Game Online

Lựu đạn hơi cay hoạt động như thế nào?

Chia sẽ

Trong các tựa game bắn súng, bên cạnh súng bắn tỉa, lựu đạn là thứ vũ khí có tầm sát thương tối đa xa nhất và cũng rất an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên trái với những loại vũ khí hiện đại khác, lựu đạn đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử, kể từ những cuộc chiến tranh trung cổ.

Xuất xứ

Lựu đạn là một hình thức của thuốc nổ được người Trung Quốc phát minh vào khoảng năm 1.000 sau Công Nguyên. Đến thế kỷ thứ 15, 16 thì người châu Âu cũng phát triển được các phiên bản tương tự như ‘lựu đạn’ của người Trung Quốc.

luudan2

Lựu đạn cổ đại xuất xứ từ Trung Hoa

Những loại lựu đạn này có chung một thiết kế đó là vỏ bằng kim loại, phần ruột rỗng và bên trong chứa thuốc súng. Để kích nổ nó, người ta cần châm ngòi sau đó ném lựu đạn đi, dây ngòi sau khi cháy hết, ngọn lửa sẽ bén vào trong thuốc súng và làm cho nó phát nổ. Do đó mà ngày xưa, người ta phải ném nó thật nhanh trước khi nó phát nổ, nếu không thì chính họ sẽ phải nổ tung cùng với thứ vũ khí chết người này. Vì vậy mà sang thế kỷ thứ 18, người ta không còn chuộng loại vũ khí này nữa do nó quá nguy hiểm. Tuy nhiên, tính hiệu quả của thứ vũ khí này vẫn là không thể bàn cãi và con người đã nghiên cứu ra nhiều cách thức để làm giảm tính nguy hiểm của nó cho người sử dụng mà vẫn đảm bảo được hiệu quả trên chiến trường.

Cấu tạo

Lựu đạn gồm có hai phần chính: vật liệu dễ cháy (thuốc súng, chất nổ) và hệ thống đánh lửa (kíp nổ). Vật liệu dễ cháy có chức năng tạo ra vụ nổ còn hệ thống đánh lửa có chức năng kích cho vật liệu đó nổ. Ngoài thuốc súng ra, người ta có thể thay vào đó những loại vật liệu khác ví dụ như vật liệu tạo lửa (lựu đạn cháy, gây hiệu ứng cháy lan), tạo khói (lựu đạn khói, hơi cay) hoặc lựu đạn gây lóa mắt (Flashbang), khí độc…

Tương tự như vậy, kíp nổ cũng rất đa dạng, nhưng tựu chung lại thì ta có thể gom thành 2 loại chính đó là kíp nổ hẹn giờ và kíp nổ va đập/tiếp xúc. Cả hai đều có chung một mục đích là kích nổ lựu đạn nhưng cách hoạt động thì khác nhau.

Kíp nổ hẹn giờ, y như tên gọi của nó, là loại kíp nổ sau một khoảng thời gian nhất định, ví dụ như 4 giây, 7 giây… nó sẽ đánh lửa làm cho lựu đạn phát nổ. Còn loại kíp nổ va đập thì khi có va đập (rơi xuống đất) hay có người đạp lên nó thì lập tức lựu đạn sẽ phát nổ ngay, đúng kiểu “đạp phát chết luôn”. Loại lựu đạn này có thể không sử dụng thuốc súng mà dùng vật liệu dạng lỏng, ví dụ như chất NitroGlycerine hay một số chất khác có khả năng đốt cháy khi chịu sự va đập hoặc cọ xát. Do đó bản thân chất lỏng này cũng là một kíp nổ. Loại lựu đạn thông dụng nhất trên chiến trường hiện nay có cái tên khá dài, tạm dịch là ‘Lựu đạn cầm tay hẹn giờ phá mảnh gây sát thương’

Cấu tạo bên trong của lựu đạn sử dụng kíp nổ hẹn giờ

Mặc dù loại lựu đạn này khá hữu dụng và phổ biến nhưng nó cũng có một số nhược điểm nhất định. Trong đó nhược điểm thường thấy nhất đó chính là tính khó lường trước của nó. Tùy vào loại hóa chất dùng làm dây dẫn cháy chậm mà thời gian phát nổ có thể dao động từ 2-6 giây và điều này tạo cho kẻ địch có cơ hội phản công. Nếu người ném lựu đạn không tính toán đúng thời gian ném và phát nổ, kẻ địch có thể nhặt lựu đạn trước khi nó nổ và ném ngược lại, gây nguy hiểm cho bên mình. Do đó, người ta mới phát minh ra một loại lựu đạn khác là lựu đạn va đập, tức nó sẽ phát nổ ngay khi rơi xuống đất hay chạm mạnh vào một vật gì đó.

Lựu đạn va đập hoạt động giống như những quả bom ném xuống từ máy bay, khi chạm đất thì chúng sẽ phát nổ ngay lập tức. Thông thường người ta không dùng tay để ném chúng mà dùng một loại vũ khí gọi là súng phóng lựu (Granade launcher) để phóng quả lựu đạn đi ở tốc độ cao.

Súng máy Mark 19 Mod 3 (MK19) với mỗi viên đạn là một quả lựu đạn nhỏ

Súng máy Mark 19 Mod 3 (MK19) với mỗi viên đạn là một quả lựu đạn nhỏ

Vì loại lựu đạn này dễ phát nổ khi va đập nên bình thường người ta phải khóa nó lại, nếu không thì sẽ rất nguy hiểm, nó sẽ được mở khóa khi bắn ra khỏi nòng súng. Cơ chế mở khóa của nó là tự động, nghĩa là ta không có cái công tắc nào để mở khóa chúng cả mà nó sẽ tự mở như sau: Khóa sẽ tự động được mở khi bị một lực đẩy đẩy ra khỏi nòng súng, hay nhờ vào vận tốc bay, sự xoay vòng của lựu đạn khi bay ra khỏi nòng súng cũng có thể mở khóa được chúng trước khi va chạm vào mục tiêu và phát nổ.

Phân loại

Tùy thuộc vào tính năng và tác dụng mà lựu đạn được phân ra thành nhiều loại khác nhau. Như đã đề cập ở trên, loại lựu đạn thông dụng nhất trên chiến trường là lựu đạn gây sát thương bằng mảnh kim loại. Khi người lính tháo bỏ chốt an toàn của kíp nổ, trong một thời gian ngắn, lựu đạn sẽ phát nổ. Sóng xung kích từ khối thuốc nổ bên trong tạo ra sẽ tạo ra áp suất cực lớn và biến những mảnh kim loại bên trong văng ra khắp mọi nơi, gây thương tích và tiêu hao sinh lực địch.

Ngoài ra còn có thể kể đến lựu đạn khói, thường được dùng để làm tín hiệu giữa các nhóm người trên mặt đất (trong rừng rậm, núi cao…), giữa mặt đất với máy bay (ra tín hiệu hạ cánh, phát tín hiệu cấp cứu…) hoặc cũng có thể dùng để ‘tung hỏa mù’ che mất tầm nhìn của đối phương để quân ta dễ dàng thoát khỏi vòng vây. Chúng có hình dạng ống, thon dài, vỏ bằng kim loại, bên trên và dưới đều có nhiều lỗ để thải khói ra ngoài.

Hiệu ứng từ lựu đạn khói làm giảm tầm nhìn

Hiệu ứng từ lựu đạn khói làm giảm tầm nhìn

Lựu đạn hơi cay thường dùng để dẹp loạn hay giải tán đám đông. Nó có hình dạng giống như lựu đạn khói, bên trong chứa từ 80-120 gram khí gas CS (viết tắt của 2-chlorobenzalmalononitrile) và trộn với một hợp chất pháo hoa (Pyrotechnic) để tạo ra một làn khói chứa đầy các khí CS. Nếu hít phải loại khí này sẽ làm cho mắt rất cay và rát.

Lựu đạn cháy có chức năng dùng phản ứng hóa học để tạo ra thật nhiều nhiệt và gây cháy. Mục đích là để tiêu hủy nhanh nhiều thứ vật dụng trong thời gian ngắn ví dụ như tài liệu, hồ sơ mật, quân trang, các loại khí tài… Chúng cũng có hình dạng như lựu đạn khói, bên trong chứ từ 600-800 gram chất Thermate (là loại chất nâng cao của chất nhiệt nhôm – Thermite). Khi phát nổ, một phản ứng nhiệt nhôm sẽ xảy ra, trong đó các hạt nhôm dạng bột và Oxít Sắt sẽ phản ứng với nhau để nung chảy Sắt và Oxít Nhôm. Phản ứng này sẽ tạo ra một lượng nhiệt vô cùng lớn, lên đến 2.200 độ C và đủ sức phá hủy nhiều loại đồ vật khác nhau.

luudan

Người thanh niên này đã bỏ chạy sau khi ném một quả lựu đạn cháy vào xe quân sự

Lựu đạn gây lóa mắt được biết đến dưới nhiều tên gọi khác nhau như Stun grenadeFlash grenade hay Flashbang. Đây là loại lựu đạn không gây nguy hiểm đến tính mạng mà chỉ được dùng để làm tê liệt các giác quan của đối phương trong một khoảng thời gian ngắn. Khi kích nổ Flashbang, những người gần đó sẽ rơi vào tình trạng bị lóa mắt, mọi thứ đều trở nên trắng toát đồng thời họ cũng không thể nghe thấy gì cả.

Ứng dụng trong game

Trong các tựa game FPS, lựu đạn có thể được coi là hung thần trên chiến trường và đặc biệt, các loại lựu đạn khói hay Flashbang thực sự là khắc tinh của những tay súng bắn tỉa khi hạn chế hoàn toàn tầm nhìn của họ giúp cho đối phương dễ dàng vượt qua được phạm vi sát thương của những ‘sát thủ thầm lặng’ này. Ngoài ra thì chúng còn có thể hỗ trợ tấn công, mở giao tranh rất tốt khi làm choáng và gây mất tầm nhìn của mục tiêu, tạo điều kiện cho một cuộc cuộc đột kích chớp nhoáng mà đối phương không có cơ sở để phản kháng.

luudan

Trong game bắn súng, không có một vị trí nào trên bản đồ là an toàn tuyệt đối, nếu như bạn tìm được một vị trí ẩn nấp lý tưởng và cho rằng không một viên đạn nào có thể chạm tới mình, thì đừng vội đắc ý, lựu đạn có thể làm được điều đó. Hơn nữa thì những nơi ẩn nấp (chủ yếu là của sniper) thường có không gian khá nhỏ, bởi vậy nên một khi bị phát hiện và bị tấn công bởi lựu đạn, khả năng sống sót của bạn là rất thấp (trừ phi là tay súng có kinh nghiệm lão luyện có thể đọc trước được tình huống), bởi không gian hoạt động là không đủ để bạn có thể di chuyển khỏi phạm vi vụ nổ một cách nhanh chóng được.

Tham khảo nhiều nguồn

>>>Điểm mặt những hotgirl Đột Kích ‘chơi súng’ giỏi

}

Tags: , , , , , , , , , , , , ,
PK Truyền Kỳ tung teaser, ấn định ngày ra mắt
Cho’Gath vô địch đập trụ “cắn phát chết luôn” bằng ngọc mới Tiền Mùa Giải

Giftcode

Game Mobile

Game Online

Game PC

eSports

Có Thể Bạn Quan tâm

Menu