eSports

Tại sao VĐV eSports Việt Nam chưa thể đạt tầm cỡ thế giới?

Chia sẽ

Nói về eSports thì chắn hẳn mọi người ai cũng sẽ nghĩ ngay đến thể thao điện tử. Vậy liệu đã có ai thực sự quan tâm và am hiểu về bộ môn eSports này chưa !? Nếu tìm đến câu trả lời này ở Việt Nam thì chắc chắn một điều rằng mọi người chưa hẳn đã hiểu và quan tâm đến nó.

EsporTS_White

Hiện tại ở Mỹ, thể thao điện tử hiện tại đã được công nhận là một trong những môn thể thao, tên viết tắt hiện nay là e-Sports. Môn thể thao này được gắn liền với các thể loại game được cả thế giới công nhận và ưa chuộng như Half-Life, WarCraft, StarCraft và hiện giờ là các game MOBA như DotA, LoL, HoN sắp tới là Heroes of the Storm của Blizzard. Với mức độ phát triển như hiện nay thì ngành công nghiệp eSports là một trong những ngành nghề khá được ưa chuộng và được đầu tư khá kĩ và bài bản ở một số nước được biết đến như Trung Quốc và Hàn QUốc. Tại đây họ sẽ có chế độ tập luyện, ăn ngủ nghỉ với sự giáp sát rất cao.

Vậy tại sao thể thao điện tử nước nhà lại luôn lẹt đẹt sau thế giới !? Liệu Việt Nam vẫn đang còn thiếu những gì để có thể làm được điều này !? Hay chỉ đơn giản là họ không muốn !? Câu trả lời sẽ rõ rang hơn trong bài phân tích dưới đây.

Cái nhìn của nước ngoài về eSports

Nói đến nước ngoài, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến sự thoáng nghĩ, chấp nhận sự tự do cá nhân một cách rõ rang hơn ở Việt Nam. Đây cũng là cách nghĩ sai lầm của nhiều người, trong những ngày vừa qua chúng ta cũng được biết đến bộ phim Free to Play, một bộ phim được dựng nên dựa trên cuộc sống của các game thủ nổi tiếng e-Sports. Họ đã phải tự mình lăn lội trong đấu trường đầy rẫy rào cản này để khẳng định bản thân mình. Rào cản ở đây tôi muốn nói tới chính là từ gia đình của họ. Rất nhiều người trong số họ còn bị đuổi khỏi nhà vì theo đuổi con đường game thủ chuyên nghiệp.

esports

Cái nhìn của nước ngoài về eSports cũng có khá nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, như là gia đình sẽ ngăn cấm con cái họ theo đuổi con đường này. Vì đơn giản là nó không tạo ra được gì ngoài việc mất thời gian ? Hay chính xác hơn chính là thu nhập. Đây cũng là một tâm lý khá đúng đắn của các bậc phụ huynh nước ngoài. Bởi theo họ, con cái phải cố gắng học được một cái nghề ổn định (khác việt nam) để có thể tìm được một việc làm rồi an cư lập nghiệp. Mà họ lại quên mất rằng giờ đây eSports cũng đã được tính là một nghề. Một nghề cực nổi trong những năm trở lại đây, khi mà lương của mỗi game thủ trong một đội cũng không còn thua kém với các nhân viên của một công ty là bao, hay thậm chí là còn hơn.

Cái nhìn trong nước về eSports

Vậy ở Việt Nam thì sao !? Liệu có mấy ai quan tâm và thực sự quan tâm vấn đề này !? Theo quan điểm của nhiều người dân Việt Nam thì việc họ thực sự coi chơi game để kiếm tiền là điều không tưởng và thường bị chỉ trích nặng nề. Tại sao lại có hiện tượng này !?

sung-ong
Chơi game gia tăng tính bạo lực ….. !?

Chúng ta hãy nhìn sơ qua dưới góc nhìn của nhiều người Việt Nam. Đối với đại đa phần mọi người thì việc chơi game chỉ nhằm thỏa mãn một số nhu cầu mà thôi, như giảm stress, hạn chế căng thẳng đời thường …. Tại Việt Nam nói chung thì những thứ như kiếm tiền từ game thường là điều không tưởng và thường bị lên án. Tại sao lại bị lên án !? Bởi vì nếu bạn muốn kiếm được tiền trong game, đồng nghĩa là bạn phải bỏ thời gian tiền bạc và cả công sức để cầy kéo nhân vật, đồ đạc. Đạt được rồi mới có thể kiếm được “tiền thật”. Chính điều này đã kéo theo rất nhiều hệ lụy mà đến nay báo chí đã từng nói, giết người cướp của vì chơi game, bỏ học, trốn học, tụ tập chơi game …… Từ những điều báo chí nói đã một phần nào đó phản ánh lên những cái nhìn không hề tốt đẹp về game chứ đừng nói là theo con đường eSports chuyên nghiệp.

success concept

Tiếp đến là gia đình, đây là rào cản nặng nề nhất đối với những ai chọn con đường chơi game chuyên nghiệp. Các bậc phụ huynh sẽ liên tục đưa ra những dẫn chứng về sự tha hóa mà game mang lại, không sự nghiệp và rất khó có thể có được địa vị trong xã hội. Đối với đại đa phần các bậc phụ huynh thì việc con cái của họ sẽ phải đi theo con đường mà họ đã định ra từ trước như là: học thật tốt đủ thứ môn rồi đỗ 1 trường đại học nào đó rồi ra xin việc kiếm việc làm…..Chính những rào cản này thường làm cho nước nhà thường mất đi rất nhiều tài năng trẻ đầy triển vọng trên con đường chuyên nghiệp eSports.

Đầu tư

VEC-VTC-G4V

Đầu tư, đó chính là cội nguồn và cũng là nền tảng để phát triển. Ở Việt Nam thì việc đầu tư cho e-Sports thường không được coi là thứ có thể tạo ra tiền, thậm chí là chỉ mất tiền. Nhưng cũng không vì thế mà không có nhà đầu tư, hiện tại thì có 2 nhà đầu tư e-Sports của Việt nam đã dám chịu bỏ tiền ra đầu tư và đã gặt hái được không ít thành công đó là Garena và VTC. Với những game được đầu tư mạnh như LMHT, Đột Kích thì chúng ta sẽ còn cần rất nhiều nhà đầu tư như thế này.

Với việc có được sự hậu thuẫn từ các nhà đầu tư thế này các đội có thể an tâm mà tập luyện và có thêm nhiều cống hiến hơn là kiểu tự phát như hiện nay. Nhìn về mấy năm trước, thời kì mà DotA 1 là một trong những biểu tượng game MOBA cho bây giờ. Chúng ta có thể thấy các đội DotA 1 của nước nhà không hề thua kém những đội nổi tiếng thời bấy giờ như MYM, KS.Int, Fnatic, DK …. Nhưng chỉ 2 năm sau đó, bóng dáng Việt Nam đã không còn trên bản đồ cạnh tranh trên toàn thế giới. Lý do cũng thật dễ hiểu, bởi lẽ sự tự phát này sẽ không thể duy trì được mãi và họ cũng phải ăn, cũng phải mặc, cũng phải trả tiền cho các nhu thiết yếu phẩm hàng ngày nên việc không tập trung cho thi đấu là chuyện bình thường.

Chưa hết, nói tiếp về việc đầu tư thì Trung Quốc là một trong nước đi sau về e-Sports, nhưng họ lại phát triển rất mạnh chỉ trong vòng đúng 1 năm kể từ khi DotA 1 thành trào lưu. Trung Quốc đã có thể đương đầu với bất kì đối thủ nào trên thế giới với phong độ một chín, một mười. 2 năm sau, khi nhắc đến Trung Quốc, không ai không thể nhắc đến sự bá đạo của họ trong thể loại DotA 1, không một đội nào trên thế giới có thể đả bại được người Trung Quốc. Sự bá đạo này kéo dài mãi cho đến khi DotA 2 ra đời. Lúc này đây các nhà đầu tư phương Tây nhìn thấy được sự mất mặt của mình trong thể loại game mà mình tạo ra lại có thể bị Trung Quốc xưng vương như thế, họ đã quyết định đầu tư mạnh tay vào đấu trường e-Sports.

Energy-eSports1

Không những đầu tư về tiền bạc mà họ còn đầu tư cả về tinh thần cho các game thủ mà họ đầu tư. Điển hình là SteelSeries đã đầu tư cho Na’Vis và hiện tại là một trong những nhà đầu tư thành công nhất. Tiếp đến là Razer, Thermartech ….. rất nhiều những nhà đầu tư mới đã sẵn sang đầu tư vào thể loại ngành nghề mới này, ngành thể thao điện tử.

 Ý thức của các game thủ

Nói đi thì cũng phải nói lại. Rất nhiều game thủ của chúng ta hiện nay đang thiếu ý thức này. Ý thức của một game thủ đúng nghĩa. Ở đây tôi muốn nói tới việc game thủ chuyên nghiệp phải có cái góc nhìn khác với những game thủ bình thường, hay những game thủ không chuyên nhưng đang tham gia thi đấu để phấn đấu lên con đường chuyên nghiệp của mình. Tại sao lại có hiện tượng này xảy ra !?

Để trả lời cho điều này, chúng ta sẽ phải nhìn sơ qua về cộng đồng game nói chung và mỗi cá nhân nói riêng.

size-free-sign-hack_1553149

Nói về cộng đồng game của người Việt thì tôi có thể khẳng định một điều là đi đâu bị ghét đấy, bị ghét nhiều hơn rất nhiều các nước khác như Malaysia, Thái Lan. Đây là một trong những điều thực sự thất vọng về thực trạng hiện nay. Cứ mỗi lần người Việt tham gia vào cộng đồng thế giới là lại bắt đầu: Chửi bới thô tục, viết toàn bằng ngôn ngữ việt trên kênh thế giới, làm đủ trò đê tiện để đạt được mục đích như hack, crack game… Tính tôn trọng tập thế và mỗi cá nhân của người Việt là vô cùng thấp. Điển hình như mấy vụ gần đây Flappy Bird, hack game do chính người việt làm (7754), hay thậm chí lên cả web nước ngoài xin người khác hack game của người việt mình. Thật là buồn thay !

13-luong-tro-choi-moi-tren-ios-deu-an-theo-flappy-bird-1393901517790-crop1393901530898p

Vậy còn mỗi cá nhân thì sao !? Với một cộng đồng như thế thì đương nhiên sẽ có một dạng người là hùa theo, ăn theo vì sợ mình “lạc lõng” trước cộng đồng, hay chỉ đơn thuần với ý nghĩ là nó chửi thì cũng phải chửi lại cho nó hợp Mốt…. Nhiều người như vậy rồi tạo nên một tập thể xấu dần trong mắt của người nước ngoài và cả người trong nước.

Không dám nói đâu xa, trong một lần đi xem tổ chức giải đấu World Cyber game ở Cyzone, tôi đã tận mắt chứng kiến việc các game thủ chửi bới, thậm chí đánh nhau làm ầm ĩ hết quán. Với những ý thức còn thiếu nhiều như thế này, thì chắc là còn lâu game thủ Việt chúng ta mới có thể đạt được đến trình độ thế giới nếu không sửa đổi.

Các giải pháp để khắc phục

Trong năm 2010 tính cho đến 2013 thì eSport là một trong những ngành nghề phát triển theo cấp số nhân, và theo đà tang trưởng này thì con số 60 tỷ đô trong năm 2015 là không còn xa vời. Giờ đây bạn cũng có thể tự hào rằng chơi game giờ cũng là một nghề, và nghề này cũng kiếm ra tiền như bao ngành nghề khác, thậm chí vượt xa so với tưởng tượng của nhiều người. Việc kiếm cả triệu đô trong 1 năm thường là mơ ước của rất nhiều doanh nhân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư thì giờ đây các game thủ nổi tiếng thế giới giờ cũng đã kiếm được con số trong mơ này. Theo thống kê cho thấy thì cứ mỗi năm số game thủ kiém được cả triệu đô lại nhiều hơn năm ngoái khoảng gấp rưỡi. Và tương lai không xa sẽ có càng nhiều người thành công hơn trong sự nghiệp làm game thủ này của họ.

tumblr_mpoefbugfm1qcxsluo1_1280

Công tác phát triển e-Sports của nước nhà đã bắt đầu được lưu tâm hơn gần đây, dù chưa thực sự mạnh mẽ. Nếu chúng ta nhìn nhận các anh bạn “láng giềng” như Malysia, Singapore, Indonesia thì sẽ thấy họ có những cái nhìn thực sự khác về e-Sports. Đầu tiên là sự tôn trọng đối với những game thủ, tiếp sau đó là tôn vinh những thành tích mà các game thủ đã làm được, điển hình là Titan đội game từ Malaysia, họ chỉ giành top 8 trong The International 2 mà thôi, nhưng ngay khi về nước, thủ tướng của họ đã có cuộc gặp mặt và nói chuyện với họ. Đó chính là sự tôn trọng mà họ đáng được nhận.

Hãy tự hào hơn về nghề mà mình chọn. Hãy chấp nhận thử thách và đầu tư vào nó. Đừng để tâm quá nhiều ở bên ngoài nếu không nó sẽ làm bạn rối trí và rồi từ từ đánh gục bạn.

}

Tags: , ,
Vel’Koz mới ra lò đã sớm phải tân trang lại
[DotA 2] “Thuyền trưởng 820” chính thức ngồi vào ghế HLV

Giftcode

Game Mobile

Game Online

Game PC

eSports

Có Thể Bạn Quan tâm

Menu