Game Online

Trảm Ma gây bức xúc với hình thức quảng cáo khiêu dâm

Chia sẽ

Trong khi dư luận còn đang xôn xao vì những hình thức quảng cáo gây phản cảm trong làng game Việt thời gian gần đây với cái tên Tam Quốc Chịch, thì Webgame nhập vai Trảm Ma lại tự biến mình thành tâm bão khi cho ra mắt một Landing page với quảng cáo đầy tính…”khiêu gợi”.

tramma

Quảng cáo gây nhức nhối của Trảm Ma.

Có thể dễ dàng nhận ra nhân vật xuất hiện trong tấm banner trên là môt người mẫu đồ lót nổi tiếng. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là bên cạnh hình ảnh khá “mát mẻ” của cô nàng người mẫu này, tấm banner trên trang chủ Trảm Ma còn đi kèm với rất nhiều từ ngữ biểu cảm mang sắc thái “khiêu gợi” như: “chơi em đi”, “nứng quá”, “sờ”, “kéo áo”.

Tuy đa phần những từ ngữ này đều không được xuất hiện trong từ điển tiếng Việt nên không thể có một định nghĩa rõ ràng về việc chúng đang nói về vấn đề gì. Nhưng trên thực tế thì tất cả những người bình thường đều tự ngầm hiểu với nhau về tính “dung tục” mà những từ ngữ này biểu đạt.

tramma

Webgame Trảm Ma

Chính vì vậy, việc một tựa game online mang đề tài tiên hiệp lại đăng tải những hình ảnh không liên quan, thậm chí là những hình ảnh nói thẳng ra là thô thiển, dung tục để quảng cáo cho tựa game mình, là một điều mà người xem khó có thể chấp nhận được.

Thứ nhất, mặc cho những lời lý giải rằng “vấn đề giới tính là chuyện bình thường của con người”, và “đàn ông thì ai chẳng mê gái đẹp”, thì cũng cần phải biết rằng dục vọng là thứ tồn tại trong mỗi một con người, nhưng sự khác biệt nằm ở chỗ mỗi người có thể dùng ý chí và tôn nghiêm của mình để kiểm soát thứ dục vọng đó hay không. Vì vậy đối với những người làm game, những người hoạt động trong lĩnh vực Marketing một cách chân chính, việc quảng cáo sản phẩm của mình thông qua những hình ảnh, ngôn từ gợi dục, dung tục nhằm gây ra sự chú ý, đánh lừa khách hàng của mình là điều hết sức tối kỵ và không nên lạm dụng.

“Bạn có thể đam mê ảnh khiêu dâm, quan tâm đến các vấn đề tình dục, nhưng đó là sở thích cá nhân và chỉ nên giữ trong không gian riêng tư của mình. Trong công việc, nhất là nghề quảng cáo, không thể lấy những cái này ra để lạm dụng, rồi cho rằng nó là điều thiết yếu ai cũng có chung sở thích này. Đáng nói hơn, nội dung sản phẩm của bạn cũng không hề liên quan gì đến những thứ bạn thể hiện trong quảng cáo. Vậy khác nào lừa đảo? Đây là vấn đề đạo đức nghề nghiệp!”, một nhân sự lâu năm trong ngành game nói.

tramma

Những hình ảnh quảng cáo như thế này chưa bao giờ được số đông cộng đồng game ủng hộ và đón nhận.

Thứ hai, hơn lúc nào hết, đây chính là thời điểm mà ngành công nghiệp game đang phải hứng chịu những cơn bão không hề nhỏ từ dư luận. Liên tiếp những vấn đề nảy sinh khiến cho xã hội và cộng đồng dần hình thành những cái nhìn méo mó và thiếu thiện cảm về ngành game, ngay khi mà họ đang cần đến sự ủng hộ của cộng đồng nhất. Thì việc tung một banner quảng cáo không khác gì một “trang web đen”, chẳng khác gì hành động đổ thêm dầu vào lửa, và càng bôi nhọ đi hình ảnh của những người làm game trong mắt xã hội. Thử hỏi rằng các bậc phụ huynh có thể ngồi yên được không, khi chứng kiến con em họ đang “dán mắt” vào những hình ảnh như vừa rồi?

Thời gian gần đây, cộng đồng game vẫn còn chưa hết xôn xao về một tựa game với cái tên cũng không kém phần sốc óc – Tam Quốc Chịch của nhà phát hành MCCorp. Đứng trước búa rìu dư luận, đại diện nhà phát hành game cũng chỉ đưa ra một lời giải thích trời ơi rằng: Lấy tên game như vậy để cho…ngắn và dễ nhớ chứ không hề mang ý phản cảm(?) Và quả thực một cái tên khiến cho người ta phải bàng hoàng như vậy, thì cũng khó mà có thể quên được, nhưng bên cạnh đó là những lời chỉ trích nặng nề. Sản phẩm này đã phải đổi tên mới thành Bá Tam Quốc sau nhiều ngày “ăn gạch” từ phía cộng đồng game thủ.

tramma

Tựa game thẻ bài thứ 4 được mua về Việt Nam gây sốc với cái tên Việt hóa: Tam Quốc Chịch?

Vấn đề về phương pháp quảng bá thương hiệu game online hiện nay đang thực sự trở thành bài toán nan giải cho ngành game. Tính năng động và sáng tạo trong phương pháp quảng cáo giờ đây đang phải nhường chỗ cho những chiêu trò PR, kéo theo sự xuống cấp đáng báo động của văn hóa game. Không biết từ bao giờ, mà những hình ảnh của những tựa game nổi tiếng lại liên tục được xuất hiện đi kèm với những cái tên lạ hoắc, để rồi khi bị phát hiện, NPH cũng chỉ lặng lẽ gỡ bỏ những hình ảnh đó mà không có lấy một lời giải trình. Và cũng không biết từ bao giờ, việc quảng bá game bằng “3 vòng của phụ nữ” đã trở thành chuyện thường ở huyện, và khi một ai đó lên tiếng, ngay lập tức sẽ bị lên án rằng đạo đức giả, rằng “người nào mà chẳng mê gái”…

tramma

Quảng cáo game đang ngày càng dấn sâu vào lối mòn của sự dung tục và phản cảm?

Một lần nữa cần nhấn mạnh rằng, nét đẹp của phụ nữ là một điều đáng trân trọng, tuy nhiên nó cần được thể hiện đúng lúc, đúng chỗ, và vẻ đẹp đó đôi khi cũng không nằm ở những khoảng hở của da thịt. Game là game, gái là gái, một game thủ có thể thấy hứng thú trước một cô gái xinh đẹp, nhưng điều họ cần ở một tựa game chính là chất lượng, sự phục vụ tận tình, chu đáo của đội ngũ quản lý, chứ không phải là những chiêu trò quảng cáo phản cảm, gây sốc. Nếu một tựa game đáp ứng đủ những yêu cầu đó, tự khắc nó sẽ trở thành một cái tên thành công, còn nếu không, thì dù có những chiêu trò PR tinh vi đến đâu, tựa game đó cũng sẽ mãi gắn với cái danh “game rác” mà thôi.

 

[fresh_embepost pid=”250909″ ] [fresh_embepost pid=”250757″ ]

}

Tags: , , , , , , , , ,
Phản ứng của cộng đồng LMHT Hàn Quốc về MSI ngày 2: “Warzone bất lực vì anh ấy mới hít đất 1000 cái.”
Hướng dẫn cách download và trải nghiệm bản Demo của FIFA 16

Giftcode

Game Mobile

Game Online

Game PC

eSports

Có Thể Bạn Quan tâm

Menu