim-Truyện

Liệu anime mang tính ‘thực tế’ còn cần thiết?

Chia sẽ

Anime thực tế ư? Có lẽ đã là quá khứ của thập niên 90, 2000, nơi rất nhiều series được xây dựng nhằm thu hẹp khoảng cách giữa anime và thế giới thực.

Game4V đã từng có bài viết phân tích về sự phát triển mạnh mẽ của thể loại Isekai trong khoảng 2 thập kỉ gần đây, cũng như vai trò của Sword Art Online trong quá trình ấy.

>>> Xem thêm: Vai trò quan trọng của Sword Art Online trong việc định hình thể loại ‘Isekai’

Concept một chàng trai trẻ hay một cô gái xinh đẹp được gửi đến một thế giới khác có thể kích thích trí tò mò bất kỳ người xem anime nào, nhưng điều này có thực sự kích thích mọi người đến với anime không?

♦ Bài viết lần này sẽ mang góc nhìn dìm thể loại Fantasy, cụ thể là Isekai và đặc biệt Isekai phong cách game.

Trở lại thập niên 90, 2000, có rất nhiều series được xây dựng nhằm thu hẹp khoảng cách giữa anime và thế giới thực. Lấy ví dụ nhỏ như: Black Lagoon Clannad, mặc dù có một số yếu tố siêu nhiên nhẹ trong Clannad nhưng nó vẫn mang nặng tính thực tế. Black Lagoon thì hoàn toàn khác, câu chuyện hấp dẫn về một nhóm lính đánh thuê được đặt trong bối cảnh khối nước Đông Dương những năm 1990, chỉ miêu tả sơ qua như vậy ắt hẳn bạn cũng hiểu được yếu tố chân thực của câu chuyện.

Liệu anime mang tính 'thực tế' còn cần thiết?

Đi vào thời đại của anime hiện tại, không rõ độc giả có nhận thấy rằng chủ đề “ngắt kết nối với thế giới thực” đang dần trở nên được chú ý hơn. Bây giờ các series đã nổi tiếng như Sword Art Online và mới đây như Infinite Dendrogram, vốn là những chương trình hay (bản thân người viết rất thích các series này), nhưng điểm chung là tất cả đều thể hiện cách các nhân vật “cố gắng thoát khỏi thế giới thực để bước vào thế giới giả tưởng”.

Thật vậy, thế giới hiện tại khá đáng sợ, người viết tự hỏi liệu lối thoát này là một điều tốt hay nó chỉ đẩy người hâm mộ anime đến một môi trường ít thực tế hơn? Chúng ta có cần thêm anime đặt bối cảnh trong thế giới thực với những vấn đề thực tế, nơi cái chết là thứ gì đó rất đáng sợ, hay chỉ đơn giản là kể một câu chuyện thực tế như thập niên 90, 2000 đã làm. Hoặc mặc kệ và tiếp tục phát hành các anime Isekai mà chúng ta đã thấy bùng nổ trong thập kỷ qua?

1/ Thời hoàng kim của súng đạn, trinh thám, cướp biển,… đã qua:

Liệu anime mang tính 'thực tế' còn cần thiết?

Bạn còn nhớ những anime đỉnh cao như Outlaw StarCowboy Bebop chứ? Những anime này có thể đã được thiết lập trong thế giới tương lai nơi con người có thể du hành xuyên vũ trụ như thể đang chạy đua trên đường cao tốc, nhưng là sự kết hợp có cảm giác chân thực trong đó. Phải, Spike Spiegel là một thợ săn tiền thưởng trong không gian nhưng anh là… con người. Khi Spike chiến đấu với Vicious, anh bị thương và anh sẽ chết nếu không được sơ cứu kịp thời.

Liệu anime mang tính ‘thực tế’ còn cần thiết? game4v cowboy bebop 2 1

Trong Black Lagoon, Revy và Rock cùng với phần còn lại của Lagoon đều là những con người bình thường, họ hoàn toàn có thể chết và điều đó luôn khiến cho những cuộc đấu súng trở nên chân thật, gay cấn hơn bao giờ hết.

Và rồi khi bạn có một series như SAO (đương nhiên không phải arc Aincrad), Infinite Dendrogram, BOFURI,… nơi người chơi vẫn có thể chết, còn cái giá phải trả ư? Chỉ là 1 ngày không được đăng nhập game thôi mà! Đúng vậy, game, vấn đề là ở đó, có quá nhiều anime hiện tại đặt bối cảnh ở game, mà cụ thể là VR-game. Điều đó mô hình chung như ném vấn đề cơ bản của con người là cái chết ra ngoài cửa sổ.

Lấy một ví dụ đơn giản như thế này:

Anime ngày trước: Nhân vật chính lao vào một cuộc đấu súng, bạn sẽ tự hỏi liệu anh ta sẽ làm thế nào để giải cứu người yêu khỏi hàng chục kẻ thù? Rồi khi anh nhảy từ nguy hiểm này qua nguy hiểm khác với một vết thương đang rỉ máu, tung từng cú đấm, từng phát súng,… rồi “đoàng”, người hùng gục xuống sàn. Ắt hẳn bạn sẽ nhảy lên vì sự kịch tính nhưng vẫn nơm nớp lo sợ cho mạng sống của nhân vật mình yêu thích.

Anime ngày nay: Nhân vật chính lao vào một cuộc đấu súng, bạn cũng sẽ tự hỏi liệu anh ta sẽ làm thế nào để giải cứu người yêu khỏi hàng chục kẻ thù? Rồi khi anh nhảy từ nguy hiểm này qua nguy hiểm khác với một vết thương đang rỉ máu, tung từng cú đấm, từng phát súng,… rồi cũng “đoàng”, người hùng gục xuống sàn. Nhưng bạn vẫn ngồi đó. Vì sao ư? Vì nhân vật chính của chúng ta rút trong túi áo ra 1 cái lọ hồi HP và chuyện lại đâu vào đấy!

Sự thật là chúng ta, khán giả rất thích xem các chương trình TV có sự pha trộn giữa chủ đề hư cấu và chủ đề thế giới thực. Đặt các nhân vật được yêu thích vào một mối nguy hiểm đe dọa tính mạng của họ sẽ luôn tạo được sự hấp dẫn tuyệt vời phải không nào?

2/ Quá nhiều Isekai:

Liệu anime mang tính ‘thực tế’ còn cần thiết? 10 anime giong sao 7 1024x576 2

That Time I Got Reincarnated As A Slime, The Rising of The Shield HeroRe: Zero là những series có chủ đề Fantasy, Isekai tuyệt vời gần đây mà chúng ta được xem. Đã qua rồi cái thời những bộ anime tội phạm thế giới thực là tâm điểm của sự chú ý. Ở năm 2020, chúng ta có vài chục series Fantasy được ra mắt ồ ạt.

Hãy nhìn qua mùa vừa rồi một chút: BOFURI: I Don’t Want to Get Hurt, so I’ll Max Out My Defense Infinite Dendrogram là 2 trong số các anime Action Fantasy, Isekai (mặc dù nó không thực sự là một thể loại anime) lấy đề tài game VRMMORPG đang rất hot hiện nay. Cả 2 anime này đều có chung mục đích là để giải trí, không cần một kịch bản có chiều sâu và chúng đã thành công với điều đó.

Nhưng vấn đề ở đây là gì? Không như Sword Art Online hay gần đây là những bộ Isekai tuyệt vời ở trên, Isekai 2020 thực sự chẳng có chút ý nghĩa thực tế hay bài học đắt giá nào đọng lại sau khi kết thúc season! Tất cả chỉ dừng lại ở giải trí! Đó là vấn đề của anime 2020.

Có thể bạn sẽ nói rằng manga hay light novel gốc là như vậy thì anime sẽ như vậy. Nếu suy nghĩ như thế thì bạn đã lầm. Thế thì tại sao để chuyển thể anime nhà sản xuất vẫn phải chi tiền cho biên kịch? Sao không bê nguyên xi từ manga, light novel lên hay tất cả chỉ là chủ ý của họ: Biến Isekai thành “mì ăn liền” không hơn không kém khi mà thể loại này đang phát triển mạnh. Nghiêm túc mà nói, có lẽ Isekai nói chung và Isekai liên quan đến game nói riêng cần nghỉ ngơi một chút.

Liệu anime mang tính 'thực tế' còn cần thiết?

Riêng ID: Invalded là trường hợp đặc biệt, nếu không muốn nói là đặc biệt nhất từ trước tới nay. Cũng cơ bản là chuyển linh hồn con người vào một thế giới khác (ở đây là Giếng ID) – Chính là Isekai. Cũng phiêu lưu trong thế giới giả tưởng đó (các Giếng ID khá chân thực) – Yếu tố Fantasy, nhưng mang nặng nội dung trinh thám. Bạn có thể hình dung nó như Inception của Christopher Nolan. Và vì giống Inception nên ID: Invalded là lí tưởng mà bài viết này hướng đến: “Anime giả tưởng nhưng vẫn thực tế!”

3/ Thực tế thường phũ phàng nhưng ấm áp và sâu sắc:

Liệu anime mang tính 'thực tế' còn cần thiết?

Vài năm trước, loạt phim như Sweetness and Lightning hay March Comes in Like a Lion đã chứng minh cho khán giả anime ở khắp mọi nơi rằng anime không cần phải đánh đấm vẫn kịch tính và có cảm giác như thật. OrangeTsuki ga Kirei có thể dễ dàng khiến trái tim bạn rung động bằng những trải nghiệm mà nhiều người trong chúng ta đều khao khát.

Gần đây có những bộ như 22/7, câu chuyện mà ban đầu tưởng chừng chỉ quanh quẩn ở một nhóm nhạc thần tượng Girl-group. Nhưng không, tin tôi đi, câu chuyện thực sự của bộ này đen tối và u ám hơn cái poster của nó, nhưng lại rất thực tế.

Nội dung và nhân vật của những series này có chiều sâu, thậm chí một vài anime đánh đấm cũng làm được điều này: Kengan AshuraBaki the Grappler là 2 ví dụ điển hình.

4/ Anime chẳng còn đơn thuần là giải trí, nó là nghệ thuật:

Ở đây, Game4V xin được đưa ra một thách thức nho nhỏ cho những người yêu thích anime. Nêu tên ít nhất 3 anime tập trung vào nhân vật chính là y tá, bác sĩ thực tế trong bệnh viện. Hoặc nêu tên 3 bộ truyện với một sĩ quan cảnh sát thực tế là nhân vật chính, người có trách nhiệm phải cứu ai đó. Khó đúng không nào? Nhưng nêu tên các bộ anime có nhân vật chính là 1 gamer hoặc một anh chàng có sức mạnh cân vũ trụ,… thì lại có cả cái list dài ngoằn.

Anime luôn hướng đến mục đích thoát khỏi những quy tắc của cuộc sống và đề cao trí tưởng tượng. Có nhiều người xem anime sẽ cho rằng: “Anime mà! Đâu cần quan trọng hóa vấn đề như vậy!”. Vậy thì có thể họ đã quên, phim ảnh là môn nghệ thuật thứ 7 và nghệ thuật thì luôn cần có logic của nó, đâu phải cứ cái gì thấy đẹp, hay thì vứt nó vô khái niệm “nghệ thuật” và bỏ qua thiếu sót đúng không nào?

5/ Tổng kết:

Tóm lại điều tác giả muốn nói ở đây là chúng ta rất mong muốn những người làm anime luôn sáng tạo nhưng không muốn anime bị lạm dụng khai thác cẩu thả và quá mức.

Vâng, bài viết này chắc chắn đã đụng vào một chủ đề nhạy cảm. Mỗi thể loại anime đều có một cái hay, điểm yếu, điểm mạnh, không ai phủ nhận điều đó. So sánh anime đời thường với anime Fantasy đúng là không tương đồng, nhưng bài viết phải so sánh để làm rõ quan điểm: “Liệu anime mang tính ‘thực tế’ có còn cần thiết?”

Giữa một biển anime Fantasy, Isekai, RPG Game hiện nay, theo bạn chúng ta có cần dừng những cuộc phiêu lưu lại một chút và quay trở về với những bài học cay đắng nhưng “thật” của cuộc đời? Hãy để lại ý kiến của bạn ở phần bình luận bên dưới!

>>> Xem thêm: Hentai đang làm xấu đi hình ảnh Anime như thế nào?

>>> Hóng các tin tức mới nhất về phim/truyện tại đây.

}

Tags: , , , , , , ,
One Piece: 42 khoảnh khắc đáng nhớ nhất của Monkey D. Luffy (Phần 2)
Kimetsu no Yaiba: Nên có một phần phim riêng về Agatsuma Zenitsu

Giftcode

Game Mobile

Game Online

Game PC

eSports

Có Thể Bạn Quan tâm

Menu