Game Online

NPH ơi, game thủ ngại lắm!

Chia sẽ

Game online vốn dĩ được tạo ra với mục đích giải trí, thế nhưng đôi lúc người chơi luôn phải sống trong lo lắng vì những nỗi sợ cố hữu tồn tại trong thế giới ảo. Cùng điểm lại những vấn đề khiến game thủ Việt luôn ‘sống trong sợ hãi’ khi ngồi trước bàn phím.

Ngại hack, cheat…

Đây là một vấn nạn mà có lẽ tuổi đời của nó cũng song hành với con đường phát triển của làng game Việt. Từ những đoạn cheat code hack tọa độ của Gunbound, cho đến nạn hack tràn lan trong Đột Kích hay việc sử dụng tool hack một cách ‘quá là điều bình thường luôn’ trong Liên Minh Huyền Thoại…Hay thậm chí, những tựa game mới ra mắt chưa đầy một tháng như Kiếm Thế 2 hay CS Online cũng gặp tình trạng hack và lợi dụng lỗi bug. Câu chuyện về hack dường như đã trở thành câu chuyện gối đầu giường của rất nhiều cộng đồng game thủ Việt. Khi mà những lời hứa về việc khắc phục của NPH vẫn chỉ nằm một chỗ theo dạng thông báo trên trang chủ, những lời kêu gào đòi hỏi sự công bằng vốn dĩ cần phải được đảm bảo của game thủ chỉ như muối bỏ biển, thì việc phải sống chung với hack là điều bất đắc dĩ mà cộng đồng phải chấp nhận.

Hack Đột Kích

Điều này phần nhiều đến từ chính ý thức của người chơi. Ở Việt Nam, lứa tuổi trung bình của game thủ thường rơi vào khoảng từ 12 đến 25 tuổi. Với tuổi đời còn trẻ, cộng thêm bệnh thành tích vốn đã ăn sâu vào máu, rất nhiều người chơi không thể đủ kiên nhẫn để luyện tập và nâng cao trình độ theo kiểu khổ luyện truyền thống. Khi đó, họ sẵn sàng ‘bán linh hồn cho quỷ’ để có thể tô điểm bảng thành tích của mình một cách nhanh nhất và ít tốn công sức nhất. Vậy là vấn nạn hack như một con virus tìm được vật ký sinh, cứ thế lây nhiễm với một tốc độ chóng mặt và gần như không có cách nào ngăn chặn trừ phi có sự can thiệp từ NPH. hack LOL 2 Thế nhưng, chính thái độ hời hợt của NPH với vấn nạn hack, cheat lại tạo điều kiện cho những kẻ gian lận ngày càng hoành hành ngang ngược hơn. Có không ít những game thủ kỳ cựu và gắn bó lâu dài với một tựa game cuối cùng cũng chán nản tới nỗi từ bỏ niềm đam mê của mình bởi nạn hack xuất hiện tràn lan khiến cho game không còn giữ được những phẩm chất và giá trị vốn có của nó. Cũng có một vài người chơi vẫn tiếp tục gắn bó với những tựa game đó mặc cho việc hack, cheat luôn tồn tại một cách nhức nhối. Một phần vì tiếc công sức và tiền bạc đã đầu tư vào đó, nhưng phần lớn chính là bởi niềm đam mê đã ăn sâu vào máu, và cho dù hằng ngày phải đối mặt với những kẻ vô ý thức chỉ chăm chăm tô điểm thành tích ảo của mình bằng những chiêu trò xấu xí, họ vẫn kiên quyết bám trụ với tựa game mà mình yêu thích, không chỉ nhằm thỏa mãn đam mê, mà còn với mục đích tạo dựng lại một cộng đồng trong sạch, lành mạnh và công bằng như nó vốn có.

Ngại game ‘rác’…

‘Game rác’ là danh từ được dùng để gọi chung những game online, phần lớn là webgame, với chất lượng đồ họa ở mức trung bình yếu, gameplay sử dụng quá nhiều auto khiến game trở nên nhạt nhẽo, chóng chán và tuổi thọ kém. Mặc dù gặp phải rất nhiều phản đối từ phía người chơi nhưng những MMO này vẫn ‘mọc lên như nấm’ bất chấp tất cả. Đa phần chúng đều được phát hành dưới dạng server lậu, không do bất kỳ một công ty hoặc NPH tên tuổi nào đứng tên cả.

webgame

Khác với cách thức hoạt động của những công ty chính thống là: Mua bản quyền game, Việt hóa, đăng ký phát hành, truyền thông quảng bá cho game thủ tới tận từng phòng net rồi mới phát hành. Các server lậu vận hành đơn giản hơn rất nhiều: Download bản chạy server từ các diễn đàn, việt hóa rồi tự lập máy chủ và cuối cùng là phát hành ra thị trường mà không cần mua bán, xin phép hay PR gì hết.

webgame2

Điều này dẫn đến việc những webgame trên thị trường thích mở thì mở, thích đóng lúc nào thì đóng. Thu được món hời khổng lồ như vậy mà không tốn nhiều công sức hay tiền bạc đầu tư, tất cả những gì họ cần là một bản hack hoàn chỉnh, bỏ chút công dịch cùng với việc spam quảng bá trên các diễn đàn game cuối cùng là “chờ vận may tới”. Sau khi đã kiếm đủ tiền hoặc bị cơ quan chức năng sờ gáy thì ngay lập tức server lậu này đóng cửa và biến mất không dấu vết.

webgame3

Vấn đề ở đây chính là việc trong số những webgame đó, có rất nhiều cái tên đã làm nên tên tuổi và tạo dựng được thương hiệu tại quê nhà, khi về đến Việt Nam, chúng còn được NPH quảng bá hết cỡ với những thông điệp nghe rất ‘bùi tai’: ‘định nghĩa lại khái niệm webgame’, ‘nói không với game rác’…. Chính điều này đã dẫn đến việc nhiều game thủ bất chấp những cảnh báo về độ tin cậy của NPH và lao vào game cũng như đầu tư những khoản tiền không nhỏ của mình nhằm mục đích giải trí. Tuy nhiên, tính giải trí đâu còn chưa thấy, thì vào một ngày trời không được đẹp lắm, tựa game mà họ chơi bỗng dưng biến mất chẳng còn một chút dấu vết, người chơi mới nhận ra rằng mình đã ‘cống nạp’ vô điều kiện cho một game rác chính hiệu.

Ngại ‘trẻ con…’

Văng tục vô tội vạ, ăn hiếp kẻ yếu, bỏ rơi đồng đội, kích động và gây mẫu thuẫn, hay kêu gào khóc lóc vì những lý do không đâu, đó là đặc điểm nhận dạng của những ‘trẻ trâu’ trong game online. Trong những game online nhập vai thì việc đôi khi gặp một vài người chơi trẻ trâu và thích thể hiện cũng không mấy ảnh hưởng đến trò chơi. Nhưng trong những tựa game eSports, đặc biệt là MOBA, việc gặp phải những thanh niên dạng này thì quả thật là một thảm họa. tretrau Hãy thử tưởng tượng việc bạn tham gia một trận đấu Liên Minh Huyền Thoại, và trong đội bạn xuất hiện một kẻ ‘tuy không thông minh nhưng cố tình tỏ ra nguy hiểm’, bạn đầu là feed cho team địch 1 vài mạng, rồi sau đó là quay sang chửi bới đồng đội với những ngôn từ không tế nhị một chút nào. Quả thật, với những trường hợp như vậy, đa phần người chơi sẽ chẳng còn biết làm gì khác ngoài lựa chọn bấm nút đầu hàng sau phút thứ 20. Nếu kiên nhẫn hơn một chút thì còn nán lại chiến đấu đến giây phút cuối cùng dù biết khả năng chiến thắng là rất thấp.

tretrau2

Quả thực, vấn nạn trẻ trâu là một vấn đề vô cùng nhức nhối trong game. Cảm giác những nỗ lực và cố gắng của mình luôn không đạt được kết quả như ý chỉ vì những kẻ phá bĩnh đáng ghét luôn là một cảm giác vô cùng ức chế và khó chịu với bất kỳ người chơi nào. Không như những kẻ dùng cheat code, không có một phương án cụ thể nào để ngăn chặn ‘trẻ trâu’ hoành hành trong game. Bởi vậy, đôi khi người chơi cũng chỉ biết ngậm ngùi khi quãng thời gian giải trí ít ỏi bên bàn máy tính của mình trở thành ác mộng khi vô tình gặp phải ‘trẻ trâu’ mà thôi.

tretrau(7)

Ngại bộ cài game ‘nặng’

Bất cứ một tựa game nào khi báo hiệu sự ra mắt tại thị trường Việt Nam, một trong những câu hỏi đầu tiên mà game thủ đặt ra chính là việc cấu hình của game có tương thích với máy tính cá nhân hay không. Như đã biết, hiện nay một bộ máy tính thông thường của game thủ Việt thường chỉ có cấu hình ở mức trung bình và rất khó tương thích với những tựa game đồ họa 3D hay những game sử dụng những engine đồ họa thế hệ mới.

võ hồn 2

Cấu hình khủng như game offline của Võ Hồn 2

Những tựa game bom tấn hiện nay đều rất chú trọng vào việc xây dựng nền tảng đồ họa nhằm mang đến cho người chơi những góc nhìn chân thực nhất cho người chơi. Tuy nhiên đây lại chính là rào cản lớn nhất trong việc tiếp cận những tựa game online mới của game thủ Việt khi mà đa phần những hệ máy PC ở VN không đáp ứng được yêu cầu về cấu hình mà những tựa game này đề ra. Đây cũng chính là một trong những lý do mà nhiều năm qua, game online 3D chưa tìm được một chỗ đứng xứng đáng trong cộng đồng game Việt.

Ngại nhận mình là… game thủ Việt

Nghe thì có vẻ hơi vô lý, nhưng thực chất đây chính là điều mà nhiều game thủ luôn băn khoăn và lo sợ khi chơi những game online sever quốc tế. Thực tế đã ghi nhận có không ít những trường hợp của game thủ Việt với những hành động, chiêu trò không chỉ gây ảnh hưởng đến cộng đồng game mà còn làm xấu đi hình ảnh con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Điển hình như trong thời gian gần đây, cộng đồng Liên Minh Huyền Thoại Việt Nam dậy sóng với sự kiện thần đồng Sofm lấn sân sang sever Hàn Quốc và có điều kiện so tài với những tuyển thủ tên tuổi của làng Liên Minh Huyền Thoại thế giới như Faker, Marin, Ssumday,… Sự kiện này dĩ nhiên thu hút được sự chú ý của rất nhiều game thủ Liên Minh Huyền Thoại trong nước. Nhưng kéo theo đó là thái độ quá khích của một số thành phần khi so sánh game thủ SofM với 1 game thủ đã từng vô địch thế giới, khen SofM và giành những lời lẽ không mấy lịch sự, thậm chí là những ngôn từ tục tĩu để chê bai game thủ đó. Dĩ nhiên, những địa chỉ IP là tác giả của những phát ngôn trên nhanh chóng bị block và cấm bình luận trên các kênh stream nước ngoài.

gamethulamxaumatvietnam5

Những ngôn từ hết sức thiếu tế nhị của game thủ Việt Nam giành cho game thủ Hàn Quốc

Nhưng hậu quả của nó thì chưa dừng lại ở đó. Chính thái độ thiếu chuẩn mực và không tôn trọng những người cùng chơi của gamer Việt tại các sever nước ngoài đã khiến cho những game thủ nước ngoài có cái nhìn không mấy thiện cảm về game thủ Việt.Nghiêm trọng hơn, đã có một số nhà sản xuất thi hành việc chặn những địa chỉ IP có địa chỉ từ Việt Nam, điển hình như tựa game Cửu Âm Chân Kinh phiên bản châu Âu đã tiến hành ban các tài khoản có nguồn gốc từ Việt Nam với lý do ‘Họ luôn PK những game thủ yếu hơn, những người chưa biết chơi game sao cho đúng. Server USA của Cửu Âm Chân Kinh cũng bị hàng loạt những hiện tượng xấu từ những game thủ này.’

gamethuviet

Hay việc Cabal Elite có tới 90% số lượng account bị khóa đều tới từ những địa chỉ IP tại Việt Nam với những lý do là sử dụng hack, spam kênh chat thế giới và thậm chí có cả… văng tục với game thủ nước ngoài.

9am chau au

Cửu Âm Chân Kinh châu Âu khóa các tài khoản có IP Việt Nam

Điều này vô hình chung đã làm liên lụy tới những người chơi có thái độ chuẩn mực khác. Việc thừa nhận mình là người Việt Nam từ chỗ là một sự tự hào giờ đây lại trở thành rào cản mỗi khi game thủ Việt cố gắng hòa nhập vào cộng đồng game thủ quốc tế bởi nỗi lo sợ bị tẩy chay, phân biệt đối xử bởi bị đánh đồng với những game thủ thiếu ý thức khác.

>>>CS Online Việt Nam chính thức xuất hiện hack

}

Tags: , , , , , , , ,
Chiến Binh Huyền Thoại: Game hành động của Hàn cập bến Việt Nam
Clip chứng tỏ game thủ có thể Wallhack trong CS Online

Giftcode

Game Mobile

Game Online

Game PC

eSports

Có Thể Bạn Quan tâm

Menu