Game Online

Những nổi thống khổ của nhà phát hành game VN mà ít ai hiểu?

Chia sẽ

Để đưa được một sản phẩm game ra mắt cộng đồng game thủ trong nước, các nhà phát hành (NPH) Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.

Cách đây khoảng 10 năm, khi ngành game trong nước vừa mới được hình thành, số lượng game trong nước chỉ mới đếm trên đầu ngón tay. Có thể nói, các NPH lúc bấy giờ rất dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng và thu hút cộng đồng game thủ vào các sản phẩm trò chơi của mình.

Thế nhưng, vào thời điểm này, khi tốc độ ra game mới nhanh đến “chóng mặt” và số lượng đã lên đến con số hàng nghìn, thì mọi việc có lẽ đã khác đi rất nhiều. Rõ ràng “miếng bánh ngon” thì ai cũng muốn giành lấy một phần, nó đã bị chia nhỏ ra rất nhiều lần. Cuộc đua này ai sẽ là người chiến thắng? Cạnh tranh công bằng cũng có, mánh khóe cũng có, tích cực cũng có và tiêu cực cũng không hề thiếu.

Game “Lậu” tràn lan

Như ta đã biết, để có được phép vận hành một trò chơi tại Việt Nam, các NPH phải bảo đảm được nhiều điều kiện khác nhau, và quan trọng nhất đó là xin giấy phép từ các cơ quan chức năng. Từ đó, trò chơi mới chính thức được quyền ra mắt cộng đồng game thủ, phục vụ nhiều người. Thế nhưng, hiện nay có vô số trò chơi không hề xin được giấy phép vận hành, nó vẫn nhan nhản ra mắt trên thị trường, thách thức nhiều nhà phát hành chính ngạch. Nói một cách khác, đây là những trò chơi “lậu”, được làm chui, thiếu ổn định, luôn tìm cách chiêu dụ cộng đồng game thủ, thu lợi nhuận bất chính về cho mình.

mmo-games-mu-online-character-screenshot_zpsaeeddcc6

Game lâu luôn khiến thị trường game Việt bị chia nhỏ. (Ảnh minh họa)

Đặc biệt nhất, ở thể loại webgame, việc này càng diễn ra phổ biến hơn. Nhiều tựa game sau khi ra mắt vẫn không rõ nguồn gốc, xuất xứ từ đâu. Đội ngũ vận hành những trò chơi này thì luôn tìm cách “trốn trong bóng tối”, không có được các thông tin rõ ràng của nhà phát hành. Nếu người chơi tìm cách hỏi đến họ, họ sẽ luôn tránh né, không minh bạch. Ấy vậy mà các máy chủ lậu này vẫn ngang nhiên hoạt động, ngày đêm kiếm về cho mình những khoảng tiền khổng lồ. Chính họ đã khiến thị trường game trong nước ngày càng trở nên phức tạp hơn. Và với tình hình thật giả lẫn lộn thế này, game thủ biết đâu mà lựa chọn bây giờ?

Chiêu trò PR “bẩn”

Để tạo được hiệu ứng và quảng bá cho sản phẩm game của mình, nhiều nhà vận hành đã không ngại ngần sử dụng những chiêu trò quảng cáo, PR không mấy tốt đẹp, nhằm triệt hạ các đối thủ cạnh tranh.

Đa phần, các sản phẩm game được xem là thành công, có tiếng vang trên thị trường, luôn nằm trong tầm ngấm mà các NPH non trẻ, yếu thế hơn, họ tìm cách để “ăn ké, ăn theo” tên tuổi, PR cho sản phẩm game của mình một cách quá đà. Mượn tên tuổi, đặt tên gần giồng, đặt tên game shock, phiên bản A gần giống bản B, hay thậm chí lấy nguyên hình ảnh, logo của những trò chơi khác để che mắt người chơi, đề cao sản phẩm của mình… là những cách mà nhiều NPH trong nước vẫn thường xuyên sử dụng.

blame

Công kích nhau để mong mình nổi trội hơn. (Ảnh minh họa)

Một ví dụ khác, các tựa game nổi bật trên thị trường luôn bị các kiểu gán ghép với các từ khóa search google hết sức nhức nhối như: “Chán A thì chơi game B”, “Game đỉnh hơn A lộ diện”…; Từ đó, nhiều trò chơi không mấy được game thủ quan tâm lại trở nên thu hút và được nhiều người biết đến.

Đau lòng hơn, tôi đã từng chứng kiến, nhiều đội ngũ Seeder của các NPH trong nước thể hiện sức mạnh bàn phím của mình khi tìm cách “dìm hàng” đối thủ ngay tại “sân nhà”. Họ truy cập vào những bài viết, diễn đàn của các trò chơi khác, sau đó mặc sức bình luận chê bai, nhận xét thiếu trung thực… thậm chí là sử dựng những lời lẽ thiếu văn hóa đả kích lẫn nhau. Lý giải cho việc này, một chuyên gia xin giấu tên cho biết: “game của họ không tốt hoặc ra mắt gần vời game của NPH khác, nên tìm cách nói xấu, bình luận thiếu khách quan để mong câu kéo được game thủ sang game của mình chơi” !?

Nạn Hack hoành hành

Tình trạng sử dụng hack, hay phần mềm thứ 3 can thiệp vào game đã trở thành nỗi kinh hoàng của nhiều nhà phát hành trong nước. Các game thủ thiếu ý thức, vì lợi ích cá nhân, mà họ đã vô tình khiến những tựa game hay phải đi vào thế đóng cửa vĩnh viễn, nói lời tạm biệt rất sớm với đông đảo người chơi yêu mến.

hack_xathu_modz

Nạn hack vẫn là nỗi ám ảnh nhiều NPH. (Ảnh minh họa)

Lúc đầu, tình trạng này chỉ đừng lại ở mức độ nhỏ hẹp, nhưng lâu dài nó đã bùng phát như một căn bệnh truyền nhiễm. Bên cạnh đó, nhiều người đã lợi dụng các sự việc này, họ chuộc lợi cho bản thân, phát tán và chào bán phần mềm hack đi khắp nơi, đe dọa môi trường bên trong trò chơi một cách nặng nề. Thậm chí, có nhiều NPH vì quá lo sợ vấn nạn hack game sẽ diễn ra với mình, họ chùn tay không muốn đưa các sản phẩm game tiếp theo về nước, phục vụ cho người chơi

Tạm kết

Tất nhiên, còn rất nhiều lý do khác mà tôi không thể kể hết. Qua một vài ví dụ ở trên, chúng ta có thể thấy rằng, để đưa một sản phẩm game ra mắt trên thị trường, những nhà phát hành chính ngạch đã tốn rất nhiều tâm huyết và công sức xây dựng. Mong rằng qua bài viết này, nó sẽ giúp cho bạn có thêm một cái nhìn khác hơn, thông cảm hơn với họ – những nhà phát hành vẫn ngày đêm tận tụy phục vụ game thủ Việt Nam.

}

Tags:
FIFA Online 3: Những hình ảnh đầu tiên về Hồng Sơn, Huỳnh Đức, Công Minh
Sốc toàn tập khi nữ streamer không mặc đồ lót khi lên sóng

Giftcode

Game Mobile

Game Online

Game PC

eSports

Có Thể Bạn Quan tâm

Menu