eSports

Hướng dẫn cơ bản về Trade trong Dota 2 (Phần 1)

Chia sẽ

Trong bài viết ngày hôm nay, Game4V sẽ mang tới cho bạn đọc những khái niệm cơ bản nhất về hệ thống trao đổi item của Dota 2.

Dota 2

I. Phân loại Item

Dựa vào chất lượng, đặc tính và màu viền của từng item chúng ta có thể chia các món đồ ra thành các dạng như sau:

1. Chất lượng

Common: Đồ thông thường. Đây là các món đồ nhỏ lẻ và thường không được chăm chút kĩ về thiết kế, tỉ lệ drop trong game khá cao, thường có giá trị thấp ( ngoại trừ tool, vé giải,….).

Uncommon: Cao cấp hơn Common 1 chút, đẹp hơn common 1 chút, giá đắt hơn 1 chút, nói chung cái gì cũng hơn Common 1 chút nhưng giá trị vẫn không cao lắm.

Rare: Đúng như tên gọi, đây là những món đồ hiếm với thiết kế khá ổn và nhiều món đồ khá đẹp mắt. Song giá trị của các món đồ này cũng thường bị ảnh hưởng bởi khá nhiều sự kiện thường xuyên trong Dota 2 sẽ biến chúng trở nên rẻ hơn, còn đối với một số hero Hot thì vẫn có thể giữ được giá thậm chí là tăng giá.

Mythical: Đồ có giá trị tương đối, được chăm chút tỉ mỉ hơn so với nhiều món đồ khác.

Dota 2

Ancient: Đồ trong các event đặc biệt, thường là Battle Bonus hoặc những món không trade được.

Immortal: Đồ thiết kế đẹp, không còn tỉ lệ drop trong game, có giá trị từ vài đô cho đến hàng trăm thậm chí hàng nghìn đô.

Arcana: Những món đồ đặc biệt có thể thay đổi ngoại hình hero, thêm hiệu ứng, …. Tỉ lệ drop siêu hiếm nhưng bạn vẫn có thể dễ dàng tìm và mua trong Store.

Dota 2

Một lưu ý nhỏ dành cho người mới chơi:Giá trị của các món đồ từ Common đến Mythical có xu hướng giảm dần đều. Lúc mới ra thì đắt và càng ngày càng giảm dần do hàng loạt set mới được cập nhật.

2. “Viền màu”

Màu trắng

  • Item thông thường, đa dạng chất lượng và phổ biến nhất.

Màu Xanh lam    

  • Item rơi từ Event Frostivious, có tag Frozen.
  • Màu xanh đậm hơn, có tag Elder là dạng giới hạn số lượng. Ví dụ :

Dota 2Dota 2

Màu Xanh lá đậm

  • Item có tag Genuine, thường là quà tặng đính kèm khi mua vật phẩm của Valve. Ví dụ:

Dota 2Dota 2

Màu cam

  • Item được đục lỗ để nhét gem vào, có tác dụng đếm số lần sử dụng skill, số lần kill,….. có tag Inscribed.

Màu tím

  • Có tag Cursed, Item được craft từ Event Dirtetide 2013.
  • Có tag Heroic, Item rơi ra nhờ xem game qua hệ thống Dota TV.
  • Có tag Unusual, thường là những Courier (gà) có hiệu ứng khác với những con thường, được mở ra từ Treasure Chest và có tỉ lệ mở được cực thấp.

Màu xanh lá nhạt

  • Có tag Auspicious, Item Craft từ Event New Bloom 2014.

Ngoài ra còn có các màu khác của những item như Corrupted , Legacy , Ascendant, Favored, ….

Dota 2

II. Kiểm định giá cả

Phân biệt được Item của mình là một chuyện, nhưng để biết chính xác được giá cả của Item lại là một chuyện khác. Và để làm được điều này, các bạn có thể dựa vào các công cụ sau:

Steam Community Market: Một khu vực chợ buôn bán do Valve làm chủ và tại đây, người chơi có thể rao bán những món đồ của mình. Số tiền bán được sẽ được chuyển thẳng vào Steam Wallet. Để tránh tình trạng Resell Valve đã quyết định áp dụng mức thuế khá cao cho các món đồ là 15% và tài khoản phải đủ yêu cầu mới được sử dụng Market.

Dota 2

Các trang web trung gian: Đây là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi các món đồ trong game. Hay nói theo một ngữ nghĩa khác thì các thị trường này không khác gì chợ đen vậy. Điều bạn cần làm tại những nơi đây là tạo 1 “gian hàng ảo” trên web và chờ người vào mặc cả. Một số các trang web có thể điểm qua là Dota2lounge.com, Dotaoutpost.com, Dota-trade.com,..

Dota 2Lưu ý: Hãy sử dụng các website giao dịch trung gian uy tín để tránh các trường hợp “tiền mất, đồ không còn”.

(Còn tiếp…)

>>> Chuyện thật như đùa: Cộng đồng LMHT và Dota 2 bắt tay phát triển nền eSports thế giới

}

Tags:
LMHT: Những kỹ năng nội tại bựa nhất Chiến Trường Công Lí
Aces Gaming giữ vững ngôi vô địch tại MY Gaming Tour CS:GO HCM

Giftcode

Game Mobile

Game Online

Game PC

eSports

Có Thể Bạn Quan tâm

Menu