Cộng Đồng

NASA thông báo: “86% game thủ sẽ mất cung hoàng đạo”

Chia sẽ

Nếu bạn nhận được tin nhắn hay email từ bạn bè thắc mắc tại sao NASA thông báo rằng họ không còn thuộc cung Bọ Cạp mà thuộc cung Xà phu hay tương tự như vậy thì chắc rằng bạn không phải là người duy nhất.

Tuần trước, nhiều người xôn xao về việc NASA quyết định cập nhật các thứ tự cung hoàng đạo lần đầu tiên trong vòng 2.000 năm và do đó 86% trong chúng ta sẽ thuộc một cung hoàng đạo khác.

Có thể bạn không quan tâm đến chuyện này như số đông những người trên Trái Đất này, nhưng đối với những người coi chuyện chòm sao và lá số tử vi là chuyện trọng đại thì lại hoàn toàn khác. Họ cho rằng khoảnh khắc mặt trời đi qua chòm sao nào sẽ được chòm sao đó chiếu mệnh và do đó ảnh hưởng đến tính cách con người. 25% những người được khảo sát về vấn đề chiêm tinh rất quan tâm đến vấn đề này.

Thực tế thông tin về thay đổi này xuất phát từ bài viết trên một trang giáo dục dành riêng cho trẻ em của NASA có tên Space Place. Bài viết này đưa ra vấn đề về việc 3.000 năm trước, người Babylon cổ đại đã thực sự quan tâm đến chuyện quan sát bầu trời và cho rằng sự thay đổi vị trí của các chòm sao trong suốt cả năm có thể có sự liên kết với tính cách con người hoặc sự kiện xảy ra trên Trái Đất. Và do đó, họ đã phát minh ra cung hoàng đạo hay vòng tròn gồm 12 chòm sao dựa trên đường đi của Mặt Trời qua từng chòm sao trong một năm.

526420_331086390279370_1834629149_n_zpsfee37715

12 cung hoàng đạo sẽ phải thay đổi

Trang Space Place giải thích “Tương tự như quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời, Mặt Trời cũng đi qua lần lượt 12 cung hoàng đạo. Do người Babylon cũng có lịch 12 tháng dựa trên chu kì của Mặt Trăng, mỗi tháng chiếm một phần của cung hoàng đạo”.

ophiuchus-ianridpath

Cung Ophiuchus hay cung Xà phu đã trở thành cung thứ 13 trong chòm sao hoàng đạo theo NASA, ảnh: Photosani/Shutterstock.com

Hãy xem xét sự việc này 3.000 năm trước đó, không hiểu vì lý do gì người Babylon đã quyết định loại chòm sao thứ 13 mang tên Ophiuchus hay Xà phu ra khỏi cung hoàng đạo. Tuy vậy, một số chòm sao trong 12 chòm sao cũng không hoàn toàn khớp với phần cung hoàng đạo được phân chia mà còn lấn sang phần kế tiếp.

Space Place còn lý giải thêm “Để kết nối một cách tương thích với lịch 12 tháng, các nhà chiêm tinh học Babylon đã bỏ qua sự thật rằng Mặt Trời thực sự di chuyển qua 13 chòm sao chứ không phải 12”.

NASA và các nhà thiên văn học NASA đã lưu ý rằng vì một sự dao động nhỏ của trục Trái Đất, các chòm sao không còn nằm ở vị trí cũ trên bầu trời như 3.000 năm trước đây.

Christopher Crockett, tiến sĩ chuyên ngành Thiên văn học đến từ trường đại học California giải thích trên trang Earthsky.org rằng dao động của trục Trái Đất là vô cùng nhỏ và phải mất 26.000 năm để sự dao động này diễn ra một lần. Tuy vậy ảnh hưởng của nó lại đưa đến sự chú ý không hề nhỏ.

Crockett cho biết “Vào điểm chí tháng sáu 2.000 năm trước, Mặt trời dường như định vị giữa hai chòm sao Song Tử và Cự Giải. Và tại điểm chí của tháng sáu năm nay, Mặt Trời lại nằm giữa chòm sao Song Tử và Kim Ngưu. Đến năm 4609, điểm chí tháng sáu sẽ vượt ra khỏi chòm sao Kim Ngưu và tiến vào chòm sao Bạch Dương”.

Mặc dù trên góc phải của trang Space Place từ NASA đã khẳng định rõ ràng rằng “Chiêm tinh học không phải là thiên văn học”, các ấn phẩm như Cosmo, Yahoo News, và Marie Clare vẫn quyết định xuất bộ toàn bộ cách tính cung hoàng đạo mới theo NASA, bao gồm cả cung thứ 13 mang tên Xà phu.

Dưới đây là cách tính 13 chòm sao theo NASA:

Ma Kết: 20/1-16/2

Song Ngư: 11/3-18/4

Bảo Bình: 16/2-11/3

Bạch Dương: 18/4-13/5

Kim Ngưu: 13/5-21/6

Song Tử: 21/6-20/7

Cự Giải: 20/7-10/8

Sư Tử: 10/8-16/9

Xử Nữ: 16/9-30/10

Thiên Bình: 30/10-23/11

Bọ Cạp: 23/11-29/11

Xà Phu: 29/11-17/12

Nhân Mã: 17/12-20/1

Dwayne Brown, người phát ngôn của NASA nói với Ria Misra “Chúng tôi không thay đổi bất kì cung hoàng đạo nào. Bài viết trên trang Space Place chỉ giải thích chiêm tinh học không phải là khoa học cũng như việc chiêm tinh học là một phần còn lại của lịch sử cổ đại. Chúng tôi cũng chỉ ra rằng khoa học và toán học không dựa trên cơ sở chúng ta quan sát bầu trời đêm”.

(Theo Khám Phá)

}

Tags: , ,
Nghe Giám đốc của Hiker games “Kể chuyện Toy Quest”
Tại sao tỷ phú Jack Ma cho con trai 700k để chơi game thâu 3 ngày đêm

Giftcode

Game Mobile

Game Online

Game PC

eSports

Có Thể Bạn Quan tâm

Menu