Game PC – Console

Nhìn lại 25 năm phát triển của Square Enix

Chia sẽ

Nếu đã từng say mê hay chơi qua các tựa game của Square Enix, đã bao giờ bạn quan tâm hay thắc mắc về lịch sử phát triển đầy sóng gió và thăng trầm của hãng game này. Một hãng game biểu tượng của làng game JRPG nhật bản và cả thế giới với biết bao series game nhập vai kinh điển đã từng ra mắt. Nhân dịp này hãy cùng Game4V nhìn lại chặng đường thăng trầm của hàng game này để hiểu rõ hơn về họ.

Năm 1986, một công ty nhỏ tên Square Co., Ltd sản xuất các trò chơi điện tử cho hệ máy Famicom thành lập . Với những sản phẩm chưa thực sự nổi bật trên thị trường vào thời điểm này như The 3D Battles of World Runner (NES Action), King’s Knight (NES Action), Rad Racer (NES Driving), Freeway Star (NES Driving)… Công ty có nguy cơ bị giải thể vì lý do tài chính . Lúc này , Hironobu Sakaguchi, giám đốc sản xuất, đã có một ý tưởng táo bạo và mong muốn đưa Square thoát khỏi vũng bùn hiện tại bằng một bước dài. Lúc bấy giờ, một series của một game RPG đã rất thành công và nổi tiếng trên thị trường, Dragon Quest của Enix (còn biết tới với tên Dragon Warrior USA).

Nhìn lại 25 năm phát triển của Square Enix 1486791814242 1024x768 1

Tiên đoán RPG sẽ là thể loại game thành công, Sakaguchi đã đề xuất ra một ý tưởng đơn giản song táo bạo, xây dựng một game RPG có nội dung cốt truyện gắn chặt với cái tên và có sức hấp dẫn cùng với độ khó hơn nhiều lần để có thành công nổi bật . Chính ông đã lên kế hoạch , xây dựng được phần nào mô hình của Final Fantasy, đó là cuộc chiến giữa những hiệp sỹ chân chính là thế lực đen tối muốn phá huỷ thế giới, cùng với đó là một gameplay thật phong phú với sự linh hoạt của người chơi nhằm hấp dẫn người chơi thể loại này.
Sau hàng tháng trời miệt mài làm việc, với bao công sức, tài sản cuối cùng, Square tự hào đưa ra đứa con cưng đầu tiên của mình với cái tên Final Fantasy, nhằm tạo bước đột phá giúp công ty thoát khỏi nguy cơ phá sản.

Nhìn lại 25 năm phát triển của Square Enix chrono1 1024x576 1

Xung quanh việc đặt tên Final Fantasy có rất nhiều vấn đề, phần lớn fan đều cho rằng cái tên gọi xuất phát từ thực cảnh của Square hồi bấy giờ, Sakaguchi đặt tên để thể hiện cái ảo tưởng, ước muốn cuối cùng, đây là game để đời cuối cùng của ông hay là bước đột phá nối tiếp thành công. Điều đó có phần đúng với hoàn cảnh Square. Riêng tôi nghĩ khác, với một người khôn ngoan điều hành một công ty, chắc hẳn không thể đặt cái tôi cá nhân của công ty lên sản phẩm của mình nhằm thu hút người chơi. Đây là chiêu rất hay của Sakaguchi, việc đặt tên cho nó không ngoài việc cái tên đó phải thật độc, không trùng lặp với ai, phải gắn liền với cốt truyện, Final Fantasy đã làm được điều đó, và đó là lý do chính ông chọn cái tên này. Điều này cũng có nghĩa như thiết kế logo thương hiệu vậy.

Nhìn lại 25 năm phát triển của Square Enix chrono cross 1024x768 1

Năm 1987, Final Fantasy chính thức được phát hành ở Nhật. Thành công của nó vượt ngoài sức tưởng tượng của chính Square. Có thể coi là game đồ sộ thời bấy giờ với dung lượng khoảng 256Kb (bằng bức ảnh jpg 1024×1024 bây giờ ). Chính dòng game này đã đưa Square thoát khỏi khó khăn, ổn định về tài chính và có chút tiếng tăm. Sau đó tròn một năm, Final Fantasy II với sự tăng cường về mặt đồ hoạ của Akitoshi Kawazu cùng với lão làng Yoshitaka Amano đã ra đời.

Cốt truyện của Final Fantasy II trải dài và rộng hơn Final Fantasy rất nhiều. Sau đó 2 năm là khoảng thời gian Square im hơi lặng tiếng dành công sức cho phiên bản thứ ba của dòng game Final Fantasy. Cũng vào năm 1990 Final Fantasy III chính thức ra mắt giới chơi game, một phong cách đồ hoạ khác hẳn, không còn đậm màu như 2 phiên bản trước, mặt khác cốt truyện trở nên phong phú, các nhân vật thiết kế nhiều hơn, gây hứng thú cho người chơi còn bởi những Summon. Đây là phiên bản rất thành công trên hệ máy NES . Thật đáng tiếc rằng hai phiên bản FF II , III không được phát hành bản tiếng Anh cho thị trường US . Mãi đến năm 2004 , bản FFII Remake trên GameBoy Advance mới chuyển sang US . Còn phiên bản FFIII năm 2006 được Remake hòan tòan 3D dành cho hệ Nintendo DS .

Nhìn lại 25 năm phát triển của Square Enix tifa lockhart vincent aerith yufi cid jrpg cloud strife fant 1024x653 1

Từ đây trở đi, mối quan hệ giữa Square và Nintendo rất tốt. Square bắt đầu phát hành game cho cả Nintendo và Gameboy như Final Fantasy Adventure (Seiken Densetsu), Final Fantasy Legend I, II, III. Khi hệ máy chơi game thứ hai của Nintendo ra mắt và thành công lớn, đó là hệ máy Super Famicom (Japan) hay Super Nintendo (USA) 16 bits (có khả năng xử lý 16 bits cùng lúc), Square không sản xuất game dành cho NES (Nintendo Entertainment System) mà chuyển hướng sang SNES, phát hành những game RPG dành cho các máy console như Final Fantasy IV, V, VI, Chrono Trigger, Secret of Mana (Seiken Densetsu II), Seiken Densetsu III . Trong số ấy có những game mãi đi vào huyền thọai như Chrono Trigger với hệ thống Battle thú vị , nhiều kết thúc khác nhau dành cho người chơi khám phá ; FFVI với hệ thống chủ đạo là Esper và Relic là nền cho những FF thành công sau này . Ngoài ra còn có Final Fantasy Mystic Quest, Secret of Evermore, Super Mario RPG…

Vào lúc này, mối quan hệ của Square và Nintendo có phần trở nên tồi tệ. Sau sự thất bại của Super Mario, mối quan hệ càng trở nên xấu hơn. Square chấm dứt hợp tác với Nintendo mà liên minh với Sony, một đối thủ cạnh tranh trên thị trường game của Nintendo. Rất nhiều người phản đối quyết định này, họ cho rằng một game như Final Fantasy luôn sản xuất game trên băng cartridge liệu có thể thích nghi với môi trường phát triển mới do Sony cung cấp, đĩa CD của hệ máy PlayStation hay không. Sau 3 năm từ khi Final Fantasy VI ra đời, 3 năm chuẩn bị của Square cho phiên bản có thể nói là thành công nhất trong các phiên bản Final Fantasy : Final Fantasy VII .

Nhìn lại 25 năm phát triển của Square Enix s l1600 1024x1024 1

Nó cho thấy sự đầu tư đúng mức của Square khi chiếm lĩnh thị trường, thổi làn gió mới vào làng game, điều này đã giúp Sony giành vị thế trên thị trường, mở màn của sự phát triển của rất nhiều những phiên bản về sau. PlayStation đã đánh bại hệ máy mới là Nintendo 64 của Nintendo. Cột mốc năm 1997 là ngày đánh dấu huyền thoại đó, với một dung lượng đồ sộ với một game thời bấy giờ, toàn bộ thế giới gói gọn trong 3CD game, nó gây ra một cơn chấn động. Với dung lượng không hạn chế của đĩa CD, Square thoải mái trưng bày một gameplay cực đỉnh so với các phiên bản trước, chất lượng đồ họa tốt hơn nhiều với sự góp mặt của Tetsuya Nomura, cùng với sự xuất hiện của FMV – các đoạn phim ngắn trong những cảnh cần sự sống động chân thực.

Nhìn lại 25 năm phát triển của Square Enix jbareham 181120 ply0819 0060 0 1024x576 1

Ngay trong năm đó, Final Fantasy VII đã bay đến Mỹ. Đó thật sự là thời kỳ hoàng kim, chiến dịch quảng cáo cho nó diễn ra ở cả Mỹ, Nhật, Châu Âu. Ngay sau đó năm 1998, Eidos Iteractive đã phối hợp với Square phát hành bản dịch trên PC phát hành tại Mỹ. Đây là phiên bản đầu tiên được dịch trên hệ máy PC khi mà Final Fantasy V và VI cũng được Eidos lên kế hoạch song chưa thành hiện thực. Sau đó hai năm, phiên bản thứ tám ra đời với sư kinh ngạc vì đồ họa đẹp sững sờ cùng sự xuất hiện của các bản nhạc chính siêu đỉnh. Sau đó 9 tháng , dân Mỹ mới thưởng thức nó và sau đó tiếp 1 năm, Final Fantasy VIII mới được phát hành ở Châu Âu. Phiên bản này bắt đầu khai thác mạnh mẽ chủ đề tình yêu, và từ dây, lượng fans tăng vọt một cách kinh ngạc.

Nhìn lại 25 năm phát triển của Square Enix the bouncer juego original para playstation 2 squaresoft d nq np 412725 mlu25478045048 042017 f 1024x768 1

Và rồi đến năm 2000, một năm thành công của Square khi xuất xưởng 7 games sang Mỹ: Saga Frontier 2, Front Mission 3, Vagrant Story, Legend of Mana, Threads of Fate, Chrono Cross, Parasite Eve 2 cộng thêm cả Final Fantasy IX. Trong số những game trên thì Chrono Cross là một game thành công về mọi mặt : gameplay , Story , Graphic và Music , giành được số diểm tuyệt đối của trang web Gamespot : 10/10 . Vagrant Story tuy không được nhiều người chơi , nhưng gameplay của nó là tiền đề cho phiên bản FF mới nhất hiện nay : FFXII .

” width=”750″ height=”422″ src=”https://www.youtube.com/embed/HlluN3H2r1E?feature=oembed” frameborder=”0″ allow=”accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture” allowfullscreen]

Vào năm 2001 Final Fantasy X trở thành tâm điểm khi gamer được chứng kiến hình ảnh 3D kỹ thuật số đẹp ngỡ ngàng của nó , dù rằng họ đã thấy qua những bản phim đầu tiên giới thiệu trên internet từ trước. Đến năm 2002, bản International được phát hành. PlayStation 2 trở thành một thế hệ mới cho máy chơi game. Đồ họa của FFX do nhóm Yoshinori Kitase và Tetsuya Nomura đảm nhận. Còn về phần âm nhạc lại có đến 3 nhạc sỹ chung tay sáng tác, bạn có thể thấy rõ trên phần giới thiệu hay down các bản midi của piano của bài Suteki Da Ne: Nobuo Uematsu, Junya Nakano và Masashi Hamuzu.

Có thể nói thành công của Square là thương hiệu game FF , nhưng ngòai FF , vẫn còn những game khác rất hay mà khi nhắc đến không ai không biết : Chrono Trigger , Chrono Cross , Xenogear , Front Mission … Tất cả làm nên huyền thọai không kém gì FF . Sau đó kể từ năm 2003 trở đi , Square sát nhập với Enix trở thành Square Enix một biểu tượng mới mang một dáng vấp mới định hình hướng đi cho mình cho tới thời điểm hiện tại , một trang sử mới được mở ra mà chính Square cũng không ngờ là họ có thể tạo ra một bước đệm quá thành công đến như vậy trong 10 năm sau đó.

Có thể nói, trong lòng fan thể loại game nhập vai Square Soft hay Square Enix vẫn sẽ luôn trường tồn, vẫn là một vị vua của thể loại JRPG sở hữu mộ kho game nhập vai chất lượng, tinh tế, đẹp mắt, gameplay cuốn hút nhất trên mọi hệ máy. Còn bạn thì sao, bạn nghĩ gì về công ty này, hãy để lại bên dưới phần cảm nghĩ của bạn nhé.

 

}

Tags: ,
Game thủ LMHT bị Riot Games đổi tên vì bậy lại được trả lại tên vì nó liên quan tới Evelynn
Việt Nam và tương lai trở thành thị trường game mobile lớn nhất ĐNÁ

Giftcode

Game Mobile

Game Online

Game PC

eSports

Có Thể Bạn Quan tâm

Menu