Cộng Đồng

[FACT] 10 cách để thắng một cuộc tranh luận trên internet

Chia sẽ

Thắng một cuộc tranh luận vốn đã là khó, mà thắng một cuộc tranh luận… trên mạng thì lại càng khó hơn. Ngay bản thân ý tưởng thay đổi một quan điểm, nhiều khi là thâm căn cố đế của một người trong một màn tranh luận trên mạng vốn đã nhuốm màu… bất khả thi rồi.

Nhưng nếu bạn thích tranh luận, bài viết này mang đến những lời khuyên đầy hữu ích cho bạn đến từ một nhóm nghiên cứu Ngôn ngư học tại Đại học Cornell. Dưới đây là 10 chìa khóa then chốt để bạn có thể chiếm ưu thế và chiến thắng trong một cuộc tranh luận trên mạng.

1/

1
Không hẳn là thiểu số phải phục tùng đa số, mà hẳn nhiên nếu quan điểm của bạn được cộng hưởng bởi một số đông người cùng quan điểm thì những gì bạn nói sẽ có sức nặng hơn nhiều và thường là đối phương sẽ phát nản mà phải bỏ cuộc hoặc thay đổi suy nghĩ thôi. Hơn nữa, quan điểm của bạn phải rất đúng đắn thì mới được nhiều người ủng hộ phải không nào? Nhưng hãy nhớ, đúng đắn bao nhiều thì mọi người sẽ ủng hộ bạn bền bỉ bấy nhiêu, hãy tự lượng xét về yếu tố này nhé

2/

2

Những lời hồi đáp dài, suy nghĩ thấy đáo cẩn thận và được viết kĩ càng sẽ mang đến thành công nhiều hơn là những lời hồi đáp vội vàng, thiếu suy nghĩ và bắt nguồn từ sự nóng bực nhất thời.

3/

3

Hãy biết đi xa hơn một-cách-đúng-đắn khỏi những vấn đề tranh luận ban đầu. Phát triển quan điểm, ý kiến của bạn xung quanh vấn đề tranh luận của đối phương thường đạt hiệu quả rất cao. Nó cho thấy bạn bình tĩnh hơn và biết di chuyển nhịp nhàng đúng lúc đúng chỗ thay vì bị cái neo tức giận làm bản thân chết dí trong một vấn đề theo một cách đầy cay cú và bế tắc

4/

4

Tốc độ là sức mạnh, bạn cần suy nghĩ cẩn thận nhưng nếu có thể, hãy suy nghĩ nhanh hơn. Lời hồi đáp nhanh làm gợi mở ra những lời hồi đáp tốt. Hãy làm đối phương đuối sức mà bộc lộ ra những điểm yếu và sự trẻ trâu, bồng bột trong suy nghĩ của họ. Ghi nhớ, đây là con dao hai lưỡi và hãy dùng cẩn thận chớ đừng để nó phản chủ nhé.

5/

5

Viết hoa, viết in nghiêng, chấm than, chấm câu… làm cho sự tranh luận của bạn hiệu quả hơn. Trên nền tảng Facebook, Twitter… điều này có vẻ bất khả thi vì sự đồng bộ trong bộ gõ nhằm giúp mọi người dễ đọc, dễ tiếp cẩn. Nhưng viết câu cú đàng hoàng, chấm phẩy tử tế và tránh xa căn bệnh teencode sẽ khiến bạn có được nhiều khả năng nhận được sự ủng hộ, lắng nghe từ những con người đàng hoàng, khôn ngoan (đồng nghĩa với nguy hiểm hơn)

6/

6

Dục tốc bất đạt, gửi quá nhiều tin nhắn một lúc có thể mang đến sự choáng ngợp, khó tiếp thu; nó còn mang đến một ấn tượng xấu về bạn – như một cậu bé đang cay cú cào bàn phím – nữa. Thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng sau khoảng hơn 5 lần hồi đáp “Người thách thức gần như không còn có cơ hội nhận sự thay đổi nữa”

7/

7

Một luận điểm vững chức được tạo nên từ nhiều dẫn chứng, những sự liên kết tới các dẫn chứng, bằng cớ bên ngoài sẽ giúp bạn xác thực lại quan điểm của mình. Cũng như tạo ấn tượng tốt rằng bạn hiểu biết hơn đối phương của mình. Tuy nhiên, hãy cẩn thận khi đưa ra dẫn chứng ngoài nhé, dẫn dễ gậy ông đập lung ông đó bạn ah.

8/

8

Bạn muốn thuyết phục đối phương chứ không phải dọa dẫm họ nhưng phường chợ búa, như kẻ vai u thịt bắp phải không nào. Thêm nữa, “nóng giận mất khôn” phải không nào? Không cứ phải là lạnh lùng lôi cuốn mà quan trọng là hãy luôn cố gắng giữ bình tĩnh các bạn nhé

9/

9

Để chống lại những thứ mang tính trừu tượng, triết học, hãy biết dùng các dẫn chứng thực thế. Những cuộc tranh luận đặt nền móng dựa trên thực tế thường mang tính thuyết phục tốt hơn là những từ ngữ đầy trừu tượng như là”chính nghĩa”.

10/

10

Nếu họ dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, bạn đang gặp may mắn. Nghiên cứu chỉ ra rằng những ai dùng đại từ nhân xưng “tôi” khi tranh luận thường dễ bị thuyết phục hơn. Thêm nữa, dùng đại từ nhân xưng “tôi”, “mình” thường mang tới một cảm giác rất chủ quan, rằng những luận điểm bạn đưa ra thường chỉ để làm lợi cho bản thân thay vì là một qui luật chung của mọi người và mang đến sự tốt đẹp cho tất cả.

Phụ lục: Tranh luận là điều tốt nhưng bạn nên lưu ý về hội chứng sau để tự cải thiện bản thân hoặc tránh phải những cá nhân chầy cối mà lại đang mắc phải hội chứng Dunning-Kruger dưới đây

Hiệu ứng Dunning-Kruger là một lệch lạc nhận thức (cognitive bias) trong đó những người kỹ năng kém đưa ra những quyết định tồi và những kết luận sai lầm, nhưng việc thiếu năng lực lại ngăn cản năng lực nhận thức (metacognitive: nhận thức về nhận thức) về chính những sai lầm đó. Do đó, những người có kỹ năng kém chịu ảnh hưởng của ảo tưởng tự tôn (illusory superiority), đánh giá những kỹ năng của họ trên mức trung bình, trên mức thực tế; trong khi những người có kỹ năng cao lại đánh giá thấp năng lực của họ, chịu ảnh hưởng của ảo tưởng tự ti (illusory inferiority).

improveargument

Như vậy, nếu một người chưa từng làm việc nào đó (ví dụ như nấu ăn, sửa điện hay làm startup) thì họ sẽ thường có đánh giá chủ quan một cách sai lầm rằng họ sẽ có thể làm được những việc đó “cũng ok” (ngay lập tức, khi chưa có training gì). Họ nghĩ mình sẽ làm được 4-5 điểm trên thang 10. Nhưng thực tế thì nếu họ làm thật thì chỉ có 0-2/10.

Kruger và Dunning đưa ra nhận xét rằng: một người năng lực kém

– sẽ có khuynh hướng đánh giá quá cao năng lực, kỹ năng của họ

– không thể nhận ra kỹ năng, năng lực thật sự của người khác

– không thể nhận ra giới hạn của sự kém cỏi của họ

– vẫn có thể nhận thức về sự yếu kém của mình nếu họ được hướng dẫn để cải thiện thực sự

Chúng ta có thể nhận ra hiệu ứng này rất dễ dàng trong xã hội: những người chẳng có một tí chuyên môn nào lại phát biểu rất đao to búa lớn về lãnh vực đó; những người chỉ với những kiến thức đầu tư học “mót” lại tự tin sẵn sàng bỏ số tiền dành dụm cả đời vào cuộc chơi đầu tư chứng khoán; những thường dân chỉ biết thông tin như “lá mít” lại sẵn sàng chê bai dè bỉu những quyết sách của những nhà lãnh đạo hàng đầu…

uwaki4

Nếu hiệu ứng Dunning-Kruger lại gặp phải đối với một lãnh đạo thì thực sự là một thảm họa “Chính sự kém cỏi lại là nguyên nhân của việc không nhận ra sự kém cỏi. Cái vòng luẩn quẩn đó của các nhà quản lý thiếu năng lực thường gây không ít thiệt hại cho công ty của bạn”.

Làm thế nào để thoát khỏi vòng luẩn này? Điều đầu tiên là phải tránh bẫy tâm lý “bạn và tôi đều đủ thông minh để không lọt vào hiệu ứng Dunning-Kruger”. Bản thân ý nghĩ này có thể chính là hiệu ứng Dunning-Kruger, sự đánh giá của bản thân mình không đủ tin cậy, có thể năng lực của chúng ta không đủ để đưa ra đánh giá này. Điều thứ hai chính là học hỏi thêm về lãnh vực mình quan tâm, có thể một lúc nào đó sẽ “ngộ” ra là “À! Mình đã/đang sai rồi”

Nhận ra chân trị của mình và người khác chính là biết sống vậy, hãy tránh dây dưa mất thời gian không đáng có với những ai đang dính phải Hiệu ứng Dunning-Kruger này các bạn nhé

}

Tags: , , , , , ,
Nhân dịp show hoạt hình đình đám trở lại, Nhật làm hẳn cả một cây ATM… Attack on Titan
Buồn vui lẫn lộn khi nghe tin về dự án phim The Matrix (Ma Trận) mới

Giftcode

Game Mobile

Game Online

Game PC

eSports

Có Thể Bạn Quan tâm

Menu