Cộng Đồng

6 scandal động trời của nền công nghiệp game thế giới năm 2016

Chia sẽ

Không ngành nghề nào lại không tồn tại những mâu thuẫn, những cuộc tranh cãi, những scandal và năm nay, làng game đã đem lại khá nhiều những vụ việc lùm xùm như thế. Hãy cùng Game4v điểm qua 6 scandal động trời của nền công nghiệp game thế giới năm 2016

  • Các cuộc biểu tình, đình công của SAG-AFTRA

la-et-ct-sag-aftra-strike-video-games-20161024-snap

Do những mâu thuẫn, uất hận, bất công tồn tại đã lâu nên cuối cùng, hiệp hội diễn viên lồng tiếng cho video game (SAG-AFTRA) cũng đã kêu gọi đình công. Mục đích của các cuộc bãi công là rất hợp lý – yêu cầu những khoản lương thưởng tốt hơn, nếu doanh của trò chơi đạt mức khả quan và xóa bỏ chế độ làm việc hà khắc, bóc lột sức lao động. Điều gây bất ngờ là các công ty khổng lồ với nguồn thu hàng tỷ USD như Activision, Insomniac, Take Two Interactive và EA đều có tên trong danh sách đen. Một quãng thời gian đầy sóng gió cho các diễn viên lồng tiếng game.

  • Cá cược mờ ám trong Counter Strike GO

maxresdefault

Cá cược từ lâu đã luôn là một quả bom kinh doanh nổ chậm trong thế giới của Counter-Strike GO, và năm nay nó phát nổ trước mắt bàn dân thiên hạ. Các Youtuber nổi tiếng với hàng triệu người đăng ký, lén lút sở hữu các trang web cá cược rồi giả vờ không liên quan, khuyến khích các fan của mình tham gia, thậm chí bao gồm cả các game thủ nhỏ tuổi.

Còn các game thủ già làng, chuyên nghiệp thì bắt tay với các trang web này, đút túi riêng các khoản phí và xảy ra những vụ việc tranh chấp lặt vặt khác. Những scandal này cho thấy làng e-sports chuyên nghiệp cũng lắm những mảng tối không thua gì thể thao thực sự.

  • Quảng cáo (lừa đảo?) của No Man’s Sky

nomanssky-header-640x360

Mặc dù Cơ quan tiêu chuẩn quảng cáo ở Anh (Advertising Standards Authority) tuyên bố rằng Hello Games không đánh lừa game thủ qua thông tin đăng tải trên trang Steam của No Man’s Sky. Nhưng những lời chỉ trích, xỉ vả vẫn tiếp tục theo đuổi trò chơi sau khi nó được phát hành.

Có lẽ nguồn cơn bắt nguồn từ những lời quảng cáo bùi tai của Sean Murray trong những buổi họp báo? Có thể là do những màn quảng cáo game quá ấn tượng? Phải chăng là do những video showcase gameplay quá chỉnh chu? Hay do những đoạn trailer quá hoành tráng đã khiến người tiêu dùng đặt kỳ vọng quá cao vào game? Dù là lý do nào chăng nữa thì khách hàng không thích nó và họ sẵn sàng cho cả thế giới thấy sự không hài lòng đó to lớn như thế nào.

  • Pokémon Go = Gây tai nạn

pokemon-go-ar-on-1024x607

Vụ scandal này là hậu quả của sự thiếu ý thức từ phía chính người chơi, chứ lỗi lầm hoàn toàn không nằm ở nhà phát triển Niantic. Nhưng không thể phủ nhận, Pokémon GO là nguồn cơn và “cảm hứng bất tận” cho những vụ tai nạn trời ơi đất hỡi.

Ai cũng biết là không nên vừa lái xe vừa chơi game nhưng dân cày Pokémon GO thì lại không như thế. Chưa hết, một số kẻ tội phạm thậm chí còn dựng nên những trạm PokeStops giả để trấn lột những người đi đường.

  • Deus Ex: Mankind Divided lợi dụng biểu tình để quảng bá game?

aug-lives-spot1

Liệu chiến dịch quảng bá “Aug Lives Matter” của Deus Ex: Devided Mankind có bị chỉ trích gay gắt như vậy nếu nó không “mượn” chút tiếng vang của phong trào Black Lives Matter để PR cho game? Liệu trò chơi có thoát khỏi sự thù địch đến từ những người ủng hộ phong trào này, nếu nó ra mắt tại một thời điểm khác chứ không phải là lúc nhạy cảm như hiện nay?

Đại diễn của hãng Eidos Montreal đã không ít lần giải thích, cải chính rằng đây chỉ là “sự trùng hợp đáng tiếc” nhưng truyền thông vẫn chưa buông tha cho tựa game này.

“Black Lives Matter” là phong trào lấy ý tưởng từ khẩu hiệu “Mạng sống của người da màu cũng có ý nghĩa” của 3 người phụ nữ trong cuộc biểu tình năm 2012, đòi lại quyền công bằng cho Trayvon Marton, một thiếu niên người Mỹ gốc Phi bị một tình nguyện viên làm cảnh vệ khu phố, George Zimmerman, bắn chết. Hiện nay, phòng trào này đang rất sôi nổi và thu hút sự chú ý của truyền thông toàn thế giới.

  • Chính sách mới của Bethesda đối với những bản đánh giá, review game

bethesda

Game nào cũng tồn tại lỗi, không ít thì nhiều. Liệu những lỗi ấy to hay nhỏ, có làm cản trở trải nghiệm của người xem hay không? Thường thì khi muốn mua game, người ta sẽ đọc review xuất hiện trước ngày phát hành xem game có xứng đáng không rồi mới bỏ tiền ra tậu về.

Nhưng hãng Bethesda đã làm thay đổi thói quen này bằng cách bắt buộc những bản review, đánh giá game chỉ được xuất hiện ít nhất là 24 giờ sau khi trò chơi ra mắt. Điều này đã làm phật lòng không ít người và cho rằng hãng đang làm chuyện mờ ám, muốn bịt mắt khách hàng tiêu dùng.

Tổng hợp

[fresh_embepost pid=”397804″] [fresh_embepost pid=”397294″] [fresh_embepost pid=”397959″]

}

Tags: , , , , , , , , ,
Nữ diễn viên chính bốc lửa của phim Assassin’s Creed cực ghét các trò chơi điện tử
Giải đáp bí mật sau các cảnh quay mãn nhãn của phim Assassin’s Creed

Giftcode

Game Mobile

Game Online

Game PC

eSports

Có Thể Bạn Quan tâm

Menu