Game Online

Các nhà phát triển game FPS đương đại nên học hỏi gì từ Doom?

Chia sẽ

Id Software đặt những nền móng đầu tiên của FPS với Wolfenstein 3D nhưng chỉ đến khi Doom ra mắt, FPS mới trở lên rõ ràng hơn trong mắt các game thủ và còn được nhắc tới nhiều cho tới tận ngày hôm nay. Một người lính cô đơn bị bỏ lại trên một căn cứ mặt trăng xa xôi, đối đầu với đội quân từ địa ngục, nhặt từng hòm máu viên đạn để giữ chân lũ quỷ đó ở đây.

137770699663

Cho đến ngày hôm nay, các yếu tố trong Doom đã trở lên lỗi thời. Các yếu tố về cốt truyện chỉ được tiết lộ ở đoạn cuối của mỗi màn chơi. Bạn phải tìm các loại chìa khóa cùng màu với cửa để mở nó. Máu không tự hồi, có thể cầm tất cả các loại súng, bắn thoải mái mà không phải thay đạn cho đến lúc hết. Với cơ chế này, Doom được định nghĩa như thể loại FPS theo phong cách cổ điển. Nhưng chất chứa trong Doom vẫn là rất nhiều bài học cho những nhà phát triển game bắn súng hiện đại. Chúng tôi xin nêu ra 3 bài học điển hình nhất có trong Doom.

Số lượng kẻ thù đa dạng nhưng không quá phức tạp

Meet_cyberdemon

Những con quỷ trong Doom về cơ bản là đơn giản, chúng có những hình dạng khá là dị tuy nhiên cơ chế chiến đấu của chúng thì đơn giản chứ không phức tạp. Có loại quỷ sử dụng cầu lửa ném về phía người chơi và có thể tránh được. hoặc có những loại quỷ lao vào cắn xé bạn nhưng không phải là khó tiêu diệt.

Game bắn súng ngày nay kẻ thù phức tạp hơn rất nhiều, chúng có thể thực hiện né tránh, ném lựu đạn, gọi hỗ trợ, tấn công thọc sườn, hoặc có thể xông lên 1 cách ồ ạt nhằm tiêu diệt người chơi. Thiết kế càng về sau này các chủng loại địch càng phức tạp hơn về hành vi cũng như về hình dáng bên ngoài. Dù vậy, đều dễ tiêu diệt, ngoại trừ 1 số trường hợp, có trùm với lượng máu cao hơn bình thường.

Bài học rút ra là việc tạo dựng hình dáng, hành vi của kẻ thù có thể phức tạp theo thời gian, tuy nhiên không nên quá khó khăn, dễ gây đứt mạch cốt truyện chính.

Cần những kĩ năng cao hơn

doom11

Thời của Doom, chúng ta chỉ cần quay theo chiều ngang, nhắm thẳng vào quỷ và bóp cò. Tuy nhiên lúc nào cũng phải cố gắng tìm các hòm máu và giáp để hồi lại, chứ không có cơ chế tự hồi máu.

Trái lại, đa số các game FPS bây giờ sử dụng chuột để có góc nhìn giống như người thực. Việc này sẽ hơi khó 1 chút đối với những người lần đầu tiên chơi FPS nhưng cũng nhanh chóng có thể làm quen. Thêm vào đó là cơ chế hồi máu, được xem như là cuộc cách mạng trong FPS. Cơ chế này giúp cốt truyện trong game liền mạch hơn, người chơi có thể thoải mái tấn công chiến đấu theo kiểu “bất tử” mà không phải lo lắng việc đi nhặt máu hay giáp nữa. Tuy nhiên, với việc chiến đấu một cách “bất tử” như vậy, khiến cho người chơi không hề quan tâm tới “vấn đề sức khỏe” của bản thân. Họ chỉ lao lên bắn giết mà quên rằng trong lúc chiến đấu, có những lúc phải trốn chạy, rút lui mới tạo lên một chiến trường đúng nghĩa.

Bài học rút ra là  FPS hiện đại mặc dù cố gắng tạo ra những điều thuận lợi nhất trong chiến đấu cho người chơi, nhưng luôn phải tạo ra các điểm yếu và hạn chế trong chiến đấu, để người chơi biết tiến, biết lùi và khiến chiến trường trở lên thực tế hơn.

Thiết kế map phức tạp hơn

E1M6_map

Trong Doom, map rất phức tạp, được chia thành từng khu theo các cấp độ khác nhau, muốn sang một level người chơi phải tìm một chiếc chìa khóa có màu cùng màu với cửa để sang màn mới. Cho đến khi tới khu vực công tắc “xanh, đỏ” cuối cùng bạn mới sang một phần mới hoàn toàn.

Các map thiết kế của FPS hiện đại đa số đều là dạng tuyến tính, thay vì cứ phải chạy đi chạy lại tìm “chìa khóa”, các nhà phát triển đã tạo ra các màn cắt cảnh rất đẹp mắt, lối tiếp cốt truyện để tạo đươc mạch truyện thông suốt. Điều này giúp FPS trở lên hấp dẫn hơn và thực tế hơn. Mặc dù vậy, việc này vô tình cũng tạo ra một sự nhàm chán trong FPS hiện đại. Người chơi đa phần chỉ là chạy, bắn, tiêu diệt địch. mà không cần biết map hay cảnh vật sẽ như thế nào.

Bài học rút ra cho các nhà phát triển là hãy tạo ra những trường đoạn khiến người chơi phải suy nghĩ nhiều hơn thay vì tuyến tính như hiện tại. Không đến mức cầu kì như trong Doom nhưng cũng đủ làm game thủ phải tự hỏi: “Làm thế nào mà qua nổi màn này đây?”

Đây là 3 trong số những bài học mà chúng tôi có thể học được từ Doom. Còn bạn, hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn về vấn đề này.

Vector

}

Tags:
BEAT 3D tung trailer, công bố ra mắt vào 28/5
Điều gì ẩn chứa đằng sau đoạn trailer đầy bí ẩn của FIFA Online 3?

Giftcode

Game Mobile

Game Online

Game PC

eSports

Có Thể Bạn Quan tâm

Menu