eSports

Compendium và Overwatch – Câu chuyện về chơi game hay chơi “Thể thao điện tử”

Chia sẽ

Những ngày vừa qua là khoảng thời gian vô cùng sôi động của thế giới game, không chỉ vì những trận đấu vòng loại với chất lượng rất cao của TI6, vì một số giải lớn của LoL đang diễn ra, mà còn bởi sự ra mắt một cách chính thức của bom tấn Overwatch đến từ Blizzard. Game “MOBA – FPS” này đã thực sự tạo nên một cơn sốt ở khắp mọi nơi và chắc chắn, tạo ra không ít vấn đề với các hãng game lớn, những kẻ đã và đang bị tựa game này đe dọa một cách trực tiếp lẫn gián tiếp. Đương nhiên là những suy nghĩ của các CEO, những ông chủ lớn các hãng game thì vượt tầm của tôi rồi, chỉ xin đưa ra một vài suy nghĩ dưới con mắt của một người chơi game và theo dõi một cách khá kỹ lưỡng diễn biến của làng game vậy thôi.

overwatch-respawn-ninj24125co
Tôi cũng thú thật là mặc dù đủ 60$ để mua Overwatch đấy, những mà việc tậu một dàn PC mới vào thời điểm này là hơi quá sức, nên là vẫn trong giai đoạn “thèm” mà thôi. Tất nhiên là phỉa thèm rồi! Game của Blizzard thì trước giờ vẫn có tiếng là nịnh mắt rồi. Nội dung chưa bàn tới những trước hết là ưa nhìn cái đã. Ưa nhìn nhé chứ không phải dạng đẹp lung linh như GTA hay Witcher, bởi trên thực tế thì Blizzard họ chả cần phải thế, chỉ cần một đồ họa “vừa phải” đi cùng với một cấu hình đòi hỏi cũng “vừa phải” là đủ để họ tạo ra được một cơn sốt rồi. Từ Warcraft cho tới Diablo rồi Overwatch, đều như vậy cả.

Kẻ kế thừa vĩ đại!

Song cái chính là Blizzard luôn biết chiều thị hiếu của người tiêu dùng, nhìn chung thì các gamer rơi vào độ tuổi thanh thiếu niên là chủ yếu, tầm này thì định nghĩa “đẹp” tức là phải ngầu, hoành tráng và pha chút gì đó “kawai” một tí. Blizzard đã định nghĩa một bộ giáp trụ trong game là nó phải như nào với Lich King. Rồi ác quỷ cũng phải chất chơi ra làm sao với Diablo. Và đến thời đại của Overwatch thì cũng giống như đa số những nhà làm game khác, họ chọn những cô gái chân dài với tư thế quay mông về phía khán giả để làm biểu tượng. Anh em nhìn vào chưa biết chơi ra làm sao nhưng mà công nhận là đã mắt đê. Phong cách tạo hình này khiến Overwatch khá là gần gũi với một tựa game cũng rất nổi khác, ấy là LoL. Có người bảo Overwatch giống như LoL ở một thể loại khác, tôi thấy rất có lý, ít ra là nếu nhìn vào các nhân vật.
Và còn một điểm tương đồng nữa của Blizzard và Riot trong cách làm game của mình, ấy là chú trọng cực nhiều vào các hoạt động marketing, ở đây tôi chỉ nhắc đến khía cạnh content marketing (marketing nội dung) mà thôi, mà ở đó, đỉnh cao của hai nhà phát hành này là các Cinematic rất nhiều và chất lượng tuyệt vời (Thực ra riêng về khoản này thì Riot chưa đủ tuổi so với Blizzard, các bạn cứ xem vài đoạn clip dưới đây thì rõ). Họ làm thế rõ ràng là có mục đích vì hiệu quả của loại hình quảng cáo này thực sự rất cao. Như đã nói thì các gamer luôn bị thu hút bởi những gì epic và nói thẳng là “ảo” một chút, những clip như phim của Pixar đáp ứng trọn vẹn nhu cầu này.

[fresh_youtube url=”https://www.youtube.com/watch?v=oJ09xdxzIJQ” ]

Hãy thử xem clip này

[fresh_youtube url=”https://www.youtube.com/watch?v=UXCNNDHboho” ]

Và clip này nữa!

Từ đây, hãy nhìn vào trò chơi của chúng ta: DOTA2 đến từ Valve. Nói thế nào nhỉ? Với các nhân vật thì chúng ta có rất nhiều quái thú cũng như các sinh vật kỳ quái. Thanh niên “con người” đẹp trai nhất DOTA2 chắc chỉ có Invoker mắt trắng dã và Omniknight râu xồm, còn mấy thằng còn lại thì chắc cũng xấu nên đeo mặt nạ với mũ giáp hết cả. Đội nữ thôi thì cũng tạm được nhưng e là cũng vẫn chưa đủ để thu hút một lượng không nhỏ các thanh niên “yêu cái đẹp”. Và hero có thể xem là biểu tượng của DOTA2, một cách không chính thức là một gã béo phệ đeo tạp dề trông rất bẩn thỉu…. Công bằng mà nói là so với các game khác thì…. hơi chán.

Đây, thanh niên này là đại diện k chính thức của Dota 2 đây!

Đây, thanh niên này là đại diện k chính thức của Dota 2 đây!

Và cay hơn nữa, Valve rất lười đầu tư cho các cinematic, thứ mà trên thực tế là các fan rất thích. Có một vài đoạn clip được làm khá sơ sài và cũng rất ngắn, chủ yếu thuật lại một số cảnh ingame. Thành ra có một khoảng trống đầy hụt hẫng với những người đến với DOTA2 từ DOTA1, khi mà họ đã quá quen với việc các tướng có một chiều sâu tính cách hết sức hoành tráng với bộ lore đồ sộ. Valve thực tình không quan tâm lắm đến khía cạnh này, thậm chí họ còn bỏ luôn khái niệm về hai phe Dire – Radiant trong phiên bản Reborn. Thực ra điều này cũng hợp lý thôi, phân chia hai phe để làm gì đâu khi mà đằng nào cũng all pick. Song nếu nhìn sâu xa hơn một chút thì với hành động ấy, nhà phát hành của chúng ta đã hệ thống hóa lại hoàn toàn các nhân vật, khiến cho hơn một trăm người anh hùng trong thế giới DOTA trở thành đúng nghĩa của họ – những con cờ trong một ván đấu thể thao – không hơn không kém. Kể ra thì cũng có một vài bộ comic vẽ rất đẹp ra lò mỗi đợt event, còn lại thì có cảm giác Valve chẳng thèm quan tâm đến việc quảng bá đứa con này, trái ngược hoàn toàn với các động thái đến từ các kình địch. Chưa hết, trang chủ của DOTA2 đơn thuần là một cái Blog với nội dung hết sức nghèo nàn, còn lên website của Valve đi, vào mục DOTA2, bạn sẽ thấy một backgound cũ kỹ từ những phiên bản đầu tiên, không cập nhật, cũng chẳng có một chút gì gọi là “đầu tư” cả. ( Còn đây là trang chủ Dota 2 Trung Quốc, hoành tráng và đẹp mặt chưa http://www.dota2.com.cn/index.htm ).
Nhưng hãy khoan chán ngán vội, bởi chúng ta vẫn còn may mắn chán, hãy nhìn vào người anh em ruột thịt CS:GO mà xem. Đã không biết bao nhiêu bài viết trên đủ các diễn đàn lớn nhỏ đến từ các fan của trò chơi FPS hay nhất thế giới này, nói về việc Valve đã quá ưu ái cho DOTA2 mà bỏ bê đi CSGO. Họ cho rằng cộng đồng CSGO không thể nào thua kém so với DOTA2, thậm chí có khi còn chuyên nghiệp và hào phóng hơn, nên nếu Valve dành cho tựa game này một cách thức donate như Compendium chẳng hạn, thì giải thưởng của CSGO The International chỉ có hơn chứ không có kém con số 18 triệu USD.
Họ nói đúng. Bởi trên thực tế CSGO là tựa game có lượt xem trên Twitch cao gần bằng so với LMHT và bỏ xa DOTA2, lượng người chơi trên Steam cũng chỉ thua kém người anh em MOBA một chút, trong khi, nên nhớ rằng CSGO không hề Free to Play.
Vậy tại sao Valve lại “đối xử” với CSGO như vậy?
Bởi đơn giản là họ muốn thế. Nghe thì có vẻ ngu ngốc nhưng điều tôi thấy ở đây đó là định hướng phát triển của Valve với CSGO, còn ở một mức độ chuyên nghiệp cao hơn hẳn DOTA2.
Trước hết là về vấn đề prizepool. Chúng ta đều biết là gần 75% giải thưởng của TI đến từ cộng đồng. Song có rất nhiều nhầm lẫn, không chỉ đến từ fan của các tựa game khác, mà còn đến từ chính các gamer DOTA2 chúng ta, khi cho rằng đó là một hình thức Donate – quyên góp. Không, quyên góp gì, tiền trao cháo múc đàng hoàng. Thậm chí nếu nói sòng phẳng nhất thì chính Valve đã trích một phần doanh thu bán sản phẩm của mình ra để đưa vào giải đấu. Sản phầm đó ở đây là Compendium, một cuốn sách ảo và sau này có thêm Battle Pass. Với những người mua thì họ nhận được những gì, các hoạt động ingame, một số item đẹp mắt và cơ hội làm giàu (dù nhỏ thôi). Ngoài ra thì với các mốc prizepool đạt được thì như các năm trước, Valve sẽ tung ra các hero mới hoặc địa hình mới…. Khá là thú vị.
Song cứ thử áp dụng sự thú vị này vào CSGO mà xem, tưởng tượng nhé: “Prize Pool đạt mức 10 triệu USD, nhân vật Ngọc Trinh sẽ được add vào game”, “Mốc 15 triệu sẽ có một Map mới mang tên Chợ Lớn”…. etc… Không ổn chút nào đâu. Và giờ thì lật ngược lại vấn đề, ở CSGO, khi cần có bất cứ điều gì mới mẻ, Valve sẽ đưa vào trực tiếp chứ không cần phải event hay gì hết. Một cách hết sức chuyên nghiệp, những người bỏ tiền ra mua tựa game này sẽ nhận được tất cả những gì họ cần và mong muốn. Đó là cái giá.
Thứ hai là vấn đề Marketing, DOTA còn có các hiệp sĩ, phù thủy, ma quỷ rồi quái vật đấy, còn CSGO chỉ đơn thuần là Cảnh và Cướp mà thôi. Muôn đời chỉ có mấy nhân vật cố định như thế, Không màu mè skin hoa mỹ, cũng không có mấy em gái đi bắn nhau mà mặc mỗi bikini. Đếch cần cốt truyện mà cũng đếch quan tâm đến lore. CSGO thuần túy là một tựa game Esport với mục đích duy nhất mà tất cả người chơi của nó cần quan tâm: thể hiện kỹ năng của mình để chiến thắng trận đấu. Tôi đã từng hơi thất vọng khi giải Game Award 2015 trao danh hiệu game Esport hay nhất cho CSGO chứ không phải DOTA2 trong khi năm rồi DOTA2 tạo tiếng vang với 18 triệu đô giải thưởng, những ngẫm lại thì kết quả này hoàn toàn là hợp lý và công bằng.

game-awards-2015
Từ CSGO, rồi DOTA2 có thể thấy rằng Valve đã có một chiến lược khác trong kinh doanh, mặc dù luôn có tiếng là làm ít game (nhưng game nào cũng chất) song có lẽ, tần suất ra game mới của Valve sẽ còn thưa thớt hơn nữa khi mà họ chuyển hướng sang bán game qua Steam và gần đây là phát triển phần cứng. Sự tồn tại của Valve tại thế giới game được tập trung vào một mảng chuyên biệt: Esport. Ở đấy, hai mũi nhọn DOTA2 và CSGO được họ định hướng theo một hướng ngày càng thể thao hóa hơn, đó là bỏ các chi tiết thừa ở một tựa game thông thông thường, thay vào đó là nhiều hơn tính cạnh tranh. Nói một cách đơn giản, CSGO và DOTA2 ngày càng try hard hơn, ngày càng khốc liệt hơn. The FUN end here.
Chiến lược này của Valve giải thích cho việc tại sao họ lại ít quảng bá cho DOTA2 đến vậy, ít nhất là về mặt nội dung. Đã từ rất lâu rồi cái thời mà chúng ta nói chuyện với nhau về các heroes, thay vào đó, chúng ta bàn về các player. Không đâu xa cả, cứ nhìn vào các Group DOTA Việt Nam thôi chẳng hạn, ngày xưa là la liệt các post nói về hero này có lore như nào, tạo hình ra làm sao rồi skill như nào như kia, nhưng giờ nội dung chủ yếu theo như tôi thấy, đó là các hoạt động cộng đồng, về các giải đấu, các team, các Idol và chính chúng ta, những người chơi. Valve đã không bỏ công làm một mớ Cinematic “ảo diệu” về các hero, thay vào đó họ làm gì? Họ dựng bộ phim tài liệu “Free to Play” về một đối tượng thật hơn rất nhiều – các game thủ. Cả một nền DOTA2 chuyên nghiệp đầy sắc màu như hiện nay, với sự tương tác rõ rệt từ hai phía – nhà phát hành và cộng đồng, sẽ là điều mà duy nhất chỉ Valve có được, vì họ dám hi sinh đi nhiều thứ.

[fresh_youtube url=”https://www.youtube.com/watch?v=UjZYMI1zB9s” ]

Bộ phim tài liệu Free to Play – một sản phẩm quá hoàn hảo cho định hướng phát triển của Dota 2

Hi sinh thứ nhất đó chính là số lượng người chơi. Việc một tựa game quá “ăn thua” sẽ dẫn đến một hệ quả là môi trường của game đó không thể nào dễ chịu, đặc biệt là với những người chơi mới. Hiển nhiên là đa số sẽ tìm đến một tựa game nhiều màu sắc hơn, với những giá trị giải trí hơn, như các nhân vật bắt mắt hay những câu chuyện bên lề thú vị. Song nếu nhìn từ đây thì có phải là hết sức “vi diệu” hay không khi một DOTA2 đầy toxic lại có một số lượng người chơi không hề nhỏ, đương nhiên là không sánh được với LMHT nhưng lại chắc chắn và trung thành hơn nhiều. Không hẳn là gây nghiện nhưng rõ ràng là bạn và tôi, đã bị chính những yếu tố “không thân thiện” của DOTA chinh phục. Cả tiếng đồng hồ căng não vào mấy con creep rồi trụ, rồi rax, đau đầu hết từ đối thủ sang đối mấy ông đồng đội. Chơi xong được 1,2 ván thôi là phải nghỉ một lúc. Còn với Overwatch chẳng hạn, ai ai cũng bảo là cứ 20p/game, vui vẻ thắng thua đều cười. Không cần so cũng biết cái nào tốt cho sức khỏe hơn rồi, nhưng thế mà trận DOTA2 nào dễ quá, ez quá, chúng ta chứ thấy hụt hẫng sao sao đó, như kiểu xách giày đi đá bóng mà không đổ tí mồ hôi nào nó có gì đó sai sai.
Cộng đồng DOTA2 trông thì không to lắm đâu, nhưng hóa ra lại cùng với CSGO, là các fanbase ít thiệt hại nhất sau cơn siêu bão mang tên Overwatch. Kẻ tưởng như yên tâm nhất là LoL, cuối cùng lĩnh đòn đau hơn cả, thậm chí tại thánh địa Nam Hàn còn bị kẻ hậu sinh chưa đủ một tháng tuổi vượt mặt. Goodjob, Valve.
Hy sinh thứ hai đó là với việc chuyên nghiệp hóa DOTA2 cũng như CSGO, Valve đã tự giới hạn lại các “quyền năng” của mình. Valve đã phải đưa ra sự lưa chọn và cuối cùng thì họ quyết định đầu tư vào một tựa game ARTS và một tựa game FPS. Tôi dùng từ ARTS vì nếu giải thích đúng nghĩa đen của từ MOBA – Multiplayer Online Battle Arena, thì cả CSGO cũng gọi là MOBA mà thôi. Chính vì Valve đã có sự lựa chon như thế mà đã có một sự tiếc nuối mang tên Team Fortress. Tôi cho rằng trong số những game thủ của Overwatch thì những người làm quen nhanh chóng nhất với tựa game này chính là những ai đã trải nghiệm qua Team Fortress. Với một lối chơi nhanh gọn và cũng rất “casual” thì Team Fortress đã từng làm mưa làm gió trên hệ thống Steam trước khi DOTA2 ra đời. Tuy nhiên Valve đã không nhìn nhận rằng nó có thể trở thành một tựa game Esport mặc dù nếu họ đổi ý thì có khi Overwatch đã không trở thành hiện tượng như bây giờ. Valve was left or was right? Tôi chịu, có điều thực tế là Blizzard đã có thành công ban đầu rất lớn với ý tưởng mà Valve bỏ qua.

Tf2_logo
Việc giới hạn chính mình ở đây còn được thể hiện qua một khía cạnh khác, ấy là sự can thiệp Valve vào nền DOTA2 chuyên nghiệp. Đương nhiên với hệ thống TI-Major thì tiếng nói của Valve vẫn là quyết định nhưng rõ ràng nếu so với tầm ảnh hưởng của Riot lên thế giới LoL thì chưa ăn nhằm gì. Các player LoL chuyên nghiệp được xem như các nhân viên của Riot, ký hợp đồng với Riot và nếu ngược với Riot thì xác định là tìm game khác mà chơi, đến stream cũng không được phát LoL nữa. Ngược lại Valve dành cho player cũng như cả hệ thống sinh thái với caster và các nhà tổ chức một sự tự do. RTZ có thể chơi LoL trên stream nếu anh muốn và DDZ vẫn có thể try hard các giải khác, kể cả ESL sau khi bị Valve ban. Hệ quả của việc này là tình trạng hỗn loạn của DOTA2 khi giải này chồng chéo giải kia, rồi cơ chế chọn các đội gây tranh cãi, rồi visa, rồi drama… Nhưng có lẽ Valve cho rằng sự ổn định chỉ có thể sinh ra từ sự hỗn loạn. Có lẽ chính chúng ta không nhận ra nhưng nền DOTA2 đang ngày càng phát triển hơn, quy củ hơn và chuyên nghiệp hơn chính từ những buổi đầu nháo nhác ấy.
Cũng cần phải nói rằng để làm được điều này, tức là giao phó game cho cộng đồng, thì Valve phải chịu chơi, phải hy sinh thêm một thứ khác, ấy là sự độc quyền về thương mại. Hệ thống trade items ingame là một độc đáo mà riêng Valve có được. Để cho gamer có cơ hội làm giàu từ game một cách không chính thống (chính thống là con đường tryhard chuyên nghiệp, tôi tạm coi như vậy) chính là một yếu tố khiến cho game sống được lâu dài. Cho người ta cá chẳng bằng cho họ cái cần. Chính xác là cách mà Valve làm.
Cũng chính điểm này mà tôi hơi lăn tăn về việc Overwatch có trở thành một môn Esport thành công hay không, khi mà Blizzard cũng khá cương quyết trong việc kiểm soát thương mại ingame, như họ đã làm với Hearthstone. Thật đấy, gì chứ “Thể Thao” mà không có tí “Cá cược” nó cứ thiếu thiếu. Hay là lại bet Overwatch bằng item DOTA và CSGO?
Như vậy, theo quan điểm của tôi thì Valve đã, đang và sẽ dẫn đầu mảng Esport trong một thời gian dài nữa. Và đây chính là cái mà chúng ta nên quan tâm, thay vì nhìn vào các game khác mà chê bai: “Ôi giời game này dễ bỏ mẹ, phải như DOTA2/CSGO mới là hardcore, mới là Pro”. Rất là nực cười. Tôi đã từng đọc được một quan điểm thế này trên một diễn đàn nước ngoài: “Game thì dù thế nào cũng chỉ là game thôi, chúng mày chơi mấy game khó thì có cảm giác thể thao hơn à, toàn mấy thằng nerd cả với nhau mà còn bày đặt”. Câu nói này làm tôi suy nghĩ khá nhiều vì nó phũ nhưng mà đúng.
Một tựa game để được gọi là Esport hay không không liên quan đến độ hardcore hay casual gì cả, mà nó chỉ cần đảm bảo được yếu tố CÔNG BẰNG giữa những người chơi với nhau. Đơn giản vậy thôi. Thể thao – về bản chất chỉ cần như vậy. Audition hay Pokemon hoàn toàn có thể trở thành Esport được, mặc dù nghe ra thì khá khôi hài. Nhưng mặt khác thì những tựa game mặc dù cân não hơn rất nhiều như Hearthstone chẳng hạn, thì theo tôi không phải là Esport, vì yếu tố may rủi vẫn chiếm phần trăm quá lớn. LoL có thể có bảng ngọc này nọ nhưng khi thi đấu chuyên nghiệp, xuất phát điểm của hai đội game là ngang nhau, tức là CÔNG BẰNG, tức là ESPORT, vậy thôi. Tuy nhiên, để một game có thể trở thành Esport, và có thành công ở vai trò này hay không, tùy thuộc vào các nhà phát hành.
Valve với DOTA2 và CSGO đã chọn được con đường của họ, ấy là tin tưởng vào game thủ, vào các người chơi của mình. Còn chúng ta, tôi và bạn, có thể tự hào rằng mình là một phần của tương lai, của một nền Thể thao điện tử chuyên nghiệp.
Hôm nay, prizepool của TI6 gần đạt 17 triệu…. Đồng nghĩa với việc Valve bỏ túi 45 triệu USD. Goodjob, GabeN.

Gront Naux

}

Tags: , , , , , ,
Linh Vương 2 sẽ do VTC Game phát hành tại Việt Nam
Cosplay Faker chất nhất mọi thời đại, tạo dáng biểu cảm trăm kiểu như một

Giftcode

Game Mobile

Game Online

Game PC

eSports

Có Thể Bạn Quan tâm

Menu