Game PC – Console

Tại sao game thủ ngày nay lại hay nhắc đến cụm từ ‘Mất chất’

Chia sẽ

Khi mà các tựa game Remaster, Remake liên tục ra mắt gần đây rất nhiều game thủ đã lạm dụng cụm từ “mất chất” để nói về chúng, hãy cùng Game4V tìm hiểu trong bài viết này.

Khi mà năm 2020 lại mở đầu cho một kỉ nguyên Remake, Remaster, hay thậm chí là cả những tựa game Reboot đang được viết lại theo phong cách riêng của chúng. Thậm chí là tạo sự đổi mới, thì rất nhiều game thủ đã bày tỏ nhận định của họ về các tựa game ấy bằng một cụm từ mở đầu “mất chất” để miêu tả chúng. Như vậy mất chất là gì, chúng ta cần tái định nghĩa lại cụm từ này và hiểu nó hơn tại sao game thủ lại sử dụng chúng để nói về một tựa game.

Với những thể loại game từ lúc được tạo ra thường thì chúng luôn khiến cho các game thủ ấn tượng trong lần đầu xuất hiện, lấy ví dụ với dòng game Final Fantasy, thứ khiến cho các game thủ ấn tượng về nó chính là lối combat theo lượt turnbased truyền thống kết hợp với những câu lệnh tương tác lựa chọn trong trận đấu thông qua hệ thống ATB quen thuộc. Cũng vì những phiên bản đầu tiên ra mắt quá sức ấn tượng, thế nên những phiên bản sau ra đời trễ hơn luôn bị mang đi so sánh. Và những việc so sánh thường dựa trên tiêu chuẩn khá cũ kĩ, lỗi thời. Một số thì bày tỏ sự tích cực bằng việc đón nhận chúng một cách rất tự nhiên, số còn lại thì luôn bày tỏ họ luôn hiểu game hơn ai hết và vì vậy mà không bao giờ chọn cách thay đổi, luôn thích bám vào những giá trị cũ kĩ, vốn dĩ đã không còn phù hợp với thời đại hiện tại.

Cụm từ mất chất bị lạm dụng rất nhiều để khiến các game thủ khác hiểu sai lệch về giá trị thực tế của đội ngũ làm game gửi gắm.

Cụm từ mất chất bị lạm dụng rất nhiều để khiến các game thủ khác hiểu sai lệch về giá trị thực tế của đội ngũ làm game gửi gắm.

Game ra mắt vào 30 năm trước với game ra mắt thời điểm của 2020 đã khác nhau rất nhiều. Việc làm game cũng tương đối phức tạp, mệt mỏi và luôn tồn tại rất nhiều áp lực. Thậm chí để làm xong một tựa game, để rồi khi bán ra doanh thu phải luôn được đảm bảo thì mới mong có phần kế tiếp. Ấy vậy mà, có một bộ phận game thủ luôn tỏ ra cứng nhắc, bảo thủ để gìn giữ giá trị cũ kĩ và phủ nhận đi những công sức, sự cố gắng, nỗ lực của những nhà làm game đang mong muốn thổi một làn gió mới vào chúng. Hãy nhìn kĩ xem nếu Final Fantasy 7 Remake mà giữ nguyên đồ họa lego 23 năm trước, liệu bạn có sẵn sàng bỏ tiền ra mua nó với cái giá 59.99$ không? Còn nếu bán 19.99$ thì nhà phát triển làm gì có lời, lượng content nội dung mà nhà làm game tạo ra và cải thiện, bổ sung tình tiết, cũng như hội thoại không hề đơn giản như bạn nghĩ mà nó đòi hỏi rất nhiều công sức của đội ngũ. Và để truyền tải lượng nội dung đó lên hiệu quả, cuốn hút và hấp dẫn thì tất nhiên cả hình, âm, sắc và gameplay phải thật hài hòa và đồng bộ.

Làm lại một tựa game không hề đơn giản đã thế còn bị gán cho cụm từ "mất chất".

Làm lại một tựa game không hề đơn giản đã thế còn bị gán cho cụm từ “mất chất”.

Vì lẽ đó mà khi Remake cả 1 tựa game, họ gần như phải đập đi xây lại cả 1 công trình, áp lực của những con người mới họ đang đảm nhận dự án đó vô hình chung sẽ khó khăn hơn những con người đi trước. Và nếu bạn thông cảm và thấy rõ cái khó khăn đó, bạn chắc chắn sẽ trân quý giá trị của một tựa game làm lại hơn. Đôi khi, chúng ta nên trải nghiệm một điều gì đó mới lạ thì chúng ta mới có thể thưởng thức nó trọn vẹn. Vì sao Kitase, hay Nomura đều chọn cách sửa kịch bản gốc về mặt nội dung và tình tiết? Đơn giản là vì họ muốn chúng ta bất ngờ, kể cả với những ai đã chơi phiên bản cũ rồi thì giờ đây cũng tha hồ đoán nội dung sẽ diễn ra làm sao, và đó sẽ càng làm họ tò mò, thích thú hơn. Hay God of War 2018 tại sao lại Retcon (viết lại nội dung) cho anh chàng Kratos của chúng ta từ Hy Lạp chuyển sang Bắc Âu mà không có một lời lí giải, bởi vì đội ngũ muốn tạo ra hướng đi mới cho mạch truyện mới nhưng vẫn có thể sử dụng chiến thần Kratos mà không phải loại bỏ anh. Với những ai yêu quý Kratos thì đây là điều rất tuyệt, chẳng cần quan tâm quá nhiều tại sao lại xây dựng lại như vậy, cốt truyện của God of War phiên bản Hy Lạp cũng đã đi đến hồi kết của nó, vậy thì cớ gì lại phải bôi ra thêm về nó mà không chọn bối cảnh khác ?

Nếu không thay đổi thì làm sao có siêu phẩm để chúng ta chạm vào.

Nếu không thay đổi thì làm sao có siêu phẩm để chúng ta chạm vào.

Thật sự mà nói, chúng ta hãy tiếp cận tựa game mới dù là làm lại hay thay áo mới như các phiên bản Remake, Reboot hay Remaster, hãy cho các tựa game một cơ hội. Tránh lạm dụng cụm từ mất chất để chê bai game khi mà chính chúng ta còn chưa chạm vào nó, hay chỉ mới nghe ai đó chê. Chính cách đánh giá game hời hợt qua ý kiến của người khác như vậy mà đã gián tiếp giết chết tựa game đó, làm mất doanh thu của các tựa game được xây dựng rất hay. Hãy thử tưởng tượng nếu gameplay của Final Fantasy 7 Remake không thay đổi thì liệu game có bán chạy được không? Nếu không thay đổi camera của God of War 2018 mà giữ camera cũ thì liệu có được Game of the Year để cạnh tranh với siêu phẩm Red Dead Redemption 2 của Rockstar, chắc chắn là không rồi. Vì vậy thay đổi là điều cần thiết, nếu thay đổi mà tạo nên giá trị mới, nội dung mới cuốn hút và hấp dẫn hơn thì sự thay đổi đó là cần thiết. Trên hết, hãy tự trải nghiệm game theo cách mà bạn thích đừng để những lời bình luận “mất chất” làm bạn bị đánh lạc hướng, và rồi bạn sẽ có những giờ phút thật sự thoải mái và đáng nhớ với những tựa game đó.

 

}

Tags: , ,
Blizzard tiết lộ nội dung bên trong bản cập nhật mới của World of Warcraft
Xbox One Elite bị lỗi Stick Drift khiến Microsoft bị kiện

Giftcode

Game Mobile

Game Online

Game PC

eSports

Có Thể Bạn Quan tâm

Menu