eSports

Dota 2 – LoL – HoN: Game MOBA nào đáng chơi nhất?

Chia sẽ

Hôm nay, tôi sẽ phân tích bộ 3 MOBA Việt Nam này cho toàn thể cộng đồng eSports trong nước có thể hiểu rõ nhiều vấn đề và để tránh việc gây ra những cuộc tranh cãi đến mức độ phải sỉ nhục cả người chơi game khác.

10149936_615542821873807_323631737_n

Một đoạn tâm thư được một bạn trẻ chơi game MOBA gửi đến cho Game4v. Đọc xong tôi thấy hơi buồn, bởi cộng đồng MOBA của việt nam không chỉ có mỗi 1 game MOBA như LoL, Dota 2 hay HoN. Thể thao điện tử Việt Nam tính cho đến thời điểm này đã có tổng 5 game MOBA được biết đến như: LoL, Dota 2, HoN, Strife và Smite (vẫn đang độc quyền ở châu âu).

Chắc chắn sẽ có sự so sánh và thiên về game của mình hơn, nhưng đến mức độ miệt thị nhau thì tôi không thể chấp nhận được. Nên lần này tôi sẽ tập trung so sánh trước 3 tựa game hiện đang là 3 cột trụ MOBA của làng eSports tại Việt Nam để mọi người có thể hiểu biết hơn và tránh các trường hợp miệt thị như phản ảnh của bạn trẻ kia.

Trước khi đi vào vấn đề chính, tôi cũng điểm qua một chút về Dota 1 – đầu tàu của eSports MOBA. Khi Dota 1 tạo được điểm nhấn của mình vào khoảng thời gian 2008 – 2010, các hãng sản xuất game như Riot và S2Games bắt đầu nhìn thấy được tiềm năng từ tựa game này và nhanh chóng tự sáng tạo ra các tựa game MOBA của mình dựa trên nền tảng của Dota 1. Mãi về sau Dota 2 mới được Valve phát triển mà mở rộng như bây giờ.

 

League of Legends (LoL) – Liên minh huyền thoại (LMHT)

LoL 1

Được phát hành vào ngày 27/10/2009, tính cho đến nay tựa game đã trải qua 5 năm trên thế giới và 3 năm tại Việt Nam. LoL đã tạo được tiếng vang trong cộng đồng bởi phong cách chơi dễ và gần gũi với đại đa phần người chơi.

Thuở ban đầu, LoL vẫn còn bị gắn mác là “sao chép” của Dota 1. Song đó chỉ là ý nghĩ thiển cận của một số người mà thôi. Dota 1 có bảng bổ trợ skill không? Dota 1 có skill bổ trợ không? Dota 1 còn hack map, còn LoL có hack map không? Bản đồ có thể giống nhưng Dota 1 có bụi cây không?

Đó là sẽ là những câu hỏi mà tôi sẽ đưa ra nếu như có ai đó nói rằng LoL chỉ đơn giản là “sao chép” của Dota 1. Tôi không phủ định là LoL có rất nhiều điểm tương đồng về bản đồ Dota 1 nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc LoL là Dota 1. Mỗi game đều có sự khác biệt riêng mà chúng ta cần phải tìm hiểu.

 

Đồ họa

LoL 2

So sánh giữa 3 game thì LoL có đồ họa dễ nhìn nhất. Riot đã cố gắng chỉnh sửa game của mình sao cho phù hợp với thị hiếu của toàn bộ người chơi. Cho nên nếu bạn là game thủ từ Dota 2 hay HoN chuyển sang LoL, bạn sẽ thấy game có đồ họa nhẹ nhàng và thân thiện.

 

Bản đồ

LoL 3

Bản đồ của LoL có rất nhiều điểm khác so với Dota 1 và Dota 2. Từ quái trong rừng, vị trí đứng của quái, các bụi cây cũng được phân bố sao cho hợp lý nhất.

Về độ rộng của bản đồ, LoL không phải là game hardcore như Dota 1, Dota 2 và HoN, nên bản đồ được thu nhỏ và giảm tốc độ chạy của hero hơn so với đàn anh của mình.

 

Hero và Items

itemcosts

Hero của LoL rất phong phú, thậm chí có phần hơn cả đàn anh của mình. Tình đến nay, LoL đã có 118 hero, nhiều cả Dota 2. Các hero trong LoL chia rất nhiều vị trí như Support, AD, AP, Jungle. Nên trường phái lên đồ rất nhiều cũng đa dạng không kém. Các item trong LoL cũng không đắt như Dota 2 và HoN, vì farm quái ở LoL chỉ được trung bình 17 gold cho quái và 45 gold cho xe.

 

Phong cách chơi

League-of-Legends2

Game có phong cách chơi đơn giản, dễ nắm bắt. Skill phong phú và đa dạng như các game cùng loại khác. Nhiều skill của LoL sử dụng không theo thông thường như Dota 2 và HoN. Có những hero sử dụng skill không mất mana (damage không to), và những hero khi sử dụng skill phải dùng mana và máu của mình (damage to).

Nhiều người hay lầm tưởng bảng bổ trợ, skill phụ trợ sẽ phá hỏng game nhưng thực ra không phải. Nhà sản xuất Riot rất khéo léo khi bắt người chơi phải đạt đến lvl 30 để có thể hiểu được toàn bộ game, sử dụng được toàn bộ slot bảng bổ trợ, và skill phụ trợ.

 

Các chế độ chơi khác

league_of_legends_vudzo_fanart_by_vudzo-d5goipq

LoL cũng sở hữu rất nhiều các chế độ chơi khác để cho mọi người không phải nản lòng khi tiếp xúc quá nhiều với chế độ chơi 5vs5 thông thường.

Các chế độ chơi được biết đến như: 3vs3, 5vs5, đấu với computer (dễ và trung bình), Ultra Rapid Fire, Rank đơn/đôi, Rank 5vs5.

 

Vậy mà nhiều người bảo chán và không đáng để chơi?

Rất hay và đáng để chơi là đằng khác.

 

Defense of the Ancient 2 – Dota 2

dota-2

Dota 2 được tạo nên từ nguyên gốc Dota 1 và được Valve test beta vào năm 2011, lúc ban đầu Dota 2 còn copy cả những thủ thuật từ Dota 1 sang Dota 2 đặc biệt là khả năng disable stun của Dota 1 của một số hero.

Valve thực sự rất khôn khéo khi tạo được điểm nhấn của Dota 2 bằng việc mở ra giải đấu triệu đô – The International 1. Một giải đấu lớn như thế sẽ vừa tạo được tên tuổi của nhà sản xuất và PR Dota 2 được nhiều hơn so với marketing thông thường. Sau giải đấu TI 1, Dota 2 đã được cộng đồng eSports trên toàn thế giới biết đến nhiều hơn và tính cho tới giờ số lượng người đã đạt đến 7.2 triệu người

 

Đồ họa:

news_esports_coach-se-tao-su-khac-biet-cho-dota-2 (15)

Đồ họa của Dota 2 đã được Valve tân trang lại rất nhiều bằng Engine Source của mình. Tất nhiên, Valve không chỉ tân trang lại mà còn chỉnh sửa lại rất nhiều thứ khác nữa so với Dota 1. Đặc biệt là hero, nếu nhìn Doom của dota 1 xưa kia và so với Dota 2 bây giờ cũng đủ thấy Valve chau chuốt Dota 2 như thế nào. Song đây cũng là điểm trừ của Valve, đồ họa quá đẹp và cao như thế không phải game thủ nào cũng đáp ứng nên rất nhiều người đã phải ngậm ngùi chuyển sang các tựa game khác chơi.

 

Bản đồ:

dota2_screen_minimap_neutralspots

Bản đồ được làm dựa trên tiêu chí của Dota 1, nhưng vẫn có nhiều điểm khác mà chúng ta có thể nhìn rõ như nơi ở Roshan bé hơn so với Dota 1. Một số các khu vực được làm để tránh các lỗi của Rubick có thể tận dụng tạo góc kẹt cho hero đối phương tạo lợi thế cho mình. Song cho đến nay hiện tượng này vẫn còn và đang gây tranh cãi là liệu có nên để trick (thủ thuật) này vào trong game và đấu giải hay không.

Tuy nhiên, việc Rubick hay sử dụng skill của mình để ném hero đối phương lên núi vẫn đang gây nên các cuộc tranh cãi. Tiếp theo, bản đồ của Dota 2 rộng hơn nhiều so với LoL, các khoảng tối và sáng được thiết kế lại ở các đoạn dốc lên xuống, đó chính là điều mà LoL không có.

 

Hero và item:

items dota 2

Đến nay game đã có 107 hero, và item đã có khá nhiều item được làm lại và tạo được độ cạnh tranh nhất định, nhiều món đồ tưởng chừng như đã thất lạc ở dota 1, nay lại thấy xuất hiện nhiều hơn trong dota 2 và nhiều món đồ siêu đặc biệt mới cũng sắp được Valve tung ra, chắc chắn sẽ tạo ra độ hot nhất định trong đấu trường Dota 2.

 

Các chế độ chơi khác:

L3vXh

Rất nhiều chế độ chơi khác nhau. Nếu Dota 1 chỉ đơn thuần là 1 bản đồ cạnh tranh giữa 2 phe và nếu không đổi món người chơi sẽ cảm thấy nhàm chán và buộc phải rời sang game khác. Nắm bắt được tâm lý này, Valve liên tục tạo ra những bản đồ chơi mới trong các sự kiện lớn của thế giới, nổi bật nhất là Bem Roshan, Bem Kỳ Lân, Bem luôn cả SkeletonKing.

Trong Dota 2, bạn có thể kiếm được tiền (key) trong game, điều này LoL không hề có. Khi chơi game mọi người có thể kiếm được những món đồ được Valve tạo ra (hoặc là từ cộng đồng tạo ra). Chính điều này đã hút được một lượng người chơi lớn chơi game “cầy đồ, kiếm Key để cưới vợ”.

 

Vậy mà nhiều người bảo chán và không đáng để chơi?

Rất hay và đáng để chơi là đằng khác.

Heroes of Newerth (HoN)

heroes_of_newerth_wallpaper_by_warchamp7-d4fgfyy

Được phát hành vào ngày 15/05/2010, nhưng độ nổi tiếng của HoN không được như 2 đàn anh ở trên, bởi nhà sản xuất S2Games không hề đầu tư quảng bá game nhiều như 2 game ở trên. Họ đổ dồn tiền kiếm được từ HoN để tạo nên siêu phẩm thất bại – Strife.

Ngay từ khi bắt đầu tạo nên HoN, S2games đã mời IF (Ice Frog) để giúp đỡ trong việc tạo hero và bản đồ. Song điều này không kéo dài được lâu, S2games không thể đáp ứng được yêu cầu của IF nên đã để cho IF tách ra và tự phát triển Dota 1, cho đến khi Valve mời IF về để tiếp tục phát triển Dota 2.

 

Đồ họa:

Heroes_of_Newerth_screenshot

Nói về đồ họa, tôi dám đảm bảo với bạn rằng độ mượt của hero không game nào sánh bằng (kể cả Dota 2 và LoL). Đừng có nói là game nhiều Gb là đồ họa đẹp hơn, nếu cần tôi có thể đem thêm 1 so sánh nữa đó là Call of Duty: Ghost. Một tựa game siêu khủng về……. “dung lượng” nhưng chất lượng đồ họa lại ở mức trung bình. Nếu như là một fan của MOBA nói chung thì tôi nghĩ bạn nên thử tựa game này, chắc chắn sẽ không phí một phút giây của các bạn đâu.

 

Bản đồ:

01

So sánh đôi chút về bản đồ của 3 tựa game, bản đồ bé nhất là LoL, tiếp theo là Dota2, và dĩ nhiên lớn nhất là HoN. Riêng khu vực của Kongor được làm rộng lên rất nhiều lần để người xem và fan hâm mộ có thể thưởng thức những pha combat đỉnh cao ở đây. Các khu vực trên cao trong Dota 2 và Dota 1 không cắm được ward thì trong HoN lại có thể cắm được, chính điều này đã giúp cho tiến độ game nhanh hơn rất nhiều so với LoL và Dota2.

Trong Dota 2 góc kẹt thường là một vấn nạn và thường bị Rubik hay gậy đẩy gây ra, thì trong HoN lại cực kì hiếm (do game có hệ thống chống kẹt địa hình). Cứ mỗi lần bị block trong cây hay trên cao, các hero này có thể thản nhiên di chuyển xuống 1 cách bình thường.

 

Hero và Item:

HeroesOfNewerth_1920x1080_wallpaper

Nói về hero thì S2Games cũng giống như  Dota 2 và LoL. Họ đều cố gắng tạo ra những hero có sự phá cách riêng của chính mình, không muốn gò bó theo khuôn mẫu của Dota 1 nữa (trừ dota 2). HoN chính là điển hình, hero đặc biệt nhất phải kể đến chính là Monkey King. Một hero cực kì imba (giờ thì hết rồi), nhưng điểm sáng của hero này chính là sự tương tác skill với trụ,skill, units, và tất nhiên là với cả hero nữa.

Không giống như Dota 2 và LoL, HoN thực sự mang đến nhiều sự phá cách trong sáng tạo hero, S2Games mang đến cho người chơi rất nhiều skill “dị” và đặc biệt. Nhiều hero đã đi vào tiềm thức của người chơi cho đến tận bây giờ như Deadwood (phồng tôm), Drunken Master, và Monkey King .

Các hero meele của HoN có thể phá ward trên các chỗ cắm cao mà không cần Blink. Điều này khác hoàn toàn so với Dota 1 và Dota 2.

 

Các chế độ chơi khác:

Mid-Wars_Map_0

Cũng như các đàn anh, HoN cũng có các chế độ chơi khác nhau như Dị Giới Chiến, Mid War để có thể mang lại sự thoải mái cho người chơi nhất có thể.

Vậy mà nhiều người bảo chán và không đáng để chơi?

Rất hay và đáng để chơi là đằng khác.

TẤT CẢ CÁC GAME ĐỀU RẤT ĐÁNG ĐỂ CHƠI VÀ ĐÁNG ĐỂ ĐƯỢC MỌI NGƯỜI TÔN TRỌNG. CÓ THỂ TRANH LUẬN HAY TRANH CÃI VỀ NHỮNG THIẾT KẾ TRONG GAME KHÁC VỚI CÁC GAME KHÁC, NHƯNG ĐỪNG VÌ THẾ MÀ MIỆT THỊ GAME HAY NGƯỜI KHÁC, XẤU LẮM!!!

Tạm kết:

Mỗi game MOBA đều có những điểm hay riêng và cần chúng ta khám phá, chứ không phải là chỉ có đứng NHÌN và phán như thánh. Tranh cãi, tranh luận về các tựa game yêu thích của mình là điều rất hay và nên khuyến khích, bởi từ những tranh cãi và tranh luận chúng ta càng hiểu tựa game mình hơn. Tuy nhiên, tôi cũng không đồng nhất quan điểm của một số người thường mượn cớ tranh cãi, tranh luận để “MIỆT THỊ” người khác. Đây là một điều đáng chê trách của người Việt chúng ta. Hơn cũng chửi, thua cũng chửi, thắng cũng chửi!? Hãy thay đổi suy nghĩ của mình, học cách chấp nhận và cảm nhận các tựa game đúng cách hơn.

Tôi mong rằng bài viết sẽ đem lại cho cộng đồng eSports những cái nhìn khác về các tựa game MOBA hiện nay ở Việt nam. Mọi thắc mắc xin liên hệ vào hòm thư của Game4V, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý vị độc giả. Xin chân thành cảm ơn.

}

Tags: , ,
Top 5 vị tướng đi rừng cơ động nhất trong Liên Minh Huyền Thoại
Heroes of the Storm sẽ tập trung vào combat và điểm exp

Giftcode

Game Mobile

Game Online

Game PC

eSports

Có Thể Bạn Quan tâm

Menu