Phim-Truyện

Anime-Manga vẫn còn rào cản tại thị trường Việt Nam

Chia sẽ

Một cái nhìn toàn cảnh về thị trường Anime Manga tại Việt Nam, dù hiện tại cộng đồng là rất lớn, tuy nhiên vẫn có những rào cản chưa được loại bỏ

Việt Nam chưa bao giờ là một thị trường quan trọng, khi ngày nay các anime đang thâu tóm gần như mọi nơi trên thế giới với các công nghệ, kỹ thuật số hóa, khiến cho việc tiếp cận và hợp thức hóa anime, thỏa thuận bản quyền dễ hơn bao giờ hết. Nhưng khi nói đến thị trường Việt Nam, đấy vẫn còn là bài toán nan giải chưa đến hồi kết.

Sau đây, người viết xin nêu ra 3 nguyên do vì sao thị trường Việt Nam lại khó phát triển anime:

1/ Chúng ta vẫn còn hay xem lậu các phim Anime hay truyện tranh trên mạng khá nhiều

Trên thực tế thì vấn nạn xem lậu vẫn còn là chuyện nhức nhối, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở mọi nơi trên thế giới. Cũng vì lẽ đó, đã có rất nhiều bộ luật về IP (intellectual property) và copyrights ra đời để bảo vệ quyền sở hữu của các sản phẩm bản quyền của tác giả. Ngay cả chính phủ Nhật cũng đã từng có nhiều biện pháp “thanh trừng” những trang chia sẻ tài nguyên lậu (luật pháp tạo áp lực đến nỗi Nyaatorrent phải shutdown một thời). Ở các nước phát triển, chính phủ, các hiệp hội có đủ khả năng và quyền hành để thực thi luật bảo vệ tài sản số. Nhưng ở Việt Nam, đấy là chuyện khác. Trong khi late-night anime đang trở thành mảng chủ đạo, mũi nhọn quan trọng trong việc thâm nhập đến các thị trường quốc tế, thì ở Việt Nam chúng ta chỉ mới xoay quanh các bộ anime chiếu rạp. Dân số Việt Nam đang tăng cao theo từng năm, chúng ta là nước đứng thứ 13 về số người sử dụng internet trên thế giới. Và hệ quả của nó? Càng ngày, số người trẻ tuổi tiếp cận với Internet càng nhiều.

Anime-Manga vẫn còn rào cản tại thị trường Việt Nam anime manga 2

Và tất nhiên, nền kinh tế đất nước không hề dư dả gì, trong khi đó, số người trẻ tuổi yêu thích Anime-Manga lại tăng, nhưng với khả năng tài chính vẫn còn bị lệ thuộc vào gia đình, dù chiếm đa phần họ lại không phải là thị trường tiêu thụ chủ lực. Bên Nhật, kid & family show (những bộ hoạt hình day-time anime aka chiếu vào giờ cao điểm, buổi sáng thân thiện với trẻ em/gia đình) lại có thể ăn nên làm ra, tạo nguồn thu lớn ví dụ như pokemon, digimon, doraemon,… nhắm vào đối tượng khán giả gia đình. Trẻ em là đối tượng chính, nhưng “khách hàng” mở hầu bao lại chính là bố mẹ của chúng. Tại sao không áp dụng được mô hình ở Nhật lên Việt Nam. Vì đơn giản là mô hình này đã mất hàng chục năm lập nền móng để vận hành hiệu quả, nhưng hiện nay các chương trình dành cho thiếu nhi đang trên đà thoái trào nên không thật sự là lựa chọn tốt nếu muốn kiếm thêm lợi nhuận.

Tài chính eo hẹp, số lượng truy cập Internet nhiều? Kéo theo sự xuất hiện của các trang web xem lậu tràn ngập Internet. Ở Việt Nam, luật bản quyền không hề có tác dụng. Đơn giản là đất nước vẫn đang phát triển, các bộ luật hiện tại vẫn còn mang nhiều sơ hở. Mặt khác, các tác phẩm được mua bản quyền chỉ đếm trên đầu ngón tay. Việc “hành pháp” lại quá tốn kém nên khá nhiều đơn vị mua bản quyền chỉ biết ngậm ngùi làm ngơ. Vụ lùm xùm gần đây nhất liên quan đến bản quyền là chuyện Encore Film đã phải gửi thẳng tin nhắn cảnh cáo một fansub nào đấy vì họ phát tán Koe no Katachi khi phim đang chiếu rạp. Những vụ việc tương tự càng gây khó khăn hơn đến với khả năng tạo lợi nhuận từ các bộ phim rạp anime có bản quyền.

Anime-Manga vẫn còn rào cản tại thị trường Việt Nam anime manga 3

Ý thức của fan tại Việt Nam vẫn còn tương đối kém, nhưng không phải không có hy vọng vì họ vẫn có thể tạo nên điều thần kỳ trong việc chung tay bảo vệ bản quyền (như đã phản ánh qua vụ Koe no Katachi).

Thị trường trẻ hóa nhưng không có điều kiện kinh tế, dân số dễ tiếp cận Internet, luật pháp sơ hở đã ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng. Xem lậu như con dao hai lưỡi, về một mặt sẽ thúc đẩy quảng cáo Anime-Manga đến với nhiều đối tượng. Nhưng xem lậu ở Việt Nam đã nằm ngưỡng NGUY HIỂM, không thể kiểm soát, ăn sâu vào tiềm thức và tâm lý của người tiêu dùng nên sẽ cực kì khó khăn để xây dựng nền móng bản quyền và hợp thức hóa anime đủ để khiến người tiêu dùng chi tiền.

2/ Phản ứng luôn tỏ ra gay gắt của các fan Anime-Manga

Anime-Manga vẫn còn rào cản tại thị trường Việt Nam anime manga 8

Số lượng người dùng Internet ngày càng trẻ hóa, điều này khiến tiếng nói của đại bộ phận fandom trở nên tiêu cực, gay gắt cũng là một phần nguyên do khiến các đơn vị mua bản quyền phải chùn tay. Không có một tác phẩm nào có khả năng làm vừa lòng hết mọi người, nhưng fandom lại chia bè sẻ cánh ẩu đả nhau, gây drama. Tôi chỉ muốn nhắn nhủ rằng chúng ta là những người có cùng sở thích, cùng chia sẻ sở thích với nhau nhưng lại có những cá nhân, thành phần, bộ phận tiêu cực đến mức ảo tưởng như thể đang truyền bá tà đạo, cùng là người Việt Nam mà lại cư xử như lũ nazi thế kia thì thật sự khá lố bịch.

3/ Người Việt vẫn chưa thật sự chấp nhận Anime-Manga một cách cởi mở

Anime-Manga vẫn còn rào cản tại thị trường Việt Nam anime manga 6

Đây có lẽ là yếu tố lớn nhất ngăn cản việc hợp thức hóa Anime-Manga nhằm tạo ra thị trường bền vững. Anime-Manga là phương tiện, là hình thức giải trí-nghệ thuật cũng như phim ảnh và sách. Đối tượng phục vụ trải dài từ trẻ em cho đến lứa tuổi trưởng thành.

Anime-Manga không phải chỉ dành cho trẻ em! Chừng nào bộ Văn Hóa – Thông Tin thừa nhận được việc này thì đến lúc đó, thị trường mới có thể khởi sắc mà tiến lên những bước đầu tiên. Họ nên có một bộ máy hiệu quả hơn để phân loại tuổi tác thích hợp cho từng bộ truyện. Có rất nhiều tác phẩm mang yếu tố, nội dung liên quan đến drugs, sex, extreme violence không phù hợp với “thuần phong mỹ tục” nhưng chính điều đó mới là thứ tạo ra sự đa dạng cho các tác phẩm Anime-Manga. Mặt khác, rất nhiều tác phẩm không phù hợp “thuần phong mỹ tục” lại có đối tượng phục vụ là người trưởng thành. Tại sao có nhiều tựa phim ảnh Hollywood, tin tức, hình ảnh nhạy cảm lại được lưu truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng hằng ngày, nhưng khi sang đến A-M là bắt buộc phải che? Chỉ vì suy nghĩ “hoạt hình, truyện tranh” là dành cho trẻ em đã ăn quá sâu vào đầu óc của nhiều thế hệ.

Anime-Manga vẫn còn rào cản tại thị trường Việt Nam anime manga 5

Xã hội chúng ta vẫn còn đang quá bảo thủ trong việc chấp nhận, cởi mở hơn với các nền văn hóa khác nhau. Thêm vào đó, có một ý khá hay của ad Knight, ngay đến fandom Anime-Manga Việt Nam cũng chưa có tính đoàn kết và thống nhất để cùng đẩy lùi những định kiến này. Khuôn mặt fan Anime-Manga không phải sáng sủa gì trong các phương tiện truyền thông đại chúng và từ trước đến nay cũng chưa có gì ta làm để thay đổi nó, thậm chí còn tệ hơn. Như vụ cosplay gần đây khi công an xuất hiện và tịch thu cũng “công cụ” của cosplayer. Câu hỏi tôi đặt ra là những công cụ này có thể được sử dụng như vũ khí, làm bằng kim loại thật sự không? Nếu là có thì fandom đã đi quá xa rồi đấy. Ngoài ra còn có những ấn phẩm “tế nhị” R+ được bày bán công khai ở các fes (như dakimakura hở hang lộ phần trên, doujinshi, etc) mà ngay cả ở Nhật vẫn phải được bày bán ở những khu giới hạn độ tuổi dành cho khách hàng trưởng thành.

Nếu muốn thay đổi, tôi nghĩ đây sẽ là quá trình dài và gian nan, không thể thay đổi một sớm một chiều mà phải kiên nhẫn. Nhưng ta có thể bắt đầu từ bạn – những người sẽ tạo nên nền móng, làm thay đổi suy nghĩ cho các thế hệ mai sau. Nếu bản thân các bạn không thay đổi, không tự nhận thức được thì hàng chục năm nữa chúng ta vẫn sẽ dặm chân tại chỗ.

}

Tags: ,
Game4V gửi tặng Giftcode Tân Hải Tặc chào mừng Open Beta
Nguyên nhân Thần Thoại Võ Lâm khiến game thủ phát điên vì ‘trễ hẹn’

Giftcode

Game Mobile

Game Online

Game PC

eSports

Có Thể Bạn Quan tâm

Menu