Game Online

Những vụ cạnh tranh đình đám trong làng game Việt

Chia sẽ

Trong ngành công nghiệp game Việt, chắc chắn cộng đồng game thủ không thể quên được những vụ nẫng tay như VNG với Audition, VED với FIFA Online 2 và gần đây nhất là tranh chấp phần mềm Gcafe.

Ngành công nghiệp game là một mảnh đất màu mỡ, đồng thời cũng chứng kiến những cuộc cạnh tranh rất quyết liệt. Các nhà phát hành game Việt Nam cũng không phải ngoại lệ, khi có rất nhiều chiêu trò từng được sử dụng để thu hút người chơi và hạ gục đối thủ. Đôi khi đó có thể là một chiêu rất hiểm, như giành bản quyền phát hành một game đang ăn nên làm ra của đối thủ, cùng với đó là cộng đồng người chơi và lợi nhuận rất lớn.

VNG (VinaGame) giành quyền phát hành Audition (2009)

Audition là game tạo nên dấu ấn thành công cho VTC Game. Phiên bản đầu tiên được phát hành tại Việt Nam từ tháng 8/2006. Cho đến thời điểm năm 2009, số tài khoản đã đăng ký trong game là gần 16 triệu, số lượng nhân vật lên tới gần gần 25 triệu, số lượng người chơi cùng lúc (CCU) cao nhất là 120.000. Có thời điểm mà những quán game net chỉ toàn người chơi Audition, đủ mọi độ tuổi và giới tính. Những con số như vậy đủ cho thấy sức hút từ trò chơi nhảy múa này, cũng như lợi nhuận khổng lồ mà nó đem lại.

audition-online-1292-1439537144.jpg

Sau đó không lâu, Tổng giám đốc của VinaGame đưa ra tuyên bố rút lui và không phát hành Audition tại Việt Nam nữa. Một trong những nguyên nhân được dự đoán chính là sự phản đối và áp lực rất lớn từ cộng đồng người chơi cũng như từ chính NPH VTC Game. VTC Game tiếp tục trở thành đơn vị phát hành duy nhất của Audition. Tới tháng 9/2009, Tổng giám đốc của VinaGame (tiền thân của VNG ngày nay) bất ngờ tuyên bố là hãng này đã ký thành công hợp đồng phát hành Audition tại Việt Nam với Yedang Online. Khi đó, hợp đồng phát hành Audition tại Việt Nam giữa Yedang và VTC Game vừa kết thúc vào cuối tháng 8/2009. Sau đó, nhà phát hành Hàn Quốc đã chủ động liên hệ với VinaGame để chào mời sản phẩm này. Thông tin này ngay lập tức đã làm cộng đồng game thủ dậy sóng và chia ra làm hai phe. Một bên cho rằng VTC Game đã làm mất lòng tin của người chơi khi để lag/bug/auto/hack tràn lan, đồng thời ủng hộ việc một đơn vị khác như VNG thu lại Audition. Phe còn lại đánh giá đây là âm mưu của các đối thủ nhằm triệt hạ VTC Game.

Garena buộc VTC đóng cửa FIFA Online 2

Sản phẩm FIFA Online 2 được VTC đưa về Việt Nam từ năm 2008. Ngay lập tức game đã thu hút được một số lượng rất lớn người chơi, vốn là các game thủ mê bóng đá. Nhờ các hoạt động được VTC tổ chức liên tục, cộng đồng người chơi FIFA Online 2 ngày càng lớn mạnh. Tới năm 2013, đây là một trong những game làm nên ăn ra nhất của VTC, với số người chơi hàng ngày khoảng hơn 1 triệu và CCU luôn ở mức 100.000. Đây cũng là game thể thao điện tử đầu tiên được công nhận tại Việt Nam.

gameviet

Tới đầu tháng 10/2013, VTC chính thức đóng cửa máy chủ và chấm dứt hoạt động của FIFA Online 2 tại Việt Nam. Điều này đã gây một sự thất vọng và hụt hẫng không hề nhỏ với cộng đồng game thủ đã gắn bó suốt 5 năm vận hành của sản phẩm này. Về phần FIFA Online 3, sản phẩm này cũng không còn xây dựng được một cộng đồng vững mạnh và đông đảo như người tiền nhiệm của mình.Tuy nhiên, cộng đồng FIFA Online 2 Việt Nam đã dậy sóng vào thời điểm tháng 7/2013. Khi đó, Garena cùng đại diện là Công ty CP Tin học Hòa Bình tuyên bố đã sở hữu quyền phát hành FIFA Online 3 tại Việt Nam. Trước đó, phiên bản FIFA Online 2 ở Hàn Quốc (do Neowiz phát hành) đã buộc phải đóng cửa từ tháng 3/2013 để dọn đường cho FIFA Online 3 do Nexon phát hành. Tình hình tương tự cũng xảy ra tại Thái Lan, nơi FIFA Online 2 bị True Digital Plus đóng cửa sau khi FIFA Online 3 chính thức được Garena công bố. Điều này khiến game thủ không thể không nghĩ tới kết cục tương tự với FIFA Online 2 tại Việt Nam.

“Ban đầu, VTC Online đưa ra con số 7 triệu USD, Tencent và liên minh của họ nâng lên 11 triệu USD. Chúng tôi thể hiện quyết tâm sở hữu FIFA Online 3 với việc đưa ra mức giá lên tới 15 triệu USD. Tuy nhiên, cuộc chơi chưa ngừng ở đó. Tencent sau đó đã tạo ra cú chốt khi trả mức giá khủng là 20 triệu đô (tương đương 450 tỷ đồng). Thậm chí, Tencent còn cam kết với EA sẽ phát hành tất cả game mobile của EA trên nền tảng Wechat hiện sở hữu cộng đồng người dùng rất lớn trên thế giới”. Và thế là VTC Online thất bại, Trưởng dự án FIFA Online 2 lý giải về sự thất bại của VTC Online trong thương vụ giành quyền phát hành FIFA Online 3 tại VN với Garena trong buổi họp báo chiều 15/7/2013

Thiên Long Bát Bộ của FPT Online bị VNG nẫng tay trên

Có thể nói đây là hành động cạnh tranh giữa các đơn vị phát hành game ở Việt Nam được thể hiện một cách rõ ràng, trực tiếp và công khai nhất trong năm 2014. Sự việc xảy ra bất ngờ vào sáng 18/8, khi một trang landing với tên gọi Tân Thiên Long xuất hiện và tuyên bố VNG chính thức phát hành Thiên Long Long Bát Bộ từ ngày 1/9/2014. Đồng thời, VNG cũng đổi tên trò chơi thành Tân Thiên Long, vừa ám chỉ sự đổi mới, vừa nhằm tránh nhầm lẫn với sản phẩm khi còn trong tay FPT Online.

Điều đáng nói là khi đó Thiên Long Bát Bộ đang được FPT Online chuẩn bị một lộ trình cho sinh nhật 7 tuổi với đủ loại quà tặng. Bên cạnh đó, hoàn toàn không có một động thái nào chứng tỏ FPT Online sẽ “đoạn tuyệt” với ChangYou – đơn vị Trung Quốc phát triển trò chơi này.

gameviet

Cộng đồng game thủ Thiên Long Bát Bộ rõ ràng không thể hài lòng và đã tỏ rõ sự tức giận với hành động “chơi xấu” này của VNG. Rất nhiều người từng kêu gọi tẩy chay sản phẩm Tân Thiên Long khi VNG bắt đầu vận hành. Chưa kể tới việc nhiều game thủ đã gặp phiền toái khi muốn chuyển dữ liệu từ Thiên Long Bát Bộ sang Tân Thiên Long. Thêm một lần VNG lại mang về tiếng xấu vì hành động hớt tay trên của mình.Trái ngược với động thái rất phần mau lẹ của VNG, phía FPT Online lại kể một câu chuyện khác. Hãng này cho biết ChangYou vẫn khẳng định tiếp tục ký hợp đồng phát hành Thiên Long Bát Bộ tại Việt Nam cho FPT Online. Tuy nhiên, vì một “lý do bất ngờ”, hãng game Trung Quốc đã bất ngờ chấm dứt việc hợp tác, quay sang ký kết với đơn vị mới là VNG. Theo một số game thủ, VNG đã có động thái đi cửa sau để có thể nắm được quyền phát hành Thiên Long Bát Bộ tại VN.

Garena và vụ lùm xùm với phần mềm Gcafe

Gcafe là phần mềm quản lý phòng máy đang được Công ty cổ phần Tin học Hòa Bình (đại diện pháp lý của Garena tại Việt Nam) phân phối tại Việt Nam. Mỗi phòng máy muốn sử dụng phần mềm này cần phải chi trả hàng tháng 6.000 đồng/máy. Mới đây, ngày 12/8, công ty TNHH kỹ thuật Shunwang Trung Quốc đã tố cáo Công ty cổ phần Tin học Hòa Bình sử dụng không phép phần mềm Gcafe.

Năm 2011, công ty cổ phần tin học Hòa Bình đăng ký quyền tác giả cho Gcafe. Tới năm 2012, phía Shunwang bán phần mềm iCafe Marvin cho Garena Singapore với thời hạn đến tháng 2/2015. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, khi đó, phần mềm Gcafe của Garena vẫn chỉ tương đương một phần mềm thu tiền cho quán net và không có nhiều chức năng. Sau này, VED cho biết họ đã tự phát triển các phiên bản mới hơn của Gcafe. Tuy nhiên, để các bản Gcafe hiện nay chạy được, người dùng vẫn phải cài đặt các phiên bản cũ được dựa trên nền tảng của iCafe Marvin. Bằng chứng là các file của Gcafe Pro và Gcafe Diskless bản mới nhất đều có chữ ký điện tử của Shunwang, thay vì của Garena.

gameviet

Dựa trên tính toán sơ bộ của công ty Trung Quốc, thì với hơn 26.000 đại lý Gcafe, trung bình mỗi đại lý có 25 máy tính, công ty Hòa Bình thu khoảng 6.000 đồng/máy/tháng thì đến nay, sau 5 tháng vi phạm bản quyền, công ty Việt Nam đã thu lợi bất chính từ các chủ phòng máy tại Việt Nam với số tiền lên đến 20 tỷ đồng (gần 1 triệu USD). Và đây cũng chính là số tiền mà phía Shunwang yêu cầu bồi thường, đền bù thiệt hại.

Với sự việc này, Garena lại một lần nữa dính vào các vụ lùm xùm liên quan tới quyền sở hữu và phát hành các sản phẩm phần mềm của mình.

Theo Gamethu.net

[fresh_embepost pid=”238392″ ]

[fresh_embepost pid=”238020″ ]

}

Tags: , , , , , , , , , , ,
Trang phục tối thượng tiếp theo của LMHT thuộc về Miss Fortune – Gun Goddess Miss Fortune
Otherland: Game giả tưởng xuyên không hấp dẫn công bố ngày mở cửa

Giftcode

Game Mobile

Game Online

Game PC

eSports

Có Thể Bạn Quan tâm

Menu