Cộng Đồng

Nghiên cứu chỉ ra rằng chơi Super Mario tốt cho thần kinh, còn Call of Duty làm “hại não”

Chia sẽ

Quét scan não bộ chỉ rằng game FPS – Góc nhìn người thứ nhất làm phần Hồi hải mã trong não co lại.

Các bậc phụ huynh thường hay lo lắng về việc bọn trẻ nhà mình chơi game nhiều. Thành thử những năm gần đây đã có những bằng chứng khoa học thuyết phục chứng minh video game, cụ thể là game FPS hay game “hành động” tốt cho việc phát triển não bộ, tăng khả năng tập trung thị lực, tăng cường trí nhớ ngắn hạn và sự cương quyết khi ra quyết định.

12game-superjumboẢnh hưởng của game lên não bộ

Nhưng cũng có các nghiên cứu khoa học đối lập chỉ ra rằng những đứa trẻ chơi game FPS thường có rủi ro tăng cao xu hướng hung hăng trong hành vi, cử chỉ.

Thế rút cục là chơi game gây “hại não” hay tốt cho não đây? Theo các nghiên cứu khoa học mới nhất, câu trả lời phụ thuộc vào thể loại game và phụ thuộc vào các phần khác nhau của não bộ.

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Molecular Psychology – Tâm lý phân tử chỉ ra rằng chơi những tựa game hành động như “Call of Duty” làm giảm chất xám trong vùng Hồi hải mã – khu vực quan trọng phụ trách việc lưu giữ thông tin, hình thành ký ức trong trí nhớ dài hạn và khả năng định hướng trong không gian. Trong khi ở phía đối lập, những tựa game dạng “Platform” – với gameplay xoay quanh chuyện nhảy nhót, đi cảnh tươi sáng – ví dụ tiêu biểu như Super Mario giúp tăng chất xám trong vùng Hồi hải mã. Điều này là rất quan trọng vì mực chất xám xuống thấp trong vùng Hồi hải mã dẫn tới tăng cao rủi ro mắc bệnh Trầm cảm, Alzheimer – mất trí nhớ và PTSD – Rối loạn hậu sang chấn.

Người phụ trách chính trong nghiên cứu này, Greg West, phó giáo sư Thần kinh Đại học Montreal cùng các đồng nghiệp đã dùng máy tính để phân tích, nghiên cứu các bản chụp scan Cộng hưởng từ MRI của các game thủ game hành động và quan sát được sự sụt giảm đáng kể lượng chất xám – trung bình 2% – trong những khu vực then chốt của vùng Hồi hải mã. Và điều đó càng phổ biến hơn ở những ai đã chơi game thường xuyên trong nhiều năm và ngay cả những ai mới chơi game hành động được khoảng 90 giờ.

Nhưng tại sao chứ?

chronic-stress-can-affect-hippocampus-function-and-emoryVùng Hồi Hải mã – Hippocampus được phát sáng

Hóa ra là có một cuộc “nội chiến” trong não bộ của bạn. Với một bên là vùng Hồi hải mã – hippocampus. Và ở phía đối diện là vùng Nhân đuôi – caudate nucleus. Vùng Nhân đuôi là trung tâm của các chức năng mang tính “tự động”, “bản năng” của bạn cùng cơ chế khen thưởng. Giúp chúng ta biết lúc nào nên ăn, uống, ngủ nghỉ, ngắm bắn, quăng lựu đạn… Vấn đề nằm ở chỗ khi não bộ hoạt động dựa vào vùng Nhân đuôi quá nặng nề thì phần Hồi hải mã lại phải “chịu đựng”.

caudate-nucleus-by-anatomographyVùng Nhân đuôi – Caudate nucleus màu đỏ

“Các bằng chứng chỉ ra rằng việc kích thích vùng nhân đuôi có thể gây ức chế trực tiếp tới vùng Hồi hải mã, đặc biệt là dưới áp lực” – Dẫn lời phó giáo sư West. Gi ải thích điều này, ông West cho biết, khu vực nhân đuôi của con người đã tiến hóa để hoạt động đặc biệt hiệu quả dưới áp lực, ngay cả áp lực tự tạo ra từ game, nhưng đi kèm với đó cũng là những hiệu quả: “Chúng ta phải hiểu rằng việc lạm dùng khu hệ thống thần kinh của khu vực nhân đuôi sẽ gây ức chế hệ thống ký ức của vùng Hồi hải mã, điều này sẽ dẫn tới việc thiếu sử dụng khu vực Hồi hải mã, mà thiếu sử dụng sẽ dẫn tới các tế bào chết hoặc bị teo mòn.

Trong một bộ não khỏe mạnh của người trưởng thành, nên có một lượng cân bằng giữa chất xám trong vùng Hồi hải mã và vùng Nhân đuôi. Nghiên cứu mới chỉ ra rằng chơi nhiều game hành động có thể giúp tăng chất xám ở vùng nhân đuôi với cái giá là sự sụt giảm chất xảm ở vùng hồi hải mã. Tại sao hiện tượng này xảy ra thì vẫn chưa có lời giải thích hoàn chỉnh 100% nhưng chắc chắn là nó cũng còn liên quan tới cả cách học của chúng ta nữa.

stream_img

Trong một nghiên cứu trước đó, đòi hỏi các tình nguyện viên phải giải mê cung của nhóm nghiên cứu. Những người học theo kiểu “không gian” thường ghi nhớ những điểm đáng nhớ, những dấu ấn khác nhau trong mê cung từ đó định hướng ra không gian và thoát khỏi mê cung theo cảm tính. Nhóm này có nhiều chất xám hơn trong vùng Nhân đuổi hơn là vùng Hồi hải mã. Nhưng ngược lại, những người học theo kiểu “phản ứng” lại có xu hướng giải mê cung bằng việc ghi nhớ đường đi trái phải hơn và bỏ qua các điểm landmark đáng nhớ trong mê cung, nhóm này lại có nhiều chất xám trong vùng Hồi hải mã hơn là vùng Nhân đuôi.

Khi West và nhóm nghiên cứu thực hiện thí nghiệm lên một nhóm game thủ “thâm niên”. 83% cho kết quả thuộc nhóm game thủ “phản ứng”. Trong khi nhóm người trưởng thành bình thường không chơi game thì chỉ có 50% thuộc nhóm “phản ứng” thôi.

Điều này dẫn tới câu hỏi rằng. Con số kết quả cao như vậy là vì nhóm “phản ứng” thích chơi game hành động hơn hay là việc chơi game hành động đã biến đổi nhóm người này thành những người học kiểu “phản ứng” và làm tổn thương phần “Hồi hải mã” trong quá trình đó.

brain-diagram

Thành thử để có câu trả lời, West cùng đội nghiên cứu đã tuyển các ứng viên ngẫu nhiên gồm 51 nam, 46 nữ và chia học ngẫu nhiên thành hai nhóm. Một bên chơi các tựa game hành động FPS như Killzone, Call of Duty và Borderlands. Nhóm kia cho chơi các game platform tươi sáng như Super Mario. Và sau khi đã chơi các tựa game nói trên đủ 90 giờ, các game thủ chơi game hành động cho thấy xu hướng “phản ứng” rất mạnh mẽ với kết quả là việc sụt giảm đáng kể lượng chất xám trong vùng hồi hải mã. Còn nhóm game thủ chơi game Platform cho kết cả tăng chất xám trong vùng hồi hải mã với tất cả các ứng viên.

Vậy lời khuyên cho các bậc phụ huynh, rút ra từ nghiên cứu này là gì?

video-game-behavioral-effects2

Với số lượng người chơi game ngày càng tăng cao, cùng sự trỗi dậy của các tựa game FPS đầy chất lượng như Call of Duty, Battlefield, Overwatch… thì việc cân nhắc về ảnh hưởng lâu dài của những tựa game này lên cơ thể là vô cùng quan trọng.

Nếu lời công kích về việc chơi game dẫn tới hành vi bạo lực hầu hết thường vô căn cứ, thiếu bằng chứng. Thì việc ảnh hưởng tới não bộ của nghiên cứu này là rất đáng để xem xét.

Tất nhiên chúng ta cũng cần nhìn nhận rằng quy mô của nghiên cứu lần này cũng còn khá là nhỏ và nó chưa tính tới gameplay lâu dài hay xem xét não bộ của những game thủ chơi cả hai thể loại game hay các thể loại game đa dạng khác.

Thế nên bất chấp các tin tức tiêu cực về việc “chơi game làm hại não”. Chơi một chút Super Mario hoài cổ lại thành ra tốt cho bạn đấy.

}

Tags: , , , , ,
Hồ sơ nghiên cứu về Zombie dưới góc nhìn của khoa học
Đột Kích: Tranh cãi xung quanh tác phẩm đạt giải nhất “Nhà Sáng Chế Đại Tài”

Giftcode

Game Mobile

Game Online

Game PC

eSports

Có Thể Bạn Quan tâm

Menu