Phim-Truyện

Chiêu trò cài “đường lưỡi bò” vào phim thiếu nhi của Trung Quốc

Chia sẽ

Liên quan đến vụ việc có cảnh phim “đường lưỡi bò” xuất hiện trong Everest – Người tuyết bé nhỏ (tựa gốc là Abominable). CJ CGV bất ngờ rút phim khỏi các cụm rạp trên toàn quốc.

Chiêu trò cài “đường lưỡi bò” vào phim thiếu nhi của Trung Quốc abominable

Cảnh phim đang gây nhiều bức xúc trong dư luận

Từ cuối tháng 9, bộ phim hoạt hình Everest – Người tuyết bé nhỏ (tựa tiếng Anh là Abominable) đã được quảng bá rầm rộ tại VN. Phim do Hãng DreamWorks của Mỹ hợp tác sản xuất với Công ty Pearl của Trung Quốc. Qua phương tiện truyền thông, CJ CGV còn giới thiệu đây là một trong các “phim hay tháng 10” được chiếu ở cụm rạp của công ty này và trên nhiều cụm rạp khác từ ngày 4/10.

Lồng ghép tuyên truyền chủ quyền sai trái vào tác phẩm dành cho trẻ em

Nội dung bộ phim xoay quanh cô gái tuổi teen tên Yi vô tình phát hiện một người tuyết tên Yeti trên mái nhà của khu căn hộ cô sống tại Thượng Hải (Trung Quốc). Yeti được Yi và nhóm bạn đặt tên là “Everest”. Sau đó, các bạn trẻ này cùng lên đường giúp Yeti quay trở về dãy Himalaya.

Chiêu trò cài “đường lưỡi bò” vào phim thiếu nhi của Trung Quốc giphy 5

Phân cảnh gây tranh cải trong trailer phim

Chiêu trò cài “đường lưỡi bò” vào phim thiếu nhi của Trung Quốc abominable 1 1

Ngay trong trailer phim đã lấp ló một vài hình ảnh “đường lưỡi bò”

Chiêu trò cài “đường lưỡi bò” vào phim thiếu nhi của Trung Quốc abominable1

“Đường lưỡi bò” trên tấm bản đồ của cô bé Yi

Sau khi xem phim tại rạp, nhiều khán giả không khỏi bức xúc vì hình ảnh “đường lưỡi bò” trên tấm bản đồ Trung Quốc trong nhiều cảnh phim. Cụ thể hơn, trong phim Abominable, hình ảnh đường lưỡi bò xuất hiện trong 2 đoạn và 4 cảnh phim. Ngay trong phần trailer với phụ đề Việt mà CJ CGV phát hành cũng dễ dàng nhìn ra tấm bản đồ có “đường lưỡi bò” mà nhân vật chính Yi treo trên tường trong căn phòng nhỏ của cô bé. Tấm bản đồ này xuất hiện nhiều lần trong bộ phim.

Kiểm duyệt yếu kém

Hôm qua (13/10), liên quan vụ việc, bà Nguyễn Thu Hà, Cục trưởng Cục Điện ảnh, cho biết: “Chúng tôi thẳng thắn nhận trách nhiệm. Về phía hội đồng cũng đã làm việc trách nhiệm, và cũng khó trách. Chúng tôi sẽ nhắc nhau cảnh giác hết sức, để công việc của hội đồng được thận trọng hơn. Nhưng người nhận trách nhiệm sẽ là tôi, chứ không thể bắt chủ tịch hội đồng nhận trách nhiệm được. Thường thì Cục trưởng Cục Điện ảnh không có trách nhiệm xem toàn bộ phim cần duyệt. Nhưng tôi sẵn sàng nhận trách nhiệm của đơn vị quản lý nhà nước”.

Bà Hà cũng cho biết, đã trao đổi với CJ CGV về việc phim sẽ dừng chiếu trên toàn bộ hệ thống rạp. Toàn bộ trailer cũng đã tháo gỡ trên hệ thống.

Chiêu trò cài “đường lưỡi bò” vào phim thiếu nhi của Trung Quốc abominable4

Chiêu trò cài “đường lưỡi bò” vào phim thiếu nhi của Trung Quốc abominable3

Phim cũng đã được gỡ khỏi lịch chiếu CGV

Chiêu trò cài “đường lưỡi bò” vào phim thiếu nhi của Trung Quốc abominable2

Trailer của phim đã được gỡ bỏ trên trang Youtube của CGV Vietnam

Tuy nhiên ông Nguyễn Hoàng Hải – giám đốc phát hành CGV Việt Nam, đơn vị phát hành phim này tại Việt Nam không nhắc đến nghi vấn đường lưỡi bò mà khán giả vừa phát hiện, ông lấy lý do rút phim khỏi rạp là vì “…phim Everest – Người tuyết bé nhỏ đã chiếu gần hai tuần, lại là phim hoạt hình vào ngày trong tuần ít khách nên hôm nay CGV đã quyết định ngừng khai thác”.

Tối cùng ngày, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Tạ Quang Đông cho biết: “Chúng tôi sẽ xử lý ngay. Chúng tôi sẽ cho thu hồi phim rồi sửa chữa”.

Tính chất vụ việc nghiêm trọng

Không rõ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ sửa chữa kiểu gì khi phim Abominable đã được công chiếu gần 10 ngày, và được đánh giá là “ăn khách”.

Trong khi đó, nhận xét về vụ việc, PGS-TS Trần Đức Cường, chủ tịch hội Khoa học lịch sử VN, cho rằng: “Phim chiếu rạp VN mà lại có đường lưỡi bò là không chấp nhận được. Trong phim cũng có chính trị đấy. Cho dù thoáng qua vài giây cũng không chấp nhận được vì đó là vi phạm chủ quyền. Đi du lịch mặc áo đường lưỡi bò vào VN còn phải thay áo, đừng nói gì đây là phim chiếu cho công chúng VN xem”.

PGS-TS Phạm Xuân Thạch, Chủ nhiệm Khoa Văn – Trường ĐH KHXH-NV (ĐH Quốc gia Hà Nội), nhận xét: “Không thể lơ là. Cài chi tiết là cách của Trung Quốc. Nếu nó không quan trọng gì cả thì đã không được cài vào trong phim. Một phim mà chiếu bản đồ quốc gia theo kiểu đó thì đã có ý đồ chứ không phải chuyện tình cờ. Không có gì tình cờ cả. Không thể tình cờ được”.

Tương tự chuyện Operation Red Sea (Điệp vụ Biển Đỏ) rời rạp năm 2018 là một minh chứng khác cho chiêu trò lồng ghép tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc. Lúc đó, tác phẩm Hoa ngữ cũng ra rạp 10 ngày trước khi bị nhận định có yếu tố chính trị liên quan đến chủ quyền biển đảo. Tuy nhiên, lúc đó Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng nói Operation Red Sea bị ngưng chiếu không phải do vấn đề chính trị.

}

Tags: , , , ,
Top 5 Anime kinh dị cực kì ám ảnh
Phim Naruto sắp được phát tại Vương quốc Anh

Giftcode

Game Mobile

Game Online

Game PC

eSports

Có Thể Bạn Quan tâm

Menu