Cộng Đồng

Dùng meme và biểu tượng cảm xúc để làm bằng chứng trước tòa

Chia sẽ

Các cơ quan tư pháp Trung Quốc ghi nhận xu hướng dùng meme và icon làm bằng chứng trước tòa ngày càng tăng.

Vào ngày 7/7, tài khoản WeChat của tòa án cấp cao nhất tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) cho biết các cơ quan tư pháp đại lục ghi nhận tổng cộng 158 vụ kiện công nhận biểu tượng cảm xúc và các meme trực tuyến khác là bằng chứng hợp pháp trong 5 năm qua. Kết quả được trích dẫn từ cơ sở dữ liệu quốc gia.

Các trường hợp sử dụng meme hay icon làm bằng chứng trong các vụ kiện đã tăng từ chỉ 8 vụ vào năm 2018 lên 61 trường hợp vào năm 2021.

Ví dụ: một tòa án ở phía nam thành phố Thâm Quyến đã công nhận phản hồi sử dụng biểu tượng cảm xúc mặt trời như một sự chứng thực cho việc gia hạn hợp đồng trong một vụ tranh chấp cho thuê. Hay vào năm 2020, một tòa án quận ở tỉnh An Huy đã tuyên rằng biểu tượng tay OK không phải là bằng chứng xác nhận hợp đồng cho vay.

Dùng meme và biểu tượng cảm xúc để làm bằng chứng trước tòa 3 1657383301 74

Ảnh minh họa

Sử dụng biểu tượng cảm xúc, nhãn dán và meme – được gọi chung là ‘biaoqingbao’ trong tiếng Trung – từ lâu đã trở thành một phần của từ vựng trên mạng xã hội, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi. Một cuộc khảo sát năm 2021 do China Youth Daily thực hiện cho thấy hơn 70% trong số 4.351 sinh viên được hỏi đã sử dụng các yếu tố hình ảnh như vậy để truyền tải cảm xúc của họ.

Ý nghĩa đằng sau một số biểu tượng cảm xúc nhất định có thể khác nhau từ người dùng này sang người dùng khác. Sau bài đăng của tòa án Giang Tô, một số người dùng đùa rằng bây giờ họ phải cẩn thận hơn khi sử dụng biểu tượng cảm xúc, trong khi vài người thì đặt câu hỏi về cách nhà chức trách lý giải ý nghĩa đằng sau các icon hay meme.

Dùng meme và biểu tượng cảm xúc để làm bằng chứng trước tòa 2 1657383292 89

Một bộ icon trên WeChat

“Liệu tôi có bị kiện vi phạm tội bạo lực mạng khi tôi gửi biểu tượng cảm xúc về việc ai đó bị đập đầu không?”, một cư dân mạng viết trên Weibo.

Việc xác minh ý nghĩa icon hoặc meme từ góc độ pháp lý sẽ là một thách thức, mặc dù từ lâu các tòa án ở Trung Quốc đã công nhận lịch sử trò chuyện trong các ứng dụng nhắn tin và bài đăng trên mạng xã hội là bằng chứng kỹ thuật số cho các vụ kiện dân sự.

Các chuyên gia pháp lý nói với Beijing Youth Daily rằng việc xác minh icon hay meme như một bằng chứng pháp lý sẽ dựa trên bối cảnh cụ thể và sẽ chỉ được xem xét kỹ hơn trong các vụ án hình sự.

Xem thêm: Cô gái kết hôn và sinh con đầu lòng với một chú búp bê

#bằng chứng trước tòa #dùng meme làm bằng chứng #meme icon

}

Tags: , ,
Trọn bộ hình ảnh về lễ vu quy ‘đẹp như mơ’ của Bomman – Minh Nghi
Faker đem ‘Đấng’ Yasuo trở lại sau 3 năm và giúp T1 hủy diệt BRO tại LCK Mùa Hè 2022

Giftcode

Game Mobile

Game Online

Game PC

eSports

Có Thể Bạn Quan tâm

Menu