Cộng Đồng

Những kiểu PR khiến game thủ ‘nhức nhối’

Chia sẽ

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, việc các nhà phát hành quảng cáo (PR) rầm rộ cho sản phẩm của mình không có gì là lạ. Nhưng gần đây xuất hiện những ”chiêu trò” PR khiến không ít game thủ ”nhức nhối”.

Trong thời điểm thị trường game đang cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc PR cho sản phẩm game của mình là điều cần thiết, tuy nhiên không ít nhà phát hành đã PR quá đà thậm chí dẫn tới phản cảm.

Không thoát nổi ”3 vòng” của phái đẹp

Hiện nay, khi việc chơi game online không còn là trò chơi chiếm phần đông là nam giới, vì vậy mà những nữ game thủ khi tham gia vào cộng đồng game online thường là chủ đề hot. Nhìn thấy được vấn đề này, nhiều nhà phát hành đã sử dụng siêu mẫu, hotgirl,… quảng bá cho sản phẩm game của mình nhằm thu hút người chơi.

Điều đáng nói là những kiểu PR này đôi lúc đã vượt quá thuần phong mỹ tục khiến không ít game thủ cảm thấy phản cảm khi các nhà phát hành sử dụng những hình ảnh, video…quá lố lăng và thô thiển để nhằm ”câu kéo” người chơi tham gia vào sản phẩm của mình. Đã từng có rất nhiều trường hợp xảy ra với những tựa game trong nước, nếu không khéo léo nó sẽ trở thành con dao hai lưỡi khiến cộng đồng game thủ tẩy chay.

pr quá đà

Sử dụng những hình ảnh nhạy cảm quảng bá cho sản phẩm của mình

Hơn nữa vào thời điểm này, khi những người sử dụng internet có thể là các bạn học sinh sinh viên thậm chí là trẻ em nhỏ tuổi, vừa mới tiếp cận với internet. Liệu rằng, các em sẽ nghĩ gì khi nhìn thấy những hình ảnh như thế này tràn ngập trên các trang mạng xã hội?

pr quá đà

Hình ảnh quá ”nóng” không liên quan đến nội dung game

Đầu voi đuôi chuột

Nhằm gây chú ý cho người chơi đặc biệt là các game thủ thường cập nhật thông tin trên các trang mạng xã hội, nhiều nhà phát hành đã sử dụng hình thức quảng cáo cho tựa game của mình thông qua những bài viết và đường dẫn có nội dung thiếu chính xác và không liên quan đến sản phẩm game của mình. Đa phần các dạng link liên kết và bài viết như thế này chủ yếu đánh vào tâm lý tò mò của người đọc. Nói một cách khác đây là những hình thức ”câu view” nhàm chán gây cảm giác khó chịu cho những người click vào. Liệu lâu dài thì các game thủ còn dám đặt niềm tin vào họ nữa hay không?

pr quá đà

Game thủ bức xúc trước bài viết có title không hề liên quan đến nội dung

‘Treo đầu dê bán thịt chó’

Khi các nhà phát hành quảng bá về game, đa phần game thủ sẽ quan tâm đến hình ảnh của game hoặc trailer game để đoán biết chất lượng đồ họa. Lợi dụng điểm này, nhiều nhà phát hành đã cố tình dùng hình ảnh của game khác hoặc chỉnh sửa video để đồ họa trong game bóng bẩy hơn so với chất lượng thật. Khiến game thủ cài game xong mới ngã ngửa vì chất lượng đồ họa và tính năng hoàn toàn khác so với những gì được quảng cáo

chiêu trò pr

Hình ảnh của tựa game ”N…..D” khác hoàn toàn với nội dung

Việc này vô hình chung đã khiến game thủ có cái nhìn không tốt và mất dần niềm tin vào các nhà phát hành game, ảnh hưởng tới những nhà phát hành game chân chính. Trước đây đã từng có việc game ”I..” bị làm nhái, khiến nhiều game thủ tải về mới biết mình bị lừa.

chiêu trò pr

Nhiều game thủ bức xúc trên fanpage của game

Ác mộng hiệu ứng âm thanh

Việc các trang web dùng các định dạng flash kèm hình ảnh và âm thanh để quảng cáo cho sản phẩm là rất bình thường, những định dạng video này có thể tạm ngưng sau một khoảng thời gian nhất định hoặc có nút tạm dừng nếu người dùng không muốn nghe. Tuy nhiên gần đây đã có nhà phát hành sử dụng cách này để quảng cáo cho sản phẩm game của mình, nhưng lại không hề để nút tắt âm thanh, kéo theo đó là âm thanh dai dẳng lặp đi lặp lại không ngừng. Hầu hết cư dân mạng đều khó chịu với cách PR sản phẩm của nhà phát hành này, dẫn tới việc đại diện quảng bá của sản phẩm game này cũng bị cư dân mạng ném đá.

pr quá đà

Nhiều game thủ đã comment vào thẳng fanpage chủ nhân của hiệu ứng âm thanh này

Tạm kết

Tuy nhiên, ở trên chỉ là những trường hợp cá biệt, vẫn có những nhà phát hành tâm huyết với game, sử dụng những phương thức PR không ”sốc, sến, sex, xạo”. Mong rằng trong thời gian sắp tới, những phương thức PR trên sẽ được cải thiện đáng kể, thay vào đó là những chính sách PR ”sạch”. Game thủ sẽ không còn phải mất thời gian khi lướt face, lướt web,…và dọn rác trong chiếc mobile của mình.

Anh Đức

>>> Gamer nam và nữ có thói quen chơi game khác nhau như thế nào?

}

Tags: , , , , , , , , , ,
Gamer nam và nữ có thói quen chơi game khác nhau như thế nào?
Pixels movie: Khi game 8bit tàn phá thế giới

Giftcode

Game Mobile

Game Online

Game PC

eSports

Có Thể Bạn Quan tâm

Menu