Cộng Đồng

Samurai, Ninja, Ronin… 7 lớp chiến binh tiêu biểu của Nhật Bản thời phong kiến

Chia sẽ

Thời kì phong kiến của nước Nhật được khắc ghi như là kỉ nguyên của Samurai. Như kỉ nguyên của những hiệp sĩ thời kì phong kiến Châu Âu vậy.

Giai đoạn này được đánh dấu bởi sự chuyển hướng từ các trận chiến được thực hiện trên lưng ngựa, chuyển sang một loạt những cuộc xung đột với quy mô lớn giữa các gia tộc nhằm giành lấy quyền kiểm soát Nhật Bản. Trong thời kỳ Kamakura, Nhật Bản đẩy lui thành công cuộc xâm lược của quân Mông Cổ và bắt đầu thay đổi từ quân tình nguyện sang quân đội nhập ngũ với cốt lõi là samurai đóng vai trò như là một lực lượng ưu tú đồng thời còn chỉ huy quân đội.

Dẫu sao thì trong kỉ nguyên loạn lạc này, Samurai cũng chỉ là một trong nhiều thể loại chiến binh khác của cùng thời đại mà thôi. Và trong khuôn khổ bài viết này chúng ta sẽ cùng điểm lại 7 lớp chiến binh nổi danh và tiêu biểu nhất của nước Nhật thời kì đó.

I/

1

Samurai được hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất, samurai là một bộ phận của tầng lớp võ sĩ Nhật Bản, thuộc hạ của các shogun, daimyo, và đứng trên một số bộ phận võ sĩ khác. Samurai theo nghĩa này là cách hiểu ở Nhật Bản. Theo nghĩa thứ hai và được sử dụng phổ biến trên thế giới ngoài Nhật Bản, samurai chính là tầng lớp võ sĩ của Nhật Bản, tức là bao gồm cả cả shogun và daimyo.

samurai_with_sword

Trên thực tế, samurai đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Nhật Bản suốt chiều dài 1500 năm qua. Rất nhiều người coi lịch sử Nhật Bản là lịch sử của chiến binh samurai. Nhật Bản chỉ có khoảng 20% đất nông nghiệp. Chính vì vậy việc tranh giành quyền kiểm soát đất đai đã tạo ra tầng lớp samurai mà người Việt hay gọi là võ sĩ đạo, kiếm sĩ.

Họ phục vụ daimyo (lãnh chúa) hay chủ tướng, với lòng trung thành tuyệt đối, thậm chí cho đến chết. Trong tiếng nhật samurai từ có nghĩa là, “những người phục vụ”. Samurai là những người thuộc tầng lớp ưu tú, đẳng cấp cao hơn công dân thường và binh lính thường. Ngay cả những Samurai đẳng cấp thấp nhất cũng giàu có và có nhiều đặc quyền đặc lợi hơn hầu hết người dân Nhật Bản.

549876-7755fa95c93694c39a8d8bd02b70ac62

Samurai sử dụng nhiều vũ khí khác nhau bao gồm cả cả chày gỗ, trường thương, giáo… Tuy nhiên thứ vũ khí nổi tiếng nhất của samurai là katana. Samurai luôn sử dụng tanaka cùng với một thanh kiếm ngắn hơn được gọi là wakizashi tạo thành bộ kiếm daisho. Trong đó Katana là vũ khí nổi bật nhất của các Samurai với chiều dài ít nhất 60 cm và chỉ có một lưỡi. Các võ sĩ Nhật Bản sử dụng loại kiếm hình hơi cong và vô cùng sắc bén này để chém đối phương trong khi tác chiến. Chuôi kiếm Katana đủ dài để người sử dụng dùng hai bàn tay nắm chặt. Theo truyền thống, các Samurai sẽ đeo lưỡi kiếm quay lên phía trên.

Còn Wakizashi có lưỡi kiếm dài khoảng từ 30 cm đến 60 cm. Những thanh kiếm Wakizashi có độ dài gần bằng Katana có tên gọi là O-wakizashi, còn những thanh có độ dài gần với Tanto sẽ gọi là Ko-wakizashi. Khi các võ sĩ đeo Wakizashi cùng Katana, giới chuyên môn sẽ gọi chúng là Daisho. Theo nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, Wakizashi là lưỡi kiếm danh dự của một Samurai. Các võ sĩ không bao giờ để chúng ở phía sau người và thường để Wakizashi dưới gối khi họ ngủ. Ngoài ra, Samurai phải để lại kiếm ngắn này khi muốn vào nhà một người khác. Nhiều chuyên gia nhận định Wakizashi là thanh kiếm hỗ trợ cho Katana và mục đích của chúng là để chặt đầu địch thủ bại trận hoặc tự tử.

e0b9d83d235d65a1d9db5a2e2d5a661c

Ngoài ra Samurai cũng sử dụng cung Yum nữa, đó là một trong những vũ khí ra đời đầu tiên của Samurai, trước cả Katana. Yumi gồm một cây cung và những mũi tên sắc nhọn. Trong lịch sử, các vũ khí này được làm bằng gỗ và tre ép để có thể sử dụng lâu dài.

Hầu hết các vị tướng chỉ huy đều là Samurai. Họ là lực lượng đẳng cấp cao cả về quân sự, chính trị, xã hội và kinh tế. Tại nước nhật tập quyền kinh tế tức là mỗi Samurai đều có nghĩa vụ với nhau và tựu chung lại là đều có nghĩa vụ với Daimyo và cao nhất là với Nhật Hoàng.

Trong chiến trận, Samurai là lớp chiến binh cốt lỗi trên chiến trường của hầu hết các loại quân. Và nắm vai trò là Quân thiết đột (Shock troops) để đột phá và tạo nên sự khác biệt trên chiến trường.

II/

2

Từ thế kỉ thứ 11 xuyên suốt tới thế kỉ thứ 16, các chiến binh Samurai thường chiến đấu bên cạnh hoặc đối đầu với một nhóm chiến binh tinh nhuệ khác – Tăng binh Sohei

tyoak

Sohei là các chiến tăng. Bắt đầu vào cuối thời Heian, những bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, những đền chùa lớn với nhiều ruộng đất và của cải quyên góp trở thành mục tiêu thường xuyên của trộm cướp. Vì vậy nhằm phòng vệ trước những kẻ xâm nhập từ bên ngoài nhất là vào các thời kì loạn lạc như khi nạn đói hoành hành, các tăng lữ và tín đồ đã tự vũ trang thành “tăng binh”. Nhưng dần dần chính các tăng binh này khuếch trương thế lực thành những lực lượng vũ trang để sẵn sàng giao chiến trong trường hợp tranh chấp các tông phái và chùa chiền đối lập, cũng như các Lãnh chúa Samurai trong vùng. Ngoài ra, đã xuất hiện một số đền chùa được xây dựng kiên cố như thành trì với chân tường đá bồi và hào nước sâu.

Nơi nổi tiếng nhất chính là Nhất Thừa Chỉ Quán viện (sau được đổi tên là chùa Diên Lịch) của tông phái Thiên Thai Nhật Bản. Nằm dưới chân núi Hiei, phía đông bắc Kyoto

brotherhood_sohei

Các chiến sư Sohei được trang bị ít hơn các Samurai. Họ thường mặc giáp của lính bộ binh phổ thông bên ngoài Tăng phục, thường là với mũ tăng trùm đầu ở ngoài nữa. Vũ khí truyền thống của họ là thanh Naginata –  một thanh mác dài gồm lưỡi dao dài 0.6 đến 1.2 mét gắn trên trục gỗ dài 1.2 đến 1.5 mét. Là một vũ khí phòng ngự vô cùng hiệu quả.

total-war-shogun-2-warrior-monk-1024x576

Các tăng binh có thể là một đồng minh đáng giá cho các lãnh chúa Samurai nhưng cũng có thể rất phiền phức. Bởi họ dùng sức mạnh quân sự của mình để đảm bảo sự độc lập của Thiền viện của họ trước chính quyền trung ương cũng như địa phương.

III/

3

Lúc này, chiến tranh đang nổ ra trên khắp Nhật Bản, gọi là Nội chiến Onin (1467-1477) với sự bất lực của Nhật Hoàng lúc bấy giờ.

Sự bế tắc ở cấp lãnh đạo khiến xung đột lan xuống cấp dưới. Năm 1485 nông dân và ji-samurai (võ sĩ Samurai cấp thấp) nổi dậy, lập đội quân riêng (‘Ikki’), đánh đuổi quân của các lãnh chúa. Ikki từ một nhóm võ trang ô hợp trở thành một thế lực đáng kể, để rồi sang năm 1486 lập lỵ sở tự cai trị tỉnh Yamashiro.

683ebf8f32f0251dcfd8017c8a59cc7e

Ở các địa phương khác những đội Ikki tự phát xuất hiện. Trong số đó, phong trào Ikkō Ikki (Nhất Hướng Nhất Quỹ) ở Kaga (Gia Hạ) là tiêu biểu nhất, Ở Kaga thì tín đồ Phật giáo phái Tịnh độ chân tông, nhóm Ikkō tự võ trang theo lời chiêu gọi của lãnh chúa Togashi Masachika.

Về cơ bản, phái Tịnh độ chân tông này tin rằng sự cứu rỗi đến với tất cả nhân loại chứ không chỉ riêng những ai với thời gian và xu hướng học hỏi chi tiết về Phật Giáo. Vì vậy họ cũng mang hơi hướng công bình hơn các Tăng binh Sohei rất nhiều; do lẽ đó, Ikko Ikki đã trở thành một phong trào khởi nghĩa trong xã hội với trang bị phổ thông chứ không phải một nhóm chiến binh tinh nhuệ như các lớp chiến binh khác của Nhật thời phong kiến.

kennyo6

Thủ lãnh phái Tịnh độ chân tông là Rennyo còn thu nạp thêm thường dân tăng cường lực lượng. Nhóm này sau lập ra đội Ikkō-ikki riêng và đến năm 1488 thì đánh đuổi cả Masachika, thu phục một vùng rộng lớn. Thành lũy được dựng lên dọc sông Yodo, vừa làm nơi thờ tự, vừa làm tổng hành dinh chỉ huy. Cuộc khởi nghĩa Ikko Ikki đã trấn áp nhiều lãnh chúa thủ hộ và lan rộng quyền tự trị (chủ yếu về thuế quan và tài phán). Vì vậy các lãnh chúa thời Chiến quốc muốn bành trướng thế lực của mình buộc phải chọn hoặc phải thỏa hiệp hoặc phải đối đầu với các thế lực này mà đa số đều đã chọn con đường thỏa hiệp.

Trong số các phong trào Ikkō Ikki ở các nơi, phong trào ở chùa Ganshōji (Nguyện Chứng Tự) ở Nagashima (Trường Đảo) Ise (Y Thế) đã ngoan cường chống lại lãnh chúa Oda Nobunaga (Chức Điền Tín Trường) rồi sau đó bị Oda Nobunga dẫn quân thảm sát đến diệt vong. Chùa Ishiyama Honganji (Thạch Sơn Bản Nguyện Tự), tổng đà của toàn bộ môn đồ Ikkō cả nước, cũng thành lập tổ chức mạnh mẽ như các lãnh chúa thời Chiến quốc, vào thời của Kennyo (Hiển Như) cũng chống lại lãnh chúa Oda Nobunaga, sau cuộc khổ chiến kéo dài trước sau cả 10 năm gọi là Trận chiến Ishiyama đã phải rút lui khỏi núi Ishiyama. Ngay cả ở Mikawa (Tam Hà) là nơi thế lực Ikkō khá mạnh, sau khi bị Tokugawa Ieyasu (Đức Xuyên Gia Khang) mới lên đàn áp, nội bộ cũng phân rã làm hai.

01a03766c0b8bbf6f012bc2795168a4e

Khởi nghĩa Ikko Ikki được xem là cuộc cách mạng, đảo ngược thứ tự xã hội với thường dân lên địa vị thống trị và giới quý tộc tụt xuống làm thường dân. Thời kỳ đó tiếng Nhật gọi là gekokujō (“hạ khắc thượng”). Chúng ta biết về các chiến binh Ikko Ikki ít hơn nhiều các chiến binh khác cùng thời. Họ mang một ấn tượng giống với các cuộc khởi nghĩa nông dân tại Châu Âu, nhưng với việc pha trộn thêm các yếu tố tôn giáo, cuồng tín khiến họ trở thành một đối thủ khó xơi với bất kì ai.

IV/

4

Ronin (lãng nhânlà những samurai không còn chủ tướng trong thời kì Phong kiến ở Nhật Bản (1185–1868). Khi một Samurai mất chủ tướng do chủ của ông ta bị chết, bị mất quyền lực, hoặc chỉ do mất đi sự tin tưởng của chủ tướng. Từ khi 1 Ronin(Samurai) không còn phục vụ cho ai, ông ta không còn là 1 Samurai nữa. Nếu như cái tên Samurai có nghĩa là “phục vụ”, và người Samurai có thể hiểu là người “servant” (đầy tớ) thì Ronin nghĩa là “con người trôi dạt” (lãng nhân) – như một ngọn sóng tự do trên biển cả. Thuật ngữ ngày bắt đầu có từ thời kì Nara và Heian, nó được sử dụng một cách sáng tạo để chỉ những ai chạy khỏi hoặc ruồng bỏ lãnh địa thuộc quyền lãnh chúa của anh. Thuật ngữ này đồng thời để chỉ các võ sĩ đạo mất đi lãnh chúa trong chiến tranh.

ronin-nicklas-gustafsson

Những Ronin này vẫn tiếp tục sống và làm những công việc như vệ sĩ hoặc lính đánh thuê nhưng luôn tuân theo tư tưởng Bushido. Nhưng trải qua nhiều biến động cộng với việc bị những người cùng tầng lớp xa lánh, ruồng bỏ, không còn gì ràng buộc họ với triết lí sống đó và trở thành những con người tự do trong xã hội phong kiến.

witcher_geralt_of_rivia_samurai_ronin_by_mycks-dahm44f

Không giống như các Samurai, họ có quyền lực, uy tín và tầm ảnh hưởng nhất định, Ronin thường bị mang tiếng xấu là những thành phần bất hảo và trở thành mục tiêu để đả kích. Thực sự chẳng có ai ưa thích khi làm 1 Ronin, chỉ bởi vì một Ronin sẽ không có bổng lộc. Bởi vậy nên nhiều Ronin đã trở thành vệ sĩ, lính đánh thuê, và giết người vì tiền. Họ coi đó là công việc tốt hơn là làm nông dân.

ronin_by_mycks-d5yviyz

Thậm chí nhiều Ronin còn sa vào những con đường phạm tội như bảo kê nhà thổ, cờ bạc, giết thuê.. Một số người cho rằng họ đã trở thành những trụ cột trong các băng nhóm tội phạm, gần đây là việc băng nhóm Yakuza tiền thân là một nhóm các Ronin này.

V/

5

Ninja là các sát thủ đầy bí mật, các thông tin về Ninja cũng như các hoạt động của họ thậm chí còn ít hơn là Ikko Ikki. Những câu chuyện về Ninja đầy những lời đồn đại, không chắc chắn và thổi phồng.

Về cơ bản, Ninja hay còn được gọi là shinobi đây là danh xưng dùng để chỉ những cá nhân hay tổ chức đánh thuê chuyên về hoạt động bí mật từng tồn tại trong lịch sử Nhật Bản về nghệ thuật không chính thống của chiến tranh từ thời kỳ Kamakura (1185-1333) đến thời kỳ Edo (1603-1868).

1492cf7683624d12f23cb2429bf20b3e

Các Ninja mang một vai trò vô cùng khác biệt so với các nhóm chiến binh khác cùng thời. Họ không tham chiến trên chiến trường. Theo một số ghi chép, Ninja là những điệp viên được đào tạo những kỹ năng chuyên nghiệp, họ là những chuyên gia lão luyện trong chiến tranh du kích. Tuy nhiên về cơ bản các nhóm Ninja lại hoạt động theo các mục đích khác nhau. Có nhóm chuyên được thuê trong các hoạt động tình báo, có nhóm chuyên đi phá hoại, xâm nhập hoặc ám sát. Nổi tiếng trong giới Ninja Nhật là hai phái Ninja Iga và Koga. Đây cũng là hai vùng đất sản sinh ra Nhẫn thuật trong Ninja và có hơn 70 tổ chức truyền những kỹ thuật này tại địa phương.

93c358465f0c6bec094accb011328d3f-d6arn2j

Trong các tài liệu hiếm của Nhật Bản có ghi, Ninja từng phò tá Chinh di Đại Tướng quân Tokugawa Iemitsu (1604 – 1651) dập tắt thành công phiến quân nổi loạn trong cuộc Nổi loạn Shimabara (1637 – 1638) của tín đồ Thiên Chúa giáo. Vị Tướng Quân thứ ba của gia tộc Tokugawa nổi tiếng đã thuê 8 Ninja để giúp các võ sĩ Samurai của mình đàn áp phong trào Shimabara. Ninja đã bí mật hoạt động về đêm và chiếm lại pháo đài Hara.

ninja_wallpaper_scott_adkins_by_shibuz4-d77t9nz

Có nhiều ghi chép lịch sử kể lại rằng Ninja có nguồn gốc từ những chiến binh Samurai chiến đấu hết lòng vì nhiệm vụ và danh dự. Hattori Hanzo, một Ninja phái Iga nổi tiếng trong lịch sử, cũng là một võ sĩ Samurai. Vị Ninja này từng cứu sống Đại tướng quân Tokugawa Ieyasu (1543 – 1616), người có công thống nhất Nhật Bản năm 1603, và giúp Tokugawa Ieyasu lên nắm quyền. Trong suốt binh nghiệp lẫy lừng của mình. Hanzo từng chỉ huy nhiều trận đánh, góp phần quan trọng đưa Tokugawa lên nắm quyền cai trị Nhật Bản.

9ef1c68fcccdb3c58fc0c5ebb0a78754

Trong đó, nổi tiếng nhất có lẽ là trận chiến năm 1582, khi chỉ huy 300 Ninja khác cứu Tokugawa khỏi một cuộc phản loạn. Khi ấy, một mình Hanzo đã giết chết tới 158 Ninja của quân địch. Đó là một kỳ tích mà chưa từng Ninja Nhật Bản nào làm được hơn thế.

image_yaiba_ninja_gaiden_z-20341-2591_0011

Y phục của Ninja khác thường: bộ quần áo màu đen xẫm ôm sát người, những mặt nạ che hẳn phần dưới khuôn mặt, những đôi tay và chân có cấu trúc đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi để bò, trườn trên các bề mặt phẳng, có gắn những ngôi sao bằng kim loại (Surikena) mang đoản kiếm, trường kiếm, thiết xích, những lưỡi kiếm sát đấu và nhiều ám khí khác…

VI/

28faac454ed30579e0bcfcd8153e9ba5

Ashigaru (足軽 – Túc Khinh) trong tiếng Nhật có nghĩa là bộ binh nhẹ, không chỉ bởi vì trang bị đơn giản và thô sơ mà còn bởi vì đây là đơn vị chiếm số lượng đông đảo nhất trong lực lượng của các sứ quân Nhật Bản khi đó. Mặc dù đã bắt đầu xuất hiện từ những năm 1300, nhưng cho tới tận thời kì Muromachi – Mạc Phủ Ashikaga thì ashigaru mới dần trở nên phổ biến và được sử dụng bởi nhiều thế lực quân sự khác nhau.

d90d198d654f3ffcc30cb2b8621f4eb0

Không phải ai cũng có đủ tư cách trở thành một Samurai danh dự, và do đó không thể trông chờ chiến thắng vào đoàn quân Samurai tinh nhuệ nhưng cực kỳ ít về số lượng được. Các Ashigaru luôn là đơn vị chủ lực trên chiến trường vào thời Sengoku. Oda Nobunaga nổi tiếng bởi cách sử dụng các Ashigaru và thành công cũng nhờ đơn vị “nông dân” này.

Vũ khí thông dụng của ashigaru là naginata, yari, yumi và kiếm.

Ở Nhật Bản, bộ giáp của ashigaru không nặng và cồng kềnh như của samurai mà đơn giản hơn nhiều. Bao gồm:

+Một chiếc nón cứng được làm từ da hoặc sắt (jingasa ).

+Giáp ngực (dou )

+Mũ sắt (kabuto ) có một lớp trùm đầu bằng kim loại (tatami zukin).

+Giáp tay (kote )

+Giáp đùi (haidate )

+Giáp ống chân (sune-ate )

1824d9c699b330af8cf07707b758895f

Sau này, do điều kiện chiến tranh xảy ra liên tục của thời kì Sengoku (Chiến quốc, từ thế kỉ XV – XVI) nên đã đòi hỏi việc tăng chất lượng áo giáp lên cho ashigaru. Và cũng trong thời kì này, súng hoả mai của phương tây du nhập vào Nhật Bản qua người Bồ Đào Nha và kể từ đó ashigaru có thêm một loại vũ khi mới. Ngoài ra, ashigaru còn thường đeo một lá cờ nhỏ phía sau lưng để phân biệt gọi là sashimono .

Ngay từ thời kì loạn Ōnin, giới ashigaru đã nổi tiếng là một lũ lính “khó dạy” khi họ cướp bóc và đốt phá Miyako (nay là Kyoto). Vào những giai đoạn sau của thời kì Sengoku, ashigaru dần trở thành lực lượng chiến đấu chính trên chiến trường, và thế trận song đấu kiểu samurai dần bị thay thế bằng những trận hỗn chiến của ashigaru. Nhờ vậy, không ít ashigaru lập nhiều công trạng và thăng quan tiến chức để rồi từ một anh lính quèn trở thành một lãnh chúa. Tiêu biểu trong số đó là Yamauchi Kazutoyo và Toyotomi Hideyoshi, khởi đầu của họ chỉ là những thường dân không tên tuổi nhưng được cất nhắc dần thành samurai rồi sau đó là daimyo.

55e24cc646660d2e4d19fbf92501b6a8

Trong những thời kì sau này, ashigaru được coi là xương sống của lực lượng samurai. Đó là nhờ những chuyển biến lớn về quân sự mà điểm mốc là năm 1543 với sự xuất hiện của người Bồ Đào Nha cùng súng hoả mai ở đảo Tanegashima. Ngay lập tức, hầu hết các lãnh chúa đương thời đều nhanh chóng trang bị cho những người lính bộ binh của mình loại vũ khí mới này. Ưu điểm lớn nhất (trong một đống các nhược điểm) của loại vũ khí mới này khi đó là không cần luyện tập nhiều mà vẫn có thể sử dụng hiệu quả trên chiến trường, chứ không đòi hỏi phải có một quá trình luyện tập kéo dài hàng năm trời như yumi (cung – một loại vũ khí tầm xa thông dụng thời bấy giờ ở Nhật). Khi chiến trường trở nên khốc liệt hơn và đòi hỏi một lực lượng lớn có kĩ thuật cao hơn, ashigaru đã được rèn luyện kĩ lưỡng và bài bản hơn để đáp ứng nhu cầu chiến tranh và nhiều người lính bỏ hẳn nghề nông để dốc toàn lực cho chiến trường. Vì vậy, vai trò trong quân đội của ashigaru trở nên vững chắc hơn và trở thành trợ thủ đắc lực cho những samurai.

VII/

7

Để có thể hoạt động hữu hiệu, mọi đội quân đều cần có một lực lượng liên lạc chuyên biệt. Do vậy nên mỗi Daimyo lại cần có một lực lượng Tsukai-Ban, tức quân đoàn liên lạc.

amountedwarrior

Những người lính này đóng vai trò là lực lượng điều hướng và vận chuyền thôn tin giữa các đơn vị quân trên chiến trường đầy bận rộn, máu me và hỗn loạn.

}

Tags: , , , , , , , , , , , , , ,
Khánh Vy gây ấn tượng với màn đọc rap dành tặng diễn viên phim Vệ Binh Dải Ngân Hà 2
Soi Đồ Long Ký trong ngày đầu ra mắt tại Việt Nam

Giftcode

Game Mobile

Game Online

Game PC

eSports

Có Thể Bạn Quan tâm

Menu