eSports

LMHT: Các khu vực trên thế giới gặp khó khăn gì mà không thể ‘chuyển mình’ trong làng Esports?

Chia sẽ

LMHT là tựa game đã tồn tại hơn một thập kỷ, vậy nhưng hiếm có cái tên nào có thể thách thức những đối thủ đến từ khu vực lớn như LCK và LPL.

Kể từ mùa 3 đến hiện tại, làng Esports LMHT gần như không có nhiều thay đổi về vị trí của những khu vực mạnh nhất thế giới, bởi các khu vực vô địch MSI và CKTG đa phần đại diện LCK hoặc LPL.

Vậy điều gì đã khiến các khu vực trên thế giới không thể “chuyển mình” trong làng Esports?

Nội dung

  • 1. Thiếu đầu tư
  • 2. Thiếu nơi đào tạo tài năng trẻ
  • 3. Thiếu môi trường tập luyện
  • 4. Thiếu ngoại binh

Thiếu đầu tư

Những đội tuyển lớn như T1 được rất nhiều nhà đầu tư tài trợ và hợp tác.

Những đội tuyển lớn như T1 được rất nhiều nhà đầu tư tài trợ và hợp tác.

Một trong những vấn đề nan giải nhất của các khu vực nhỏ là do thiếu đầu tư từ các nhà tài trợ. Điều này khiến các đội tuyển gặp khó khăn trong việc phát triển từ cơ sở hạ tầng cho đến những vấn đề như nhân sự, chuyên môn, quảng bá tên tuổi,…

Thiếu nơi đào tạo tài năng trẻ

VCS không hề có giải trẻ để các đội tuyển tìm kiếm và đào tạo tài năng trẻ.

VCS không hề có giải trẻ để các đội tuyển tìm kiếm và đào tạo tài năng trẻ.

Khác với những khu vực lớn như LCK hay LPL, đa số các khu vực vừa và nhỏ trong làng Esports LMHT đều không có giải trẻ hoặc giải hạng 2 (như LCK CL, LDL, NACS,…). Điều này khiến cho rất nhiều tài năng trẻ không có chỗ để phát triển tiềm năng hay trau dồi kỹ năng cá nhân và chuyên môn về LMHT.

Hơn nữa, việc không có các giải hạng 2 cũng khiến nhiều tổ chức Esports không muốn hoặc không thể xây dựng đội trẻ, điều này biến một số khu vực trở thành “viện dưỡng lão” và gần như không có các tài năng trẻ suốt nhiều mùa giải.

Thiếu môi trường tập luyện

Các tuyển thủ LMHT trên thế giới đa phần đều muốn tập luyện ở máy chủ Hàn Quốc.

Các tuyển thủ LMHT trên thế giới đa phần đều muốn tập luyện ở máy chủ Hàn Quốc.

Như nhiều game thủ đã biết, máy chủ Hàn Quốc được coi là “thánh địa” cho các tuyển thủ tập luyện kỹ năng cá nhân và cập nhật meta trong LMHT. Tuy nhiên, không phải lúc nào điều kiện cũng cho phép người chơi tập luyện ở khu vực này, mà ngay cả khi được tập luyện thì những vấn đề như Ping (đường truyền mạng) cũng rất khó giải quyết.

Ngay cả khu vực lớn như LPL thì các tuyển thủ cũng không thể tập luyện ở khu vực của chính mình. Điển hình như thời gian vừa qua, một số tuyển thủ LPL than thở từ máy chủ thường cho đến “siêu máy chủ” tại Trung Quốc đều không có chất lượng cao, chế độ xếp hạng tràn ngập những “boy 1 champ” khiến môi trường tập luyện trở nên rất gò bó và khó phát triển.

Thiếu ngoại binh

Khu vực VCS không thể chiêu mộ những ngoại binh trẻ tuổi.

Khu vực VCS không thể chiêu mộ những ngoại binh trẻ tuổi.

Trong LMHT, việc sử dụng ngoại binh để tăng sức mạnh của đội hình vốn đã là điều rất phổ biến trong làng Esports. Bởi việc đưa những ngoại binh có chuyên môn cao vào đội hình không chỉ giúp một đội phát triển sức mạnh, nó có khiến các đội khác cũng phải làm quen và thích nghi với những phong cách hoặc lối chơi ở đẳng cấp cao.

Nhưng ở Việt Nam, như đội tuyển CES đã từng chia sẻ thì các đội VCS rất khó chiêu mộ các ngoại binh trẻ vì vấn đề giấy phép lao động. Do đó, VCS gần như không thể sử dụng ngoại binh một cách hiệu quả và hợp lý.

Tất nhiên, ngoài những lý do bên trên thì vẫn có những nguyên nhân khác khiến các khu vực nhỏ không thể phát triển mạnh mẽ hơn trong suốt những mùa giải vừa qua. Nhưng bên trên được coi là những lý do chính khiến các khu vực vừa và nhỏ không thể “chuyển mình” trong làng Esports LMHT.

Xem thêm: LMHT: Jinx và Ahri lọt top những nhân vật game được tìm kiếm nhiều nhất P*rnhub trong 2023

#Liên minh huyền thoại #LMHT

}

Tags: ,
LMHT: ‘Công ty làm phim’ Riot Games sẽ ra mắt những sản phẩm gì trong năm 2024?
Sony đang phát triển tính năng tự động thay đổi độ khó của Game

Giftcode

Game Mobile

Game Online

Game PC

eSports

Có Thể Bạn Quan tâm

Menu