Game Online

Chuyện chưa kể về những ‘kẻ làm nền’ trong game

Chia sẽ

Những ‘kẻ làm nền’ có thể biến các nhân vật chính thành một trò hề không hơn không kém.

Trong bất kì một tựa game nào cũng tồn tại một kẻ mà tôi thường gọi kẻ đó là ‘kẻ làm nền’. Những ‘kẻ làm nền’ này có thể là những nhân vật phản diện, đôi khi là một nhân vật phụ nào đó và thậm chí ‘kẻ làm nền’ đó lại chính là bản ngã của nhân vật chính. Khá phũ phàng khi phải nói rằng, những kẻ này mới chính là những nhân vật ‘chính’ giúp cho giá trị tựa game được nâng lên và đôi khi là biến những nhân vật chính diện thành một trò hề không hơn không kém.

kẻ làm nền

Những kẻ phản diện

Đa phần các tựa game đều phân chia ra thiện và ác, người tốt và kẻ xấu, nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Muốn một người hùng tồn tại thì luôn luôn phải có kẻ đóng vai xấu, vai ác để cho các người hùng có cơ hội thể hiện chính nghĩa của bản thân. Thế nhưng, không phải nhân vật phản diện của tựa game nào cũng đạt được đến mức độ thành tinh. Hầu hết các nhân vật phản diện được tạo ra chỉ là để bị tiêu diệt một cách dễ dàng với vai trò rất mờ nhạt.

kẻ làm nền

Điên rồ như Vass . . .

Nhưng một nhân vật phản diện khi được khai thác một cách triệt để thì sẽ trở thành một ‘kẻ làm nền’ cực kì khủng khiếp. Có thể kể được một số cái tên tiêu biểu như Vass với sự điên khùng bệnh hoạn của hắn, hay mới đây nhất chúng ta có Pagan Min trong Far Cry 4, kẻ đã dùng một cây bút mực đâm chết một tay sĩ quan chỉ huy dưới quyền.

Một ‘kẻ làm nền’ không hề kém cạnh ở một series cùng thể loại khác, đó chính là Makarov – tên trùm khủng bố đứng sau tất cả những sự kiện diễn ra trong suốt 3 phần Modern Warfare. Cùng trong series Call of Duty có một kẻ khác nữa cũng có cái tên bắt đầu bằng chữ M, không ai khác chính là Raul Menendez, một nhân vật phản diện cực kì mẫu mực và xuất chúng.

kẻ làm nền

. . . xảo quyệt như Menendez

Raul Menendez đã dắt mũi toàn bộ nước Mỹ kể từ thời kì hậu chiến tranh lạnh cho đến chiến tranh drone hiện đại. Cho dù có khá nhiều ý kiến chê bai Black Ops 2, thế nhưng Menendez hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu ‘kẻ làm nền’ đáng sợ nhất trong game (theo ý kiến cá nhân của người viết).

Bên cạnh đó, chúng ta không thể không nhắc đến Joker trong series Batman Arkham, tuy nhiên cả người hùng Batman và ‘kẻ làm nền’ Joker đều quá tuyệt vời nên khó có thể nói được rằng Batman đã trở thành trò hề. Tất nhiên là nếu cả 2 nhân vật chính diện và phản diện đều xuất chúng thì giá trị của game được nâng lên cực đỉnh là điều khỏi phải bàn cãi.

Những nhân vật phụ

Khó để có thể kể ra được những nhân vật phụ có thể trở thành ‘kẻ làm nền’ trong game, đây là những nhân vật có thể theo phe chính nghĩa nhưng với vai trò phụ hoặc phe phản diện với vai trò boss phụ hoặc một nhân vật xen ngang nào khác. Để xây dựng được một nhân vật chính với nhiều sắc thái, tình cảm đã là một chuyện khó; xây dựng một kẻ phản diện xuất chúng còn khó hơn; nhưng xây dựng được một nhân vật phụ thực sự sâu sắc, dù chỉ đóng vai trò phụ nhưng lại rất quan trọng trong toàn bộ cốt truyện game lại là một điều cực khó.

kẻ làm nền

Thủ đoạn như Athena . . .

Bản thân tôi cũng không thể kể ra ngay được một loạt các nhân vật phụ đóng vai trò ‘kẻ làm nền’ trong game, nhưng có 2 nhân vật phụ mà tôi không thể nào quên được. ‘Kẻ làm nền’ thứ nhất, đó chính là Athena – nữ thần trí tuệ và chiến tranh chính nghĩa trong series God of War Trilogy. Trong cả 3 phần, nữ thần tài trí này luôn luôn xuất hiện dưới danh nghĩa của một người hướng dẫn, người chỉ đường, người khai sáng lôi đi cho Kratos.

Dù là thần chiến tranh chính nghĩa nhưng Athena chưa bao giờ nói với Kratos rằng việc làm của chiến thần là đúng hay sai. Kratos dường như mù quáng tin vào lời Athena, vì vốn dĩ vị chiến thần này đã quá đau đớn với quá khứ của mình. Để rồi đến cuối phần 3, người chơi mới nhận ra rằng Kratos đã bị nữ thần trí tuệ dắt mũi trong suốt 3 phần game. Cảm thấy hụt hẫng, Athena là một nhân vật phụ, một ‘kẻ làm nền’ tôi không thể quên được.

kẻ làm nền

. . . hay một kẻ đã chết vẫn có thể làm nhân vật chính ngắc ngoải

Nhân vật phụ thứ 2, đó chính là đại tướng John Konrad – thống lĩnh sư đoàn bộ binh số 33 trong tựa game Spec Ops: The Line. Mặc dù vị đại tướng này chỉ xuất hiện ở phần mở đầu game, thời lượng còn lại của game, John Konrad chỉ xuất hiện dưới sự tưởng tượng của Đại Úy Walker.

Thế nhưng, điều đáng nói ở đây đó là nhà phát triển đã xây dưng nên một hình tượng vị tướng quá tuyệt vời trong trí óc Walker, để rồi mọi niềm tự hào của Walker sụp đổ khi nghĩ rằng Konrad đang cố gắng trở thành bá chủ Dubai (mặc dù khi đó Konrad đã chết). Nhân vật chính hoàn toàn chìm đắm trong những hoang tưởng suốt quãng thời gian còn lại của game, ‘kẻ làm nền’ dù đã chết vẫn khiến chúng ta ngắc ngoải và đau đầu.

Bản ngã con người

Hẳn bạn đã nghe rất nhiều những câu đại loại như ai cũng có tốt có xấu, có đúng có sai, có những bản ngã riêng bên trong con người mình. Đôi khi ‘kẻ làm nền’ trong game chính là một nửa còn lại của mỗi con người, nhưng chúng ta không thể lấy đúng, sai, tốt, xấu ra để đánh giá bản ngã của con người. Đơn giản, bản ngã con người chỉ là những lựa chọn dẫn đến những kết cục khác nhau do yếu tố bắt buộc của môi trường xung quanh tác động vào khiến bản thân họ tự tạo ra nhiều bản ngã nhằm tìm ra một con đường để tự cứu dỗi chính bản thân mình.

kẻ làm nền

Vì sự yếu đuối của con người . . .

Prince of Persia: The Two Thrones là một ví dụ, The Prince không thể bảo vệ được vương quốc của mình… không bảo vệ được người mình yêu… và không đủ sức để có thể đánh bại Vizier. Yếu đuối, nghiệt ngã và vô vọng, The Prince đã tự tạo ra một bản ngã thứ 2 với sức mạnh vượt trội và khả năng đánh bại toàn bộ đội quân của Vizier và kể cả hắn.

Dark Prince, một bản ngã được tạo ra trong sự tuyệt vọng của hoàng tử, nó thỏa mãn mọi ước muốn của Prince khi ban cho anh sức mạnh tuyệt đối và cơ hội để trả thù. Để rồi kẻ cuối cùng mà The Prince phải đánh bại không phải là Vizier mà chính là bản thân mình. Một ‘kẻ làm nền’ mang đến giá trị sâu sắc và một bài học đắt giá về bản ngã của mỗi con người.

kẻ làm nền

. . . hay do sự ích kỉ của họ ?

Và một lần nữa, tôi lại muốn nói đến Spec Ops: The Line, không phải vì tôi cuồng hay đam mê tựa game này. Lý do đơn giản là vì tựa game này thực sự quá sâu xa, quá hại não, đến giờ tôi vẫn không ngừng suy nghĩ. Tựa game này đã mang đến cho tôi rất nhiều ý tưởng hay cũng như cho tôi thấy được một cái nhìn toàn diện hơn về sự hai mặt… không, nhiều mặt, nhiều bản ngã ẩn sâu bên trong mỗi con người.

Và tất nhiên, chỉ có một bản ngã duy nhất có thể thắng thế, bản ngã đã khiến Đại Úy Walker trở thành kẻ giết người hàng loạt, nhưng cũng đồng thời trở thành vị anh hùng, vị cứu tinh của Chính Phủ Mỹ. Có lẽ tôi sẽ không nói nhiều thêm về Walker, bạn có thể xem lại bài viết về The Line trước đó theo đường link ở cuối bài để hiểu rõ hơn (mong là vậy).  Tất nhiên, ‘kẻ làm nền’ này vẫn tiếp tục khiến tôi suy ngẫm rất nhiều và đưa ra thêm được nhiều ý tưởng hay trong tương lai.

Một nhân vật chính, một anh hùng, một người đại diện cho chính nghĩa sẽ chẳng là gì hết khi không có những ‘kẻ làm nền’ thực sự bá đạo. Rõ ràng, vai trò của những ‘kẻ làm nền’ là không thể chối cãi, điều quan trọng là các hãng phát triển game có thể khai thác các khía cạnh và tạo ra những ‘kẻ làm nền’ thực sự xuất chúng hay không. Hãy cùng chờ đợi các tựa game hay sẽ ra mắt trong tương lai nhé.

>>> The Line: Những lằn ranh mỏng manh trong thế giới game

 

}

Tags: , , ,
Saori Hara – Idol Nhật Bản tới Việt Nam làm đại sứ
Tổng hợp những thay đổi của LMHT 6.1

Giftcode

Game Mobile

Game Online

Game PC

eSports

Có Thể Bạn Quan tâm

Menu