Cộng Đồng

Dành cho các bậc phụ huynh: 8 lợi ích video game mang lại cho trẻ nhỏ

Chia sẽ

Những tựa game phù hợp với lứa tuổi được chơi với thời gian hợp lí có thể giúp các bậc phụ huynh tăng khả năng phát triển về mặt giáo dục, xã hội và thể chất cho con em mình. – Theo Tiến sĩ Xã hội học Cheryl Olson

VÌ SAO LẠI NÓI VIDEO GAME CÓ LỢI CHO TRẺ NHỎ?

download

Là phụ huynh, chúng ta thường tập trung hợp vào những rủi ro, nguy hiểm tiềm tàng hơn là những lợi ích tiềm năng của trò chơi điện tử. Nhưng dù có thế nào đi nữa thì chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng, vào thời đại này,  game là một phần của tuổi thơ lớp trẻ thời hiện đại. Nếu bạn biết phải tìm những trò chơi ra sao, video game có thể trở thành một công cụ đắc lực để giúp trẻ em phát triển những kĩ năng cuộc sống nhất định. Chúng có thể giúp các bậc phụ huynh gắn bó hơn với con cái, giúp các nahf giáo dục tìm ra những phương cách mới hỗ trợ cho việc giảng dạy và giúp các nhà làm game tạo ra những tựa game mang tính giáo dục cao.

Gần đây, tôi đã viết một bài báo nghiên cứu mang tên “Những động lực chơi game của trẻ em trong Hoàn cảnh phát triển bình thường” được đăng lên Tạp chí Tâm lý học. Nghiên cứu này bao gồm các kết quả nghiên cứu tôi chỉ đạo thực hiện trên hơn 1000 trẻ em lứa tuổi đi học. Dựa theo nghiên cứu này, có 6 lí do tại sao video game lại có lợi cho việc phát tirener và học tập của trẻ nhỏ.

1/ DẠY KĨ NĂNG SÁNG TẠO VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

kids-playing-a-video-game

Video game có thể giúp phát triển trí não trẻ em. Khi con trai tôi còn là một cậu nhóc nhỏ tôi, tôi xem nó chơi những tựa game Legend of Zelda. Nó phải tìm kiếm, đàm phát , tính toán và thử các cách tiếp cận khác nhau để vượt qua các màn chơi trong game. Nhiều tựa game, ví dụ như Bakugan: Defenders of the Core tích hợp các thử thách về việc lên kế hoạch và giải quyết vấn đề. “Mod game” là một quá trình trong đó người chơi chỉnh sửa ngoại hình nhân vật và tự mình phát triển các màn chơi mới, qua đó cho phép game thủ thỏa thích tự mình sáng tạo trên sự đòi hỏi phải có sự tìm hiểu kĩ lưỡng về luật chơi, cấu trúc game và những phương cách mới để làm bật lên sở thích, cá tính bản thân.

Video game không cần cứ phải có chữ “giáo dục” thì mới giúp trẻ em học được cách ra quyết định, dùng chiến lược, lường trước kết quả và thể hiện cá tính. Bản thân nó đã là như vậy rồi.

2/ LÀM KHƠI DẬY CẢM HỨNG TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ LỊCH SỬ

p_101632775

Nội dung của một số trò chơi nhất định có thể khích lệ trẻ em đọc và tìm hiểu. Một số tựa game như Age of Mythology, Civilization và Age of Empires có thể làm thắp sáng lên sự yêu thích lịch sử thể giới, địa lý, văn hóa cổ đại và quan hệ quốc tế, đặc biệt nếu các bậc phụ huynh nhìn ra cơ hội đó. Xin trích dẫn lời hai nhà nghiên cứu David Shaffer và James Gee: “Khi trẻ em có các bậc cha mẹ giúp biết Age of Mythology thành một hòn đảo của chuyên môn, liên kết nó với những cuốn sách, trang mạng, bảo tàng và truyền thông về thần thoại, văn hóa và địa lý, thì trẻ em có thể học hỏi được một số rộng lớn, phức tạp và phong phú về ngôn ngữ, nội dung và sự liên kết giúp tạo thành một sự chuẩn bị chắc chắn cho một cấp độ học tập sâu sắc và phức tạp hơn trong tương lai.” Hơn nữa, game còn giúp trẻ nhỏ có thể thiết kế, trao đổi các bản đồ, nội dung tự tạo khác nhau; giúp chúng có thêm các kĩ năng sáng tạo, kĩ thuật cần thiết trong lúc giải trí.

3/ GIÚP CON TRẺ KẾT THÊM BẠN MỚI

maxresdefault

Khác với cha mẹ mình, hầu hết những cậu nhóc coi video game như là một hoạt động xã hội chứ không phải một thú vui mang tính cô lập. Video game tạo một sân chơi chung công bằng cho những cậu bé chung sở thích, chung đam mê kết thân với nhau rồi từ đó làm quen và đi chơi ngoài đời thực, tạo những khoảng thời gian mang tính xây dựng. Trong nghiên cứu của chúng tôi, các chàng trai thích chơi game với một lũ bạn cùng sở thích, dù là bạn offline hay online đia nữa. Thêm nữa, so với gia đình, bạn bè, người thân… thì những cậu nhóc thường nói chuyện với nhau về game hơn cả. Một cậu bé thật thà thổ lộ rằng chủ đề tán gẫu yêu thích của lũ con trai ở trường là 2G: Gái và Game. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trẻ em có rối loạn nhỏ về khả năng học tập thường thích “kết bạn mới” khi đang chơi game online hơn.

4/ KHUYẾN KHÍCH VẬN ĐỘNG

p_fan1003891

Trong nghiên cứu của tôi, những người chơi và đặc biệt là các cậu nhóc hay nói về những “Chiêu mới” học được từ những trò chơi điện từ về thể thao, như là trượt ván, bóng rổ, bóng bàn… chẳng hạn. Một số đâm ra thích chơi thể thao ngoài đời sau khi chơi thể thao trên… video game. Một cậu nhóc thổ lộ với nhóm nghiên cứu tập trung: “Trong những tựa game mô phỏng thể thao, bạn thấy các nhân vật thi triển kĩ năng điêu luyện. Rồi nếu bạn thử chơi thật ở ngoài đời và cứ tập đi tập lại, bạn sẽ có thể chơi khá hơn.” Nghiên cứu cho thấy rằng chơi những tựa game mô phỏng thể thao (trừ những tựa game chiến đấu mang tính đối kháng ra) sẽ dẫn tới dành thời gian chơi thể thao và luyện tập thật ở ngoài đời.

5/ LÀM LŨ TRẺ CHIA SẺ NIỀM VUI CỦA SỰ CẠNH TRANH

sn_ts_063011_hdr

Cạnh tranh với chúng bạn để có được sự công nhận, tưởng thưởng của mọi người là một điều hết sức bình thường và lành mạnh với bọn trẻ, đặc biệt là những cậu nhóc. Trong các khảo sát của tôi với những trọng tâm là những cậu nhóc tuổi teen cho thấy hầu hết thừa nhận rằng “Tôi thích cạnh tranh với người khác và chiến thắng”. Đó là lí do phổ biến nhất với việc chơi game và đặc biệt đúng với những bé trai. Video game là một nơi an toàn để thể hiện khao khát cạnh tranh, ganh đua của mình và có thể cho một số cậu nhóc có thể chất không tốt, không nổi trội trong thể thao một cơ hội để cạnh tranh và giải trí với chúng bạn của mình.

6/ TRAO CHO BỌN TRẺ CƠ HỘI LÃNH ĐẠO

SHANGHAI, CHINA - JUNE 30: (CHINA OUT) A young boy plays Sony's Playstation 2 video game system at the 2005 Shanghai Animation FairJune 30, 2005 in Shanghai, China. China has a population of 370 million children and young people, making up a huge audience for cartoons and animation. Currently, 90 percent of the market is dominated by foreign producers from Japan and the U.S., with the largest share going to Japan. Most domestic cartoons are criticized for being old-fashioned and lackluster due to little originality in story and characters, dryness of content and persistent educational flavor. (Photo by China Photos/Getty Images)

Khi chơi game theo nhóm với nhau, bọn trẻ thường thay nhau đảm nhận vị trí lãnh đạo và nghe theo vị trí lãnh đạo. Tùy thuộc vào vai trò, vị trí, kĩ năng cụ thể của chúng trong ván đấu đó. Một nghiên cứu thực hiện bởi Trung tâm nghiên cứu Nick Yee và Palo Alto chỉ ra rằng những cậu nhóc tuổi teen khi thường chơi game online bởi chúng nhận được các kĩ năng lãnh đạo như là thuyết phục hay động viên, lên dây cót tinh thần cho đồng đội và xoa dịu hòa giải (Có lẽ không phải trong server SEA). Những tựa game chơi mạng cho lũ trẻ cơ hội để tham gia hoạt động nhóm, phối hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ, và đôi khi là lãnh đạo, một nhóm những cậu nhóc đa dạng về tính cách, xuất thân, tuổi tác. Khi đã chơi game mọi người đều bình đằng dù bạn là ai, đến từ đâu đi nữa, và chẳng ai quan tâm bạn bao nhiêu tuổi cả, miễn là bạn dẫn dắt team đi đến chiến thắng.

7/ CUNG CẤP CƠ HỘI “GIẢNG DẠY”

8382505534_83fe421c15_z-640x462

Gần 1/3 số trẻ em trong nhóm nghiên cứu nói chúng chơi video game một phần vì chúng thích được chỉ bảo cách chơi cho người khác. Như cha của một cậu nhóc trong nhóm hé lộ: “Hầu hết những sự tương tác con tôi có với chúng bạn là về việc làm sao để giải quyết những tình huống phát sinh trong game. Làm sao để đi được từ chỗ này sang chỗ kia, thu thập những món đồ bạn cần và kết hợp chúng với nhau theo cách để mà bạn thành công.”. Một số những đứa trẻ được chúng bạn gọi bằng biệt danh “bá đạo” vì thường xuyên tự mình tìm ra cách để vượt qua những đoạn khó trong game. Và việc giảng dạy, truyền bảo lại kiến thức, kinh nghiệm cho người khác giúp xây dựng các kĩ năng xã hội và truyền tải thông tin, cũng như giúp tăng sự tự tin, kiên nhẫn

8/ ĐƯA BỐ MẸ VÀ CON CÁI LẠI GẦN NHAU HƠN

kids-playing-video-games

Gần đây, tôi mới nhìn một cô bé 10 tuổi của một người bạn dạy mẹ mình cách chơi Guitar Hero (Một tựa game âm nhạc tuyệt vời với dụng cụ hỗ trợ là một chiếc điều khiển giống hệt một chiếc guitar thật). Tình cờ thay thì tựa game đó lại có một số bài hát yêu thích từ thời tuổi teen và những năm tháng học đại học của cô bạn tôi, khiến cô cảm thấy tò mò và thích thú với tựa game này. Điều tuyệt vời nhất là thấy cô con gái trở thành một tay chơi sành sỏi rồi chia sẻ lại những kĩ năng chơi game với mẹ mình – một sự thay đổi vị trí giữa cha mẹ và con cái. Hiện giờ một số tựa game và hệ thống chơi game đã trở nên thân thiện hơn với các game thủ mới hạng “gà mờ” rồi, thế nên khả năng cha mẹ và con cái chia sẻ thời gian chơi game cùng nhau cũng nhiều hơn. Thêm vào nữa, việc chơi game bên cạnh nhau giúp chuyện tâm sự, trò chuyện với nhau giữa cha mẹ và con cái trở nên tự nhiên, dễ dàng hơn. Điều này thậm chí có thể khuyến khích con trẻ chia sẻ những vấn đề và niềm vui của mình với bạn.

Bài viết bởi Tiến sĩ Cheryl K. Olson, chuyên gai về sự thay đổi sức khỏe hành vi và phát triển trẻ em lành mạnh. Cô là phó giáo sư tâm lý, nhà tâm lý học tại Khoa Y trường Đại học Harvard. Đồng tác giả của cuốn sách Grand Theft Childhood: The Surprising Truth About Violent Video Games, and What Parents Can Do. – Cướp lấy tuổi thơ: Sự thật bất ngờ và những trò chơi điện tử bạo lực, và những điều các bậc cha mẹ có thể làm

}

Tags: , , , , , , , ,
Ragnarok Online tiếp đà “hồi sinh” mạnh mẽ, ra mắt thêm máy chủ mới tại Đông Nam Á
Nhận quà siêu khủng Tại CubeTV khi xem Refund Gaming thi đấu chung kết thế giới PGI 2018

Giftcode

Game Mobile

Game Online

Game PC

eSports

Có Thể Bạn Quan tâm

Menu